5.2 .Phương pháp nghiên cứu
7. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Kiên cường trụ bám, chống địch gom dân, giữ thế chiến trường, khôi phục
phục thế và lực của cách mạng (1969-1972)
Năm 1969, với chiến lược "quét và giữ", từ các đồn, chốt trên địa bàn Nam Tam Kỳ, địch liên tục mở những cuộc hành quân càn quét vùng giải phóng. Quân Mỹ thực hiện phục kích, nằm bờ, nằm bụi, lê lết từ nơi này sang nơi khác, nên nhân dân thường gọi chúng là "Mỹ lết". Tại địa bàn giáp ranh giữa vùng địch kiểm soát và vùng ta làm chủ ở các xã Kỳ Sanh, Kỳ Khương, Kỳ Chánh, Kỳ Bích..., địch tăng cường phản kích, cài mìn, ngăn chặn lực lượng ta đột nhập vào vùng địch kiểm sốt. Bộ đội, đội cơng tác trước khi đến hoạt động tại các địa bàn thôn 4, 5 xã Kỳ Sanh, Khương Thọ, Khương Vĩnh xã Kỳ Khương, Diêm Phổ, Lý Trà xã Kỳ Chánh, hoặc vùng sâu xã Kỳ Vinh, Kỳ Xuân đều phải tổ chức lực lượng, liên tục theo dõi bám địch, cộng với tiếp nhận tin tức từ cơ sở, nhưng nhiều khi vẫn bị vướng mìn và bị địch phục kích, gây tổn thất khá lớn. Các cửa khẩu ở vùng ven từ Kỳ Khương đến Kỳ Bích bị địch bịt kín. Bộ đội, du kích và nhân dân trụ bám lâm vào tình trạng thiếu đói nghiêm trọng, bệnh tật hồnh hành. Về chính trị, địch dùng các thủ đoạn "bôi đen", "bôi lem" quần chúng để gây nghi ngờ, chia rẽ các tầng lớp nhân dân. Các lực lượng phượng hồng, tình báo, mật vụ, cảnh sát chìm, tâm lý chiến… thường xun bắt cóc, ám sát, thủ tiêu, tra tấn những người tham gia cách mạng. Máy bay địch quần đảo khắp bầu trời vùng giải phóng rãi truyền đơn, kêu gọi chiêu hồi. Có lúc chúng gọi đích danh tên các đồng chí trong chi bộ, đội cơng tác xã, hịng uy hiếp tinh thần.
Tình hình cách mạng diễn biến phức tạp, địi hỏi chi bộ đội cơng tác xã phải có những quyết sách ứng phó và chỉ đạo kịp thời, để đưa phong trào cách mạng của các xã vượt qua giai đoạn khó khăn. Các chi bộ đã tổ chức sinh hoạt chính trị tư tưởng, phát huy cao độ trí tuệ tập thể, đoàn kết giữ vững quyết tâm, nâng cao sức mạnh chiến đấu cho đơn vị. Đồng thời, trong nội bộ đội công tác cấp xã cũng tiến hành khắc phục
tư tưởng hữu khuynh, tiêu cực, ngại hy sinh, gian khổ, chống chiến tranh tâm lý, chiêu hồi của địch, xây dựng quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược cho cán bộ, chiến sĩ. Các chi bộ tổ chức đánh giá tình hình và khẩn trương quán triệt tư tưởng chỉ đạo của cấp trên, tăng cường hoạt động diệt bọn ác ơn đầu sỏ kìm kẹp, mở mảng, giành dân, đánh bại âm mưu bình định, chú trọng phát triển du kích về số lượng, nâng cao chất lượng. Du kích khi bố trí các bãi mìn phải thực hiện đúng qui định để tránh gây tổn thất cho chính lực lượng của ta.
