Âm mưu, thủ đoạn của địch và những yêu cầu đặt ra đối với các đội công

Một phần của tài liệu Đội công tác cấp xã ở huyện núi thành, tỉnh quảng nam trong kháng chiến chống mỹ (1961 1975) 1 (Trang 35)

5.2 .Phương pháp nghiên cứu

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Hoạt động của các đội công tác cấp xã ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng

2.1.1. Âm mưu, thủ đoạn của địch và những yêu cầu đặt ra đối với các đội công

công tác cấp xã huyện Núi Thành (1961-1968)

Những cuộc nổi dậy liên tục, rộng khắp của nhân dân miền Nam vào cuối năm 1959, đầu năm 1960 đã chấm dứt giai đoạn "tạm thời ổn định" của chính quyền Sài

Gịn, đồng thời là hồi chng báo hiệu sự thất bại của chính sách độc tài phát xít, gia đình trị của chính quyền Ngơ Đình Diệm. Để đối phó với phong trào cách mạng miền Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ, đế quốc Mỹ chyển sang thực hiện chiến lược

"Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965). Ngơ Đình Diệm hơ hào "hãy cứu lấy nơng thơn", "đạp lên oán hờn" thực hiện cho kỳ được quốc sách lập ấp chiến lược, tập trung bắt

lính, tăng quân. Ấp chiến lược thực chất là nhà tù trá hình của Mỹ - Diệm, quyết tách dân ra khỏi cách mạng, bao vây kinh tế, ly gián mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Mỹ - Diệm coi việc lập ấp chiến lược là biện pháp chủ yếu để đánh phá phong trào cách mạng và tiêu diệt lực lượng vũ trang ta.

Thực hiện chiến lược chiến tranh mới, trên địa bàn huyện, địch triển khai các đơn vị cộng hịa, bảo an, biệt kích, thám báo, lập các đồn bót đóng tại các vị trí quan trọng, thường xuyên tổ chức các đợt càn quét, đánh phá vào những địa bàn ta đã giải phóng hoặc có phong trào phát triển mạnh. Sớm nhất, tại xã Kỳ Khương, địch lập ra quy khu Xưởng Dầu và Trảng Tôn, tập trung những gia đình có liên quan đến cách mạng để quản lý [32, tr. 73-74]. Tiếp đó, địch lập các ấp chiến lược ở các thôn 1, 2, 3 xã Kỳ Sanh, thơn Bích Ngơ xã Kỳ Bích, thơn Khương Bình xã Kỳ Khương, ấp 2 xã Kỳ Xn, xóm 2 thơn Xuân Ngọc, thôn Diêm Phổ xã Kỳ Chánh... Tháng 7 năm 1963, chính quyền Sài Gịn điều chỉnh địa giới hành chính quận Tam Kỳ, tách các xã phía Nam của huyện Tam Kỳ thành lập quận mới Lý Tín, trung tâm quận lỵ đóng tại thơn Vân Trai, xã Kỳ Khương [32, tr. 85]. Địch khẩn trương hình thành bộ máy chi khu, có đủ các thành phần, đẩy mạnh bắt lính, đơn qn. Lính cộng hịa, bảo an, biệt kích, thám báo đóng ở các đồn 76 xã Kỳ Sanh, Hố Giang xã Kỳ Khương, Đức Phú xã Kỳ Trà, các cầu An Tân, Ông Bộ, Bà Bầu, cầu treo đường sắt xã Kỳ Hưng... để truy lùng cán bộ cách mạng. Địch tổ chức hệ thống kìm kẹp dân, ra sức đánh phá phong trào cách mạng trong vùng địch kiểm soát và đã gây ra rất nhiều khó khăn cho ta trong việc bắt liên lạc với cơ sở, động viên sức người, sức của phục vụ kháng chiến.

