Giải quyết tốt mối quan hệ với ngân hàng

Một phần của tài liệu 12.VO HONG NGOC (Trang 84)

3.2. Định hƣớng giải pháp

3.2.2.1. Giải quyết tốt mối quan hệ với ngân hàng

Trong kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng, yêu cầu về vốn kinh doanh là rất lớn và phải huy động trong thời gian ngắn, nên việc vay vốn các tổ chức tín dụng là điều tất yếu. Quan hệ của công ty với các ngân hàng là một bộ phận quan trọng trong chiến lƣợc huy động và sử dụng vốn của công ty.

Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam là một doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài có ƣu thế về vốn tự có và sự hỗ trợ từ công ty mẹ nên công ty ít gặp khó khăn về vốn. Tuy nhiên, để thực hiện những chiến lƣợc nhập khẩu nguyên vật liệu thì nhu cầu về vốn có thế xuất hiện bất kỳ lúc nào. Do vậy mối quan hệ với các ngân hàng càng vững chắc thì khả năng đảm bảo an toàn về tài chính trong những trƣờng hợp đột biến càng đƣợc đảm bảo. Hơn nữa, một khi mối quan hệ với các ngân hàng đã vững chắc, thủ tục vay vốn cũng sẽ bớt rƣờm rà, phức tạp... tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tiến hành các hoạt động thƣờng xuyên liên tục, tạo điều kiện cho mở rộng sàn xuất.

3.2.2.2. Tăng cường liên kết liên doanh trong hoạt động xuất nhập khẩu

Đây là một giải pháp cũng rất hữu ích trong việc huy động nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Hình thức này là nhiều bên cùng góp vốn đế kinh doanh. Công ty nên kết hợp sản xuất kinh doanh với việc tìm kiếm và thực hiện thêm các hợp đồng gia công nhƣ với công ty cùng ngành, thực hiện đƣợc công tác này giúp công ty thu đƣợc nguồn ngoại tệ lớn từ phí gia công mà không phải lo lắng về nguồn vốn ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu. Trong thời gian tới, công ty cần tập trung vào liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, những doanh nghiệp có nguồn hàng và nhu cầu sản phẩm của doanh nghiệp.

Hình thức này tạo điều kiện cho công ty có khả năng thực hiện đƣợc những hợp đồng lớn, nhờ đó uy tín của công ty với các bạn hàng đƣợc nâng cao, đặc biệt là

các bạn hàng lớn. Ngoài ra, liên doanh liên kết cũng mang lại nhiều cơ hội để công ty tiếp xúc với các nguồn vốn của nƣớc ngoài, việc sử dụng vốn bằng các ngoại tệ có khả năng chuyển đổi cao sẽ góp phân nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhờ ƣu điểm về lãi suất thấp và khả năng thanh toán cao.

3.2.3. Nhóm giải pháp về bộ máy tổ chức và nhân lực

3.2.3.1. Về cơ cấu tố chức

Bộ máy công ty hiện đang đƣợc tổ chức khá tinh gọn, xong chƣa phải là tối ƣu, chƣa phù hợp với sự phát triển và định hƣớng của công ty trong tƣơng lai.

Để thực sự phát huy đƣợc hết nội lực, và sử dụng nhân sự một cách có hiệu quả, công ty nên cơ cấu lại bộ máy tổ chức. Chú trọng hơn nữa đến bộ phận xuất nhập khẩu. Đây là bộ phận quan trọng của công ty, nó giúp công ty có trì nguồn nguyên vật liệu đầu vào, tạo tiền đề cho sản xuất và hoạt động kinh doanh đƣợc liên tục. Tuy nhiên, trƣởng phòng – ngƣời chịu trách nhiệm cho mọi công việc của phòng Logistics là ngƣời còn khá trẻ, chƣa có nhiều kinh nghiệm. Công ty nên xem xét phƣơng án tuyển thêm những nhân sự có năng lực vào bộ phận này để hỗ trợ một phần công việc giúp trƣờng phòng cũng nhƣ có khả năng đào tạo, truyền đạt kinh nghiệm làm việc cho nhân sự trẻ, mới trong công ty.

Phát huy hơn nữa nhiệm vụ của phòng QA & QC, để giảm thiểu đƣợc những sản phẩm sai hỏng, kiểm soát tốt các sản phẩm trƣớc khi giao cho khách hàng. Đảm bảo những sản phẩm đến tay khách hàng là những sản phẩm đạt yêu cầu cả mặt lƣợng và chất.

3.2.3.2. Về tổ chức nhân sự

Hoạt động này là cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cũng nhƣ tăng năng suất lao động. Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ luôn là mục tiêu lâu dài của tập đoàn Panasonic nói chung.