Tháng 3 năm 1969, du kích Kỳ Yên đánh diệt 15 tên "Mỹ lết" xuống Danh Sơn. Du kích các xã vùng ven Kỳ Sanh, Lý Tín, Kỳ Khương, Kỳ Chánh ln bám sát các đơn vị Mỹ càn quét, tổ chức đánh mìn, bắn tỉa, nhằm hạn chế sự lùng sục của địch ra vùng ta kiểm sốt. Các đội cơng tác xã ở vùng sâu, tích cực truy lùng ác ơn, phát động quần chúng đấu tranh chính trị, binh địch vận, xây dựng cơ sở cách mạng. Qua đó ta móc nối và mở lại các điểm thu mua lương thực, thực phẩm ở thôn 8 xã Kỳ Sanh, Khương Thọ, Khương Nhơn xã Kỳ Khương, Xuân Trì, Xuân Vinh xã Kỳ Chánh. Mỗi xã tổ chức được một tổ cơng binh, tìm kiếm, khai thác bom, pháo lép của Mỹ để cải tiến, chế tạo ra những quả mìn có sức công phá lớn phục vụ cho việc đánh xe tăng và xe bọc thép.
Lúc này, đường hành lang vận chuyển, cung cấp lương thực thực phẩm, vũ khí, trang bị cho lực lượng chiến đấu luôn bị gián đoạn. Du kích xã cịn thiếu cả kíp nổ để cải tiến mìn đánh địch. Đội cơng tác, du kích các xã vùng ven cũng như vùng sâu trụ bám địa bàn phải thường xuyên di chuyển, nhằm tránh sự phát hiện của địch [34, tr. 244]. Do đó, huyện đưa bộ đội xuống đánh để mở đường giao thông, phá khu dồn. Đội công tác các xã vùng sâu ngày nằm hầm bí mật, đêm lên truy lùng tiêu diệt ác ơn. Du kích vùng ven dùng mìn tự tạo bố trí trên các trục hành lang xe tăng địch thường xuyên càn quét, gây cho địch nhiều tổn thất. Đội cơng tác, du kích Kỳ Trà, Kỳ Yên, Kỳ Thạnh dùng mìn kết hợp với bắn tỉa diệt hàng chục tên địch, phá hủy 1 xe M118 [34, tr. 244]. Ngày 7 tháng 8 năm 1969, du kích xã Kỳ yên xây dựng trận địa phục kích, bắn rơi 2 máy bay H13 tại xóm giữa, thơn Mỹ Đơng, lập chiến cơng xuất sắc [2, tr. 7]. Khi càn quét các xã Kỳ Sanh, Lý Tín, Kỳ Khương, quân Mỹ và tay sai bị thương vong chủ yếu là do vướng đạp mìn của du kích. Trong 3 ngày đầu tháng 12 năm 1969, địch đã vướng nổ 6 quả mìn do ta gài đặt dưới dãy Năm Đồi, làm chết và bị thương 12 tên [34, tr. 247].
Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đang diễn ra hết sức ác liệt và giành những thắng lợi to lớn, nhân dân Nam Tam Kỳ nhận được tin Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần. Được sự chỉ đạo cấp trên, chi bộ đội cơng tác các xã nhanh chóng tiến hành tổ chức cho quân, dân học tập Di chúc thiêng liêng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho tồn Đảng, tồn qn và toàn dân ta. Qua sinh hoạt, cán bộ, đội viên nguyện trước anh linh của Người, quyết biến đau thương thành hành động cách
mạng, dũng cảm, mưu trí vượt qua thời kỳ khó khăn nhất để đưa sự nghiệp cách mạng đến đích cuối cùng.
Với sự bám sát tình hình của các đội cơng tác, phong trào đấu tranh chính trị tại các xã tiếp tục được duy trì. Nhân dân tích cực tham gia đấu tranh chống hoạt động mít tinh học tập của địch, chống bầu cử xã ấp, chống bắt lính, chống tổ chức phịng vệ dân sự… Được sự vận động, đồng bào trong khu dồn liên tục đấu tranh đòi trở về vườn cũ sản xuất. Tính riêng 3 tháng đầu năm 1969, dân vùng giáp ranh và khu dồn ở Kỳ Sanh và các vùng lân cận đã đấu tranh trở về sản xuất được gần 220 mẫu lúa và hoa màu [25, tr. 5]. Công tác binh địch vận có nhiều tiến bộ, với hàng trăm truyền đơn, thư được ta gửi vào đồn địch, các chính sách, cương lĩnh Mặt trận đưa vào tận tay lính Mỹ… Ở Nam Tam Kỳ, nhiều lính Mỹ tỏ rõ thái độ cầu an, một số nói chỉ cịn 35 ngày nữa là về nước, việc đi càn, phục kích của địch ít hơn trước [1, tr. 3].