Đến giữa năm 1963, lực lượng địch trên địa bàn huyện có 6 đại đội bảo an, 4 trung đội biệt kích, thám báo làm nhiệm vụ bảo vệ trung tâm quận Lý Tín và đóng giữ các đồn bốt quan trọng như Sơn Lu, Đức Phú (Kỳ Trà), Núi Miếu (Kỳ Chánh), 69 (Kỳ Khương), 76 (Kỳ Sanh) và các cầu trên quốc lộ 1A. Lực lượng này làm nhiệm vụ càn quét, đánh phá, ứng cứu những nơi bị uy hiếp và gom dân lập ấp. Một giang đoàn hải thuyền khoảng 120 tên, trang bị 15 ca nơ chiến đấu, có nhiệm vụ tuần tra, kiểm sốt ngăn chặn các hoạt động của ta ở các xã ven biển, khống chế tất cả các hoạt động trên sông Trường Giang, sơng Bến Ván và cửa An Hịa [32, tr. 87]. Một đại đội biệt lập đóng tại xã Kỳ Trung, 15 trung đội dân vệ, được huấn luyện cơ bản tại trung tâm huấn

luyện Tam Kỳ và được trang bị vũ khí của Mỹ và 10 cuộc cảnh sát xã. Bộ máy chính quyền cơ sở của địch cũng được củng cố. Ở xã có đồn bình định, phân chi khu cảnh sát. Địch phát triển các trung đội (tốn) dân vệ đồn thành các trung đội nghĩa quân làm nhiệm vụ bảo vệ xã, ấp và chống chiến tranh du kích của ta. Mỗi xã thành lập từ một đến hai trung đội dân vệ do Hội đồng bình định xã chỉ huy, chủ yếu làm nhiệm vụ cơ động phục kích ngăn chặn các hoạt động của ta. Lúc này, trên địa bàn, Quốc dân đảng cũng tăng cường hoạt động và phát triển mạnh, nhiều nơi thành lập các chi bộ xã. Như vậy, đến thời điểm này địch hoàn thiện thành lập bộ máy chính quyền và xây dựng được một lực lượng qn đội đơng đảo, bố trí đều khắp trên địa bàn để quyết liệt thực hiện chiến lược chiến tranh mới trên địa bàn.

Đến đầu năm 1964, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, địch tập trung lực lượng với quy mô lớn mở chiến dịch "Dân chiến" càn quét các vùng giải phóng. Tại Nam Tam Kỳ, địch tiến hành mở các trận càn lớn vào các xã Kỳ Sanh, Kỳ Trà, Kỳ Bích, Kỳ Thạnh, dồn dân hai thôn 7, 8 xã Kỳ Sanh lập 2 "ấp tân sinh" để kìm kẹp, thường

xuyên phục kích, phong tỏa, uy hiếp phong trào cách mạng vùng giáp ranh, lập vành đai trắng khu vực phía Tây từ núi Răng Cưa (Kỳ Liên) đến dãy Năm Đồi (Kỳ Chánh), nhằm ngăn chặn lực lượng vũ trang vào vùng địch kiểm soát hoạt động và đánh bật lực lượng vũ trang ta lên căn cứ. Lực lượng bảo an, dân vệ tập trung đánh phá các thôn Đức Bố, Xuân Ngọc, Xuân Trì xã Kỳ Chánh, Khương Nhơn, Khương Thọ xã Kỳ Khương, thôn 8, 9 xã Kỳ Sanh [32, tr. 90]. Địch bố trí các trung đội dân vệ canh gác, kiểm sốt chặt chẽ hoạt động của nhân dân trong các ấp chiến lược suốt ngày đêm. Ra sức phát triển mạng lưới tình báo, gián điệp, mật vụ, trà trộn trong dân, đặc biệt là vùng giáp ranh, vùng mới giải phóng, để theo dõi hoạt động của ta. Có thể nói, sau khi ta giải phóng một số thơn, xã trên địa bàn, địch tăng cường đánh phá nhằm liếp lại địa bàn, đồng thời tăng cường lực lượng kìm kẹp nhân dân, thực hiện cơng tác bình định và đẩy mạnh hoạt động phục kích, càn quét vùng giáp ranh để ngăn lực lượng vũ trang ta tiến sâu xuống đồng bằng, xuống các xã vùng Đơng của huyện.