Đội ngũ chuyên môn của Panasonic phải là ngƣời có trình độ uyên thâm hoặc những cán bộ đƣợc đào tạo bài bản, biết sáng tạo và tạo lập môi trƣờng làm việc thoải mái, tạo cảm giác hăng say cho ngƣời lao động. Tạo đƣợc bản sắc riêng cho

Panasonic AVC Việt Nam là điều không đơn giản. Để làm đƣợc điều đó công ty cần triển khai một số hoạt động sau:

Thứ nhất là công ty nên có kế hoạch chọn nhân viên có trình độ chuyên môn tốt, phù hợp với vị trí mà họ đƣợc làm. Có nhƣ vậy, công ty mới đạt đƣợc hiệu quả sử dụng lao động cao. Không gây tình trạng bức xúc cho cán bộ nhân viên trong công ty.

Thứ hai là công ty cần thƣờng xuyên tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn nhằm bồi dƣỡng thêm nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên trong công ty, bổ túc ngoại ngữ cho cán bộ nói chung và đặc biệt cán bộ phòng xuất nhập khẩu nói riêng, vì hầu hết cán bộ của công ty là những cán bộ làm việc đã lâu, tuy có năng lực, kinh nghiệm nhƣng thiếu trình độ ngoại ngữ. Cần đào tạo thêm tay nghề cho công nhân mới để có thể giảm thiểu những sai lỗi sản phẩm.

Thứ ba là công ty cần phân định rõ nhiệm vụ của từng ngƣời trong các phòng ban. Công việc này nên giao cho trƣởng phòng là thích hợp nhất bời vì họ là ngƣời nắm rõ nhất năng lực của các nhân viên mà họ quản lí. Có nhƣ vậy mọi hoạt động của công ty mới đạt hiệu quả cao đƣợc.

Thứ tƣ là công ty nên sử dụng các hhình thức khuyến khích vật chất và tinh thần để động viên ngƣời lao động nhƣ: tiền lƣơng, tiền thƣờng, nghỉ phép, tham quan dã ngoại, hoạt động ngoại khóa, mỗi phòng ban có thể đề ra quy định sinh hoạt riêng cho mình, thoát ra khỏi các hoạt động của công ty nhƣ: thiết lập quỹ khen thƣờng của phòng, tổ chức thi đấu thể thao giữa các phòng ban trong công ty. Các hoạt đồng này sẽ có tác động tích cực đối với ngƣời lao động giúp cho họ lấy lại đƣợc sự cân bằng, gây hứng thú say mê trong công việc cũng nhƣ tái tạo sức lao động. Việc làm này cũng đồng nghĩa với việc tạo ra văn hóa lành mạnh cho môi trƣờng làm việc của công ty. Ngƣợc lại, công ty cũng cần có biện pháp quản lí cứng rắn, chặt chẽ lao động nhƣ: kỷ luật lao động, thực hiện phê bình nghiêm khắc những trƣờng hợp vi phạm quy định kỷ luật chung.

Thứ năm là công ty nên tăng cƣờng hơn nữa các chế độ chính sách bảo hiêm xã hội và bảo hiểm y tế, tránh tình trạng chậm trễ gây bức xúc trong cán bộ, thực

hiện trợ cấp cho ngƣời về hƣu. Áp dụng chế độ lƣơng thƣởng theo thâm niên để ngƣời lao động trong công ty có hƣớng gắn bó lâu dài với công ty, cống hiến hết mình cho công ty, tránh hiện tƣợng chảy máu chất xám, giảm nhẹ gánh nặng cho công tác tuyển dụng đào tạo.

3.2.4. Nhóm giải pháp cho việc tổ chức thực hiện hoạt động nhập khẩu

3.2.4.1. Lựa chọn thị trường nhập khẩu và kí kết hợp đồng

Trong nhiều năm hoạt động, Panasonic AVC Việt Nam chỉ giao dịch và thực hiện hợp đồng với những nhà cung cấp là đối tác quen thuộc. Do đó, khâu giao dịch, đàm phán và kí kết hợp đồng thƣờng bị xem nhẹ, chỉ là hình thức. Công ty chƣa xây dựng đƣợc một bảng tiêu thức nào cho việc lựa chọn thị trƣờng và đối tác. Ngoài ra, để tránh hiện tƣợng tiêu cực trong việc lựa chọn đối tác cũng nhƣ kí kết hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu, công ty cần kiểm tra, rà soát lại tính hợp lí của các hợp đồng nhập khấu. Khi tiến hành kí kết các hợp đồng, công ty cũng cần chú trọng hơn đến các điều khoản của hợp đồng, đặc biệt những điều khoản về chất lƣợng, thanh toán... Từ trƣớc, các hợp đồng nhập khẩu đều đƣợc kí kết với những đối tác quen thuộc, truyền thống nên hợp đồng thƣờng chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ; nội dung và các điều khoản của hợp đồng sơ sài vì hai bên tin tƣởng nhau là chính.