Trong giai đoạn này, địch tiếp tục ráo riết bắt lính, đơn qn. Các sắc lính như địa phương quân, cảnh sát dã chiến, bình định, thám báo… đều được tăng cường. Các đại đội bảo an kết hợp với địa phương quân liên tục càn quét, lùng sục vùng giáp ranh từ Kỳ Sanh tới Kỳ Bích. Ở Kỳ Sanh, Chi bộ xã đã chỉ đạo du kích B8 bí mật ném lựu
đạn trong ngày ra mắt các trung đội "phòng vệ dân sự", "phụ nữ vùng lên" tại trụ sở Hội đồng xã Kỳ Sanh, diệt và làm bị thương 5 tên. Sau khi được Huyện đội huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật đặc công, ngày 9 tháng 12 năm 1969, đội cơng tác, du kích xã Kỳ Thạnh tập kết trung đội Mỹ đóng dã ngoại tại thơn Xn Ngọc, xã Kỳ Chánh, tiêu diệt 10 tên [11, tr. 4].
Tuy nhiên, sự đánh phá điên cuồng, đàn áp dã man với nhiều thủ đoạn nham hiểm của địch đã gây cho ta nhiều tổn thất. "Chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 1970, lực
lượng các đơn vị vũ trang, đội công tác của ta, hy sinh 28 đồng chí, bị thương 18 đồng chí, 2 đầu hàng địch, mất 22 súng các loại, hỏng 1 khẩu cối 82mm. Quân số của các đại đội bộ binh, đặc công tổn thất chưa được bổ sung, mỗi đơn vị cịn khơng q 30 tay súng trực tiếp chiến đấu. Mỗi đội cơng tác, du kích xã cịn lại từ 5-7 đồng chí, các xã vùng giáp ranh như Kỳ Sanh, Lý Tín, Kỳ Khương, Kỳ Chánh chỉ cịn từ 3 đến 5 du kích và một vài cán bộ trụ bám... Riêng hai xã Kỳ Liên, Kỳ Hà, chi bộ, đội công tác và du kích phải sát nhập với chi bộ, đội cơng tác xã Kỳ Sanh và Lý Tín để phối hợp hoạt động" [32, tr. 223]. Từ tháng 12 năm 1969, sau khi đồng chí Bí thư, Đội trưởng Đội
cơng tác xã hy sinh, Chi bộ xã Kỳ Khương khơng có cán bộ để đảm nhận chức vụ. Cán bộ huyện phải tăng cường về chỉ đạo phong trào cách mạng ở xã trong một thời gian dài [45, tr. 201]. Ở Kỳ Chánh, từ năm 1969 đến năm 1971, có đến 3 bí thư, đội trưởng đội cơng tác hy sinh, 1 người chiêu hồi [43, tr. 188]. Đội công tác, du kích vùng ven bị tổn thất, khơng có người liên lạc, thơng báo tình hình địch, nên đi lại khó khăn. Ở Kỳ Hịa, Kỳ Vinh, Kỳ Xuân, đội công tác bị đánh bật khỏi địa bàn và phải di chuyển lên
Kỳ Thạnh [34, tr. 260]. Mặt trận đấu tranh chính trị, binh địch vận của quần chúng trong vùng địch kiểm sốt một số nơi gặp khó khăn, cơ sở nhiều nơi bị truy tróc. Hầu hết nhân dân vùng giải phóng bị địch xúc tát vào các khu dồn hoặc chạy vào vùng địch sinh sống và tìm kế sinh nhai. Các xã Kỳ Trà, Kỳ Thạnh, Kỳ n chỉ cịn khoảng 30 gia đình với hơn 100 nhân khẩu trụ bám [32, tr. 224].