Sau đó, để thực hiện chiến lược "chiến tranh cục bộ", ngày 07 tháng 5 năm 1965, 6.400 lính thủy đánh bộ Mỹ, cùng xe tăng, máy bay, thiết bị quân sự hạng nặng khác đổ bộ lên xã Kỳ Liên, xã Kỳ Hà xây dựng căn cứ quân sự [32, tr. 122]. Đến năm 1966, toàn bộ quân Mỹ - Việt Nam Cộng hịa trên địa bàn huyện Nam Tam Kỳ, có khoảng 26.000 tên, trong đó có 20.000 tên Mỹ [32, tr. 145]. Tất cả lực lượng trên được bố trí ở căn cứ Chu Lai và 53 chốt điểm lớn nhỏ. Ngồi ra, lực lượng phịng vệ dân sự, thanh niên chiến đấu tăng lên đáng kể [32, tr. 150]. Khi qn Mỹ ổn định vị trí đóng qn và tiến hành bố trí lực lượng phịng thủ, địch giao cho quân Việt Nam Cộng hòa chốt giữ một số mục tiêu và làm nhiệm vụ bình định, kìm kẹp nhân dân, đánh phá cơ sở cách mạng bên trong. Đến lúc này, quân Mỹ đóng vai trị là lực lượng cơ động chủ yếu trên chiến trường. Để mở rộng địa bàn kiểm soát, tạo vành đai trắng bảo vệ căn cứ Chu Lai, địch tiến hành càn quét kết hợp với bom pháo, chất động hóa học đánh phá khốc liệt

vùng tranh chấp và vùng giải phóng, xúc dân về vùng địch kiểm soát, lập khu dồn, hỗ trợ quân đội tay sai thực hiện bình định, khống chế nhân dân…

Do đó, trong giai đoạn 1961-1963, yêu cầu đặt ra đối với lực lượng vũ trang ở địa phương, đặc biệt là đội công tác xã ngay sau khi ra đời là bắt liên lạc với các đảng viên, cơ sở còn lại ở địa phương, vận động quần chúng tham gia cách mạng, động viên sức người, sức của của nhân dân ở vùng địch kiểm soát để phục vụ cho kháng chiến, nhanh chóng gầy dựng lại cơ sở, nắm tình hình địch, rút thanh niên lên căn cứ, đẩy mạnh hoạt động vũ trang ở khu vực tiếp giáp miền núi, chủ động tấn công nhằm hạ uy thế địch, hỗ trợ nhân dân nỗi dậy diệt ác phá kìm, giải phóng từng phần, giành quyền làm chủ thơn xóm, từng bước tạo thế liên hồn giữa rừng núi và đồng bằng, thành lập chính quyền cách mạng, xây dựng căn cứ vững chắc để đảm bảo chiến đấu lâu dài. Trong đó, tập trung diệt những tên ác ơn có nhiều nợ máu với nhân dân, làm rối loạn hậu phương địch được coi là nhiệm vụ trọng tâm của đội công tác xã trong giai đoạn này.

Trong giai đoạn 1964-1965, nhiệm vụ đặt ra với đội công tác xã ở huyện Nam Tam Kỳ là tập trung huy động lực lượng phá ấp chiến lược, phá thế kìm của địch, chống càn quét, mở rộng và xây dựng vùng giải phóng vững mạnh. Cụ thể, ở vùng địch kiểm sốt, vùng giáp ranh, đội cơng tác, du kích các xã đẩy mạnh hoạt động trấn áp, uy hiếp, tiêu diệt ác ôn, quần lộn, bám sát một số đồn bốt, tổ chức đánh mìn, bắn tỉa, tiêu hao sinh lực địch, làm tan rã từng bộ phận quân địch, nhất là quân địa phương và chính quyền tay sai gian ác. Với vùng giải phóng, đội cơng tác lãnh đạo xây dựng làng xã chiến đấu, phát động quần chúng đấu tranh chống âm mưu gom dân lập ấp, đẩy mạnh cơng tác xây dựng du kích mật, chú trọng phát triển đảng viên, đồn viên làm nịng cốt cho phong trào đấu tranh chính trị, binh địch vận, tăng cường thực lực kinh tế để chiến đấu lâu dài. Đội công tác xã phải tiên phong, giữ vai trò nòng cốt hỗ trợ quần chúng phá ấp, phá kìm, giải phóng nơng thơn đồng bằng là nhiệm vụ bức thiết hàng đầu của giai đoạn này.