Hiện nay, để có thể phát triển sản xuất kinh doanh hơn nữa, công ty cần quan tâm đến việc mở rộng mối quan hệ với các nhà cung cấp. Theo đó, cũng cần chú trọng hơn nữa đến nội dung, hình thức của hợp đồng nhập khẩu, các điều kiện điều khoản trong hợp đồng phải chặt chẽ và chính xác hơn vì nó chính là bằng chứng pháp lí ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ giữa các bên. Công ty cũng cần chú trọng hơn đến nghệ thuật đàm phán kinh doanh.

3.2.4.2. Giảm chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu

Chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu là chi phí chính cấu thành lên giá thành sản phẩm, quyết định giá cả sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận thu đƣợc và từ đó ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động nhập

khẩu xét riêng. Do đó, giảm đƣợc chi phí tại khẩu nhập khẩu nguyên liệu là một yếu tố tất yếu giúp tăng hiệu quả kinh doanh tại công ty.

Vấn đề đặt ra ở đây là nên cắt giảm những khoản chi phí nào trong khi công tác nhập khẩu tại công ty đƣợc tiến hành khá đơn giản với những thủ tục nhanh gọn? Các khoản mục chi phí trong công tác nhập khẩu của công ty đƣợc chia nhƣ sau: chi phí nhập khẩu nguyên liệu, chi phí vận chuyển bảo quản, chi phí quản lý...

Biện pháp giảm chi phí nhập khẩu hàng hóa: Công ty TNHH Pamasonic AVC Việt Nam hiện vẫn duy trì nhập khẩu nguyên liệu từ những nhà cung cấp truyền thống, giá cả đã đƣợc thỏa thuận và ít có biến động. Để có thể giảm chi phí nhập khẩu công ty cần chú trọng đến công tác kiểm tra nguyên vật nhập khẩu. Vì nguyên vật liệu đầu vào là những nguyên vật liệu dễ bị nhiễm bẩn trầy xƣớc, nên cần kiểm tra kỳ lƣỡng để loại bỏ những nguyên liệu không đủ chất lƣợng phục vụ cho sản xuất, giảm thiểu đƣợc các sai lỗi sản phẩm sau này.

Biện pháp giảm chi phí vận chuyển, bảo quản: Bằng cách xác định lƣợng nguyên liệu cần nhập khẩu và thời gian nhập khẩu hợp lý, tránh lƣợng hàng dữ trữ trong kho quá cao, nhƣng cũng phải đảm bảo đƣợc mức dự trữ bảo hiểm. Đồng thời, công ty nên đẩy nhanh quá trình đƣa nguyên liệu vào sản xuất, vừa tiết kiệm đƣợc chi phí lƣu giữ bảo quản vừa đảm bảo đƣợc tiến độ giao hàng cho khách. Mặt khác, cần thực hiện tốt công tác bảo quản và vận chuyến nguyên liệu, tránh các va chạm, cẩu thả trong bốc dỡ hàng hóa, giảm thiểu nguyên liệu bị hƣ hại.

3.2.4.3. Giảm thời gian nhập khẩu nguyên vật liệu

Thời gian nhập khẩu nguyên vật liệu là thời gian đƣợc tính từ lúc đặt mua nguyên vật liệu cho tới khi nguyên vật liệu đƣợc hoàn thiện các thủ tục nhập khẩu và đƣợc giao tới kho của công ty đúng thời gian dự tính. Việc đảm bảo thời gian nhập khẩu nguyên vật liệu rất quan trọng. Vì thời gian nhập khẩu nguyên vật liệu quyết định tới hiệu quả sản xuất của công ty. Công ty muốn quản lí hiệu quả tiến hộ sản xuất thì công ty cần đƣa ra những biện pháp giúp làm giảm thời gian nhập khẩu nguyên vật liệu

Biện pháp về lịch tàu: Bằng cách gia tăng số lƣợng nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hợp tác với công ty, tăng thêm số lƣợng lịch trình của chuyến tàu nhập khẩu mỗi tuần, giúp công ty có thêm những phƣơng án dự trữ trong trƣờng hợp tàu bị trì hoãn hay vào những mùa cao điểm rất khó đặt lịch tàu. Đồng thời, sử dụng nhiều nhà cung cấp dịch vụ giúp công ty có sự so sánh về giá, dịch vụ để đảm bảo chi phí đầu vào luôn thấp nhất nhƣng vẫn đƣợc hƣởng dịch vụ tốt nhất.