Trước tình hình đó, huyện chủ trương phân tán các đại đội huyện xuống hỗ trợ cho phong trào cách mạng các xã, thọc sâu vào bên trong phát động quần chúng, xây dựng thực lực và đánh diệt những tên ác ơn có nhiều nợ máu với nhân dân. Những trận đánh sâu vào vùng địch kiểm sốt bằng hình thức cải trang, được đội công tác tổ chức thường xuyên. Tiêu biểu như đội công tác xã Kỳ Khương diệt tên Hoàng Hy, ấp trưởng ấp Khương Hưng khét tiếng tàn ác [45, tr. 205]. Du kích xã Kỳ Chánh cải trang thành lính nghĩa quân, giữa ban ngày đột nhập vào nhà tên Ung Nho Luyến, bí thư Quốc dân đảng xã ở gần cầu Bà Bầu nổ súng tiêu diệt, rồi ung dung ra vùng giải phóng [43, tr. 187]. Các hoạt động tác chiến được đẩy mạnh. Ngày 19 tháng 5 năm 1970, đội cơng tác, du kích xã Kỳ Thạnh dựa vào địa hình quen thuộc đánh mìn, bắn tỉa, tập kích trong hai ngày 1 đại đội Mỹ càn quét ở thôn 2, diệt 11 tên, làm bị thương 2 tên, bắn rơi 1 máy bay HU1A và 1 máy bay OH13 [11, tr. 3]. Đội cơng tác, du kích các xã Kỳ Sanh, Kỳ Khương, Kỳ Chánh, Kỳ Hòa, Kỳ Vinh, Kỳ Xuân duy trì hoạt động chiến đấu liên tục, trong 3 tháng đầu năm 1970 đã đánh 15 trận mìn và lựu đạn, diệt 7 tên ác ôn, một số quân Mỹ và binh lính chính quyền Sài Gịn, gây rối loạn hậu phương địch [32, tr. 228]. Đôi cơng tác và du kích xã Kỳ Sanh là lực lượng tiêu biểu trong việc đánh địch bằng mìn. Tổng kết thành tích chiến đấu năm 1970, đội cơng tác và du kích xã đã diệt được 8 xe tăng M41, M48, 4 máy bay trực thăng và hàng chục tên địch. Cịn tính từ năm 1965 đến năm 1970, đội công tác và du kích xã Kỳ Sanh dùng vũ khí thơ sơ, cải tiến, tiêu diệt và làm bị thương 247 lính Mỹ, phá hủy 8 xe tăng và xe bọc thép, bắn rơi 8 máy bay [31, tr. 77].
Quán triệt chủ trương, mệnh lệnh chiến đấu của cấp trên, ngày 31 tháng 01 năm 1971, phối hợp với toàn tỉnh, bộ đội huyện, đội cơng tác, du kích các xã tấn cơng một số khu dồn, ấp chiến lược, truy lùng ác ơn, lực lượng bình định nơng thơn, phát động quần chúng vùng lên [34, tr. 265], khôi phục thế trận đan cài, xen kẽ với địch, buộc địch phải đối phó khắp nơi. Cuối tháng 3 năm 1971, Đội công tác xã Kỳ Vinh cùng bộ đội huyện bí mật tập kích lính nghĩa qn và thanh niên tân trang tại xóm ơng Mịch, thơn Đơng Thạnh, diệt và làm bị thương nhiều tên. Trong đó có tên Mực, thôn trưởng tàn ác khét tiếng [46, tr. 173]. Tháng 10 năm 1971, đội cơng tác xã Kỳ Hịa tổ chức diệt tên Nguyễn Tấn Đỗ, ấp trưởng thôn 7 nhưng không thành công. Thất bại trong nhiệm vụ và địch lùng sục gắt gao, đội công tác không nơi trụ bám phải chuyền vùng hoạt động sang xã Kỳ Vinh. Nhưng không bỏ cuộc, tháng 3 năm 1972, đội công tác xã Kỳ Hòa lại xây dựng lại kế hoạch, diệt được tên Đỗ, rút 8 thanh niên lên căn cứ [44, tr. 176]. Tháng 11 năm 1971, tại thôn 4, đội cơng tác xã và cán bộ Huyện đội bí mật ém
sẵn xuất kích diệt tên Trần Tài, xã phó an ninh, Bùi Như Thạnh, đại đội trưởng dân vệ, Võ Ngọc Hảo, ấp trưởng thôn 8 và 2 thanh niên chiến đấu [47, tr. 190].
Song song với công tác giáo dục chính trị, đội cơng tác, du kích được tham gia các lớp huấn luyện quân sự do cấp trên tổ chức. Đội công tác các xã Kỳ Sanh, Kỳ Xuân, Kỳ Chánh, Kỳ Vinh được củng cố, tăng cường số cán bộ huyện. Đội công tác chú trọng phát triển du kích, du kích mật về số lượng và nâng cao khả năng chiến đấu. Trong khi đó, việc củng cố ban chỉ huy xã đội, đội tinh nhuệ và đội công binh chuyên trách của xã cũng được quan tâm. Ta đã xây dựng được các căn cứ lõm tại Kỳ Xuân, Kỳ Vinh, một số vùng tại Kỳ Khương, tạo điều kiện cho đội công tác và bộ đội trụ bám phong trào. Kỳ Chánh xây dựng được 6 cơ sở trong trung đội thanh niên tân trang tại thôn 8, gọi là B tân trang [47, tr. 186]. Chi bộ hợp pháp các xã Kỳ Sanh, Kỳ Khương, Lý Tín, Kỳ Chánh mở cửa khẩu vùng giáp ranh thu mua lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, móc nối với các cơ sở bên trong vùng địch kiểm soát, tiến hành thu gom lương thực, cất giấu, để các đơn vị bộ đội, đội công tác đột nhập xuống vận chuyển về hậu cứ. Đội công tác, du kích tại khu vực xã Kỳ Thạnh, Kỳ Yên mở rộng diện tích các loại cây lương thực, bảo đảm tự túc được ít nhất là 4 tháng/năm [32, tr. 228].
Khuếch trương chiến thắng trên mặt trận quân sự, đội công tác xã, lực lương an ninh cùng quần chúng tiến hành tuyên truyền, giáo dục, cảnh cáo, bắt cải tạo và xử trí những tên tề, ác ơn tay sai cho địch với nhiều hình thức như bắt viết giấy cam đoan bỏ việc (từ liên gia ấp trưởng, phó và tề điệp), gia đình có con em tham gia chính quyền địch làm cam đoan đưa con em trở về, viết bản cáo trạng (tố cáo tội ác bọn ác ôn), mệnh lệnh cảnh cáo (bọn tay sai ác ôn). Tổ chức giáo dục tại chỗ những người xấu làm tay sai cho địch [24, tr. 5]. Văn công biểu diễn sát đồn địch ven quận lỵ ở 3 xã (Kỳ Chánh, Lý Tín, Kỳ Sanh), hơn 450 quần chúng náo nức đi xem. Các xã đã tổ chức học tập thư của Mặt trận huyện gửi cho bô lão và các em thiếu nhi [24, tr. 6].
Chi bộ xã lãnh đạo công tác binh địch vận đạt hiệu quả cao với nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực. Ở vùng ven, nhiều xã bí mật treo cờ của Mặt trận Giải phóng, huy động đông đảo quần chúng mang chông, truyền đơn đi báo cho hội đồng, thôn trưởng, vừa tấn công hù dọa địch, vừa để giữ thế hợp pháp, nhân dân tham gia đấu tranh chống phát quang để được ở nhà. Khi địch đi càn, địch ra lệnh giới nghiêm (không cho dân ra ngồi làm ăn, ban đêm khơng được thắp đèn) trong vòng 4 ngày, ta đấu tranh buộc địch phải nhường bộ, chỉ cấm được 1 ngày, sau đó dân ra ngồi làm ăn, sinh hoạt bình