Đặc biệt, ngày 11 tháng 5 năm 1965, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ huy Tỉnh đội Quảng Nam trực tiếp giao nhiệm vụ cho lãnh đạo huyện Nam Tam Kỳ, chỉ đạo tổ chức xây dựng "Vành đai diệt Mỹ Chu Lai". Huyện ủy, Huyện đội Nam Tam Kỳ xác định toàn huyện là một vành đai, chia làm hai tuyến, có bề rộng, chiều sâu để có thể chi viện giữa các xã trong vành đai [55, tr. 55-56]. Ở tuyến trong, đội công tác các xã: Kỳ Xuân, Kỳ Khương, Kỳ Sanh có nhiệm vụ trụ bám tác chiến, hỗ trợ nhân dân đấu tranh chính trị, xây dựng cơ sở cách mạng, chuẩn bị địa bàn giấu quân, giấu vũ khí trang bị từ bên ngồi đưa vào phục vụ cho bộ đội đánh những trận tiêu diệt lớn. Các đội công tác của các xã cịn lại thuộc tuyến ngồi thực hiện nhiệm vụ quần lộn tiêu hao sinh lực địch, diệt ác phá kìm, xây dựng làng xã chiến đấu, trận địa, hào giao thông, công sự, vật cản, hầm chơng, bãi mìn, cạm bẫy chống bộ binh, cơ giới; có hầm bí mật

cất giấu lực lượng, vũ khí trang bị, lương thực, thực phẩm, thuốc men, thương bệnh binh.

Như vậy, đội công tác được xác định là một trong những lực lượng tại chỗ thường xuyên trụ bám để chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Nhiệm vụ chính được xác định là xây dựng thơn xã chiến đấu, tích cực bố phịng chống qn Mỹ lùng sục, bảo đảm thực hiện phương châm "ba bám"; diệt tề trừ gian, chống, đánh biệt kích; phát

động quần chúng đấu tranh chính trị, khi có điều kiện thì hoạt động vũ trang để hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị, chuẩn bị chiến trường và phối hợp cho bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương vào diệt Mỹ. Khi điều kiện mới xuất hiện, đội công tác cùng quân và dân Nam Tam Kỳ tham gia vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, góp phần làm thất bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ

trên địa bàn.

2.1.2. Phục hồi, phát triển lực lượng cách mạng, tổ chức diệt ác, phá kìm, tiến lên làm chủ địa bàn (1961-1965)

Ngày 20 tháng 12 năm 1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Tiếp đó, tháng 01 năm 1961, Bộ Chính trị Trung ương Đảng có chủ trương

"đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tiến cơng địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự" [40, tr. 159-160]. Vận dụng chủ trương của Trung ương vào tình hình cụ thể của

chiến trường Khu 5, Liên khu ủy 5 nhấn mạnh, "đối với miền núi đấu tranh vũ trang là

chủ yếu, vùng đồng bằng đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, vùng đô thị đấu tranh chính trị là chủ yếu" [54, tr. 423]. Đồng thời, Liên khu ủy còn chủ

trương phát động quần chúng phá ấp chiến lược, nổi dậy giành quyền làm chủ và giải phóng nơng thơn đồng bằng, đưa dân về làng cũ, xây dựng làng chiến đấu chống địch. Ở Quảng Nam, lực lượng cách mạng trong tỉnh phát triển lên một bước mới, hầu hết ban chấp hành đảng bộ các huyện đều được củng cố. Các đội vũ trang công tác của huyện, xã và liên xã được thành lập thêm và bổ sung cán bộ từ miền Bắc hoặc từ cơ sở. Quân số các đội cơng tác có trên một nghìn đồng chí, trong đó có 864 đảng viên và 226 đồn viên thanh niên nhân dân cách mạng [54, tr. 124].

