Covid-19
Hạn chế về kinh nghiệm quản lý và xây dựng chiến lược THN của các quản lý cấp cao dẫn đến việc liên tục thay đổi tăng các chỉ tiêu nợ và siết chặt chi phí chính sách trả thưởng làm ảnh hưởng tâm lý người lao động, mất động lực trong công việc.
Bị động trong công tác THN trong giai đoạn dịch Covid-19 kéo dài, giãn cách xã hội và khó khăn trong việc thu hồi nợ. Theo báo cáo của Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), trong quý II/2021, cả nước có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị mất việc làm, giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập… tỷ lệ thiếu việc làm, thất nghiệp của lao động ở khu vực thành thị tăng cao. Khi người lao động gặp khó, mất thu nhập, ngành tài chính tiêu dùng cũng khó tránh khỏi sự ảnh hưởng. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2021 của các công ty tài chính giảm mạnh vì phần lớn khách hàng của họ ở phân khúc thu nhập trung bình thấp, rất nhạy cảm với biến động kinh tế và cũng là đối tượng chịu tác động chính - nặng nề nhất từ đợt dịch covid này: thu nhập giảm sút, mất việc làm, không có thu nhập dự phòng,… khiến cho việc thanh toán khoản vay định kỳ trở nên quá sức đối với khách hàng
Hệ thống vận hành quản lý nợ tại các công ty tài chính chưa đáp ứng được sự thay đổi khi áp dụng Thông tư số 14/2021/TT-NHNN chương trình miễn giảm lãi và cơ cấu lại thời hạn cho khách hàng trong giai đoạn dịch bệnh, dẫn đến việc chậm
chễ trong việc thực hiện tái cơ cấu khoản vay và bị nhảy sang nhóm nợ cao hơn, ảnh hưởng đến quỹ trích lập dự phòng.
Công tác hỗ trợ và liên lạc tư vấn KH gặp khó khăn trong giai đoạn qua. Nhiều khách hàng không có thiện chí thanh toán, nên xảy ra vấn đề không nghe máy và không hợp tác để tiếp nhận các thông tin tư vấn về chương trình tái cơ cấu khoản vay. Các trường hợp đã nghe tư vấn thì gặp khó khăn trong việc cung cấp các giấy tờ chứng minh bị ảnh hưởng trong giai đoạn dịch, hoặc từ chối tham gia sau khi được tư vấn vì thời gian tạm ngưng thanh toán và số tiền phải thanh toán sau thời gian tạm ngưng không phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng.
Các ca nhiễm nội bộ tăng cao trong giai đoạn dịch đỉnh điểm bắt buộc toàn bộ nhân viên THN phải làm việc tại nhà, các trung tâm THN chưa có kịch bản kế hoạch làm việc tại công ty lí do hạn chế về cơ sở hạ tầng.
Nguồn vốn: Do quy định của pháp luật, nguồn vốn của các CTTC chủ yếu gồm các khoản vay tổ chức tín dụng, phát hành chứng chỉ tiền gửi (CD) và/hoặc trái phiếu cho các tổ chức kinh tế. Kỳ hạn của các khoản vay, CD hay trái phiếu thường là ngắn hạn (dưới 1 năm) và/hoặc tối đa 2-3 năm. Vì vậy, hàng năm các CTTC phải liên tục huy động nguồn vốn mới để cho vay mới hoặc trả nợ đến hạn. Khi nền kinh tế khó khăn, việc huy động các nguồn vốn này đặt ra thách thức lớn với các CTTC nhất là các công ty không có cổ đông là NHTM và/hoặc cổ đông là các công ty tài chính nước ngoài.
2.3.2.2. Hạn chế về chính sách thưởng và chiến lược THN
Chiến lược THN và các hệ thống hỗ trợ THN tại mỗi công ty tài chính đang còn có nhiều bất cập, một số ngày đến hẹn thanh toán của khách hàng rơi vào tuần cuối cùng trong tháng làm ảnh hưởng tới kết quả đạt được của nhóm nợ từ 0-30 ngày.
Các hệ thống hạch toán nợ chưa hợp lý, dẫn dến trường hợp khách hàng đã thanh toán đủ số tiền quá hạn vào cuối tháng nhưng thiếu tiền phí quá hạn, và hợp đồng vay nợ vẫn bị nhảy nhóm nợ cao sang đầu tháng mới.
việc cắt giảm chi phí thưởng cho nhân viên THN mặc dù đã hoàn thành các chỉ tiêu THN của bộ phận THN
Quy trình xin phê duyệt miễn giảm các khoản lãi, phí phải xin phê duyệt qua nhiều cấp bậc và mất thời gian, trong khi các hợp đồng có nhu cầu tất toán miễn giảm lãi, phí bắt buộc phải thu hồi ngay để tránh trường hợp khách hàng đổi ý và sử dụng hết nguồn tiền dự trù để tất toán hợp đồng vay.
Việc thiết lập chỉ tiêu và mức thưởng năng suất cho các nhóm nợ thấp B1, B2, B3 chưa gắn liền với mục tiêu kinh doanh của công ty, cơ chế thưởng chưa hợp lý và không hướng mục tiêu để khuyến khích nhân viên phát huy tiềm năng để chuyển lên xử lý các nhóm nợ cao hơn khó hơn. Một số bộ phận xử lý nhóm nợ thấp, dễ dàng nhưng lại nhận được mức thưởng cao hơn so với nhân viên xử lý nhóm nợ khó hơn, dẫn đến mẫu thuân và các nhân lực giỏi xin nghỉ việc, chuyển sang các công ty đối thủ có mức thưởng xứng đáng hơn.
2.3.2.3. Hạn chế hệ thống hỗ trợ hạch toán thu nợ
Hệ thống phân bổ hồ sơ còn thao tác xử lý thủ công, mất nhiều thời gian phân bổ hồ sơ tới từng nhân viên và tính chính xác không cao, chưa chuẩn hóa theo chiến lược THN.
Một số dịch vụ thu hộ không thu phí thu hộ và không tư vấn KH phải thanh toán thêm phí này, phí thu hộ này trừ trực tiếp vào số tiền khách hàng đã thanh toán khi các công ty tài chính nhận được. Vào cuối tháng, các hợp đồng thanh toán qua hình thức này sẽ bị chuyển sang nhóm nợ cao hơn nếu như nhân viên THN không phát hiện kịp thời và mất thời gian xử lý.
Đối với các khách hàng có nhiều khoản vay đang quá hạn, trong trường hợp khách hàng có nhu cầu thanh toán riêng lẽ theo từng hợp đồng và theo tình trạng kinh tế của KH thì các hệ thống hạch toán nợ của các công ty tài chính vẫn chưa xử lý được. Thực tế, việc hạch toán nợ sẽ ưu tiên các hợp đồng có nhóm nợ cao nhất, dẫn đến các hợp đồng còn lại tự động chuyển sang nhóm nợ cao hơn.
Thứ tự hạch toán tiền trên hệ thống của những hợp đồng WO chưa hợp lý do tiền thu về không được ghi nhận ở tháng hiện tại. Cần thay đổi thứ tự bút toán tiền
của hợp đồng đã theo dõi