Biện pháp tăng tỉ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu: Bằng cách sử dụng nhà cung cấp nguyên vật liệu trong nƣớc giúp linh kiện nhập khẩu về đúng kế hoạch đã định sẵn. Vì trong nội địa nƣớc Việt Nam, thời gian giao hàng linh động hơn, không bị phụ thuộc vào bất kì lịch trình nào đƣợc định sẵn. Hơn nữa, giao thông vận tải tại Viêt Nam đã khá phát triển, nhà nƣớc xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng giúp quãng đƣờng vận chuyển giữa các tỉnh ngày càng rút ngắn đƣợc nhiều thời gian sẽ đáp ứng đƣợc kế hoạch nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.

3.3. Một số kiến nghị

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Panasonic AVC Việt Nam đƣợc đặt trong tổng hòa mối quan hệ với các yếu tố tác động từ môi trƣờng chính trị pháp luật Việt Nam, trong mối quan hệ với công ty mẹ, và các nhà cung cấp. Chính vì vậy, muốn công ty phát triển, thì chỉ có cố gắng từ phía công ty thôi sẽ chƣa đủ. Ngoài bản thân công ty, thì cũng cần có những tác động, và hỗ trợ từ các phía. Sau đây là một số kiến nghị đƣa ra giúp cho Panasonic AVC Việt Nam có thể phát triển và vững mạnh trong tƣơng lai:

3.3.1. Kiến nghị với công ty mẹ Panasonic – Japan.

Công ty mẹ cần tiếp tục nỗ lực giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện cho sự phát triển của Panasonic AVC Việt Nam, cụ thể nhƣ sau:

Tiếp tục chỉ đạo và hỗ trợ công ty trong việc mở rộng thị trƣờng nhập khẩu nguyên vật liệu, tìm kiếm những nguyên vật liệu đầu vào giá rẻ, mà vẫn đảm bảo chất lƣợng sản phẩm đầu ra, giúp tăng năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trƣờng Việt Nam. Đồng thời, mở rộng thị trƣờng xuất bán trong nƣớc (liên hệ với các đối tác của mình có mở công ty tại Việt Nam) và kiện toàn bộ máy công ty

Panasonic AVC Việt Nam sao cho phù họp hơn với thực trạng phát triển tại Việt Nam.

Có kế hoạch trợ giúp về vốn cho công ty trong những trƣờng hợp cần thiết, hoặc trong trƣờng hợp gấp không thể vay đƣợc ngân hàng tại Việt Nam.

Tạo điều kiện thuận lợi đế công ty có thế chủ động trong việc tạo nguồn nguyên liệu, cũng nhƣ tiếp cận khách hàng, tránh tình trạng các công ty con quá phụ thuộc vào công ty mẹ.

Cử đại diện, hoặc thuê nhà quản lý tại Việt Nam để điều hành hoạt động của công ty đƣợc chuyên sâu hơn. Có nhƣ vậy, mới nắm vừng đƣợc tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty, từ đó đƣa ra những biện pháp chính sách, chiến lƣợc phát triển đúng đắn cho công ty.

Cử chuyên gia, những ngƣời có kinh nghiệm lâu năm, cán bộ giỏi từ công ty mẹ, sang chỉ đạo hƣớng dẫn hoạt động tại công ty con (Đặc biệt, những cán bộ kỹ thuật).

3.3.2. Kiến nghị với Nhà nƣớc

Trong cơ chế thị trƣờng, mọi doanh nghiệp đều toàn quyền hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh của mình và tuân theo pháp luật. Vai trò của nhà nƣớc là định hƣớng và tạo môi trƣờng thuận lợi cho doanh nghiệp phát huy đƣợc khả năng kinh doanh của mình, đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế thì hoạt động nhập khẩu cũng phát sinh không ít những khó khăn cần tới sự điều chỉnh vĩ mô từ phía Nhà nƣớc để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và đóng góp chung cho hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đƣa ra một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc nhƣ sau:

Tăng cường và mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức quốc tế: Đây là việc đầu tiên nhà nƣớc nên làm để giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kể cả doanh nghiệp trong nƣớc hay doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài tìm kiếm cơ hội của mình. Nhà nƣớc cần duy trì và mờ rộng quan hệ hợp tác theo hƣớng đa dạng hóa và đa phƣơng hóa. Trên cơ sở đó xác định đúng đắn các khu vực thị trƣờng

Một phần của tài liệu 12.VO HONG NGOC (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w