Tháng 02 năm 1961, Liên khu ủy 5 tổ chức hội nghị đề ra chủ trương mở đợt phát động quần chúng nổi dậy giải phóng nơng thơn, đồng bằng. Để rút kinh nghiệm chỉ đạo trên toàn địa bàn, Liên khu ủy – Ban quân sự Liên khu 5 thành lập Mặt trận 32A gồm các huyện Tam Kỳ, Tiên Phước (Quảng Nam), Bình Sơn, Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Mặt trận 32A trực tiếp chỉ đạo các hoạt động vũ trang, lấy hai huyện Tam Kỳ và Bình Sơn làm điểm, trong đó điểm đầu tiên là giải phóng thơn Tứ Mỹ (thơn 10) xã Kỳ Sanh, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Để hỗ trợ, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 điều Tiểu đoàn 90 (mật danh Quận 90) từ chiến trường Tây Nguyên xuống tăng cường cho chiến trường 32A. Về phía huyện Tam Kỳ, Huyện ủy phân cơng một bộ phận cấp ủy viên chịu trách nhiệm trước Huyện ủy trực tiếp chỉ đạo cuộc tấn công giải phóng,

trong đó có đồng chí Lê Tấn Mai (Tùng), Bí thư, Đội trưởng Đội cơng tác xã Kỳ Sanh [47, tr. 124].

Ngay sau khi ra đời, thực hiện chỉ đạo của cấp trên, Chi bộ và Đội công tác xã Kỳ Sanh lập tức rải truyền đơn, kêu gọi, vận động quần chúng tham gia cách mạng, tuyên truyền vận động nhân dân trong xã thu mua, tích trữ lương thực để cung cấp cho cách mạng… Khi thời cơ đến, ngày 31 tháng 8 năm 1961, ta chính thức phát động nhân dân Tứ Mỹ nổi dậy giành quyền làm chủ. Đội công tác xã cùng Trung đội bộ đội địa phương huyện phối hợp với một đại đội của Tiểu đồn 90 (Khu 5) tổ chức tấn cơng địch, hỗ trợ nhân dân nổi dậy giải phóng thơn Tứ Mỹ. Sau đó, ta giải phóng thơn Xn Bình, Phú Thọ xã Kỳ Yên. Tứ Mỹ, Xuân Bình, Phú Thọ là vùng đồng bằng đầu tiên của tỉnh và của cả Khu 5 được giải phóng, góp phần mở ra thời kỳ mới cho phong trào cách mạng của tỉnh.

Thực hiện chủ trương của cấp trên về tiếp tục tiến xuống đồng bằng, mở rộng vùng giải phóng, các đội cơng tác đẩy mạnh hoạt động triển khai thực hiện việc theo dõi nắm tình hình địch tại địa bàn, phân loại quần chúng, xây dựng cơ sở du kích mật, cơ sở đơn tuyến, vận động thanh niên tham gia cách mạng. Từ hoạt động tích cực của các đội cơng tác xã, ở Kỳ Chánh, ta đã gầy dựng trên 100 cơ sở, có hàng chục thanh niên nhảy núi [43, tr. 143-144]. Ở Kỳ Khương nhiều cơ sở làm từ 2-3 hầm bí mật ngay trong nhà, trong vườn đảm bảo được cho cán bộ trụ bám hoạt động liên tục, vận động được hơn 30 thanh niên lên đường tham gia quân giải phóng [45, tr. 142]. Về xây dựng thực lực của cách mạng, Kỳ Xuân thành lập chi đoàn thanh niên hợp pháp với 19 đoàn viên, hội phụ nữ có 50 hội viên, đội du kích B gồm 15 đội viên [41, tr. 146]. Ở Kỳ Khương xây dựng ở xã 3 trung đội du kích với 57 qn, mỗi thơn từ 1-2 tổ du kích [45, tr. 146]… Đặc biệt, ở Kỳ Xuân [41, tr. 146] và Kỳ Chánh [43, tr. 151], chi bộ đội

Một phần của tài liệu Đội công tác cấp xã ở huyện núi thành, tỉnh quảng nam trong kháng chiến chống mỹ (1961 1975) 1 (Trang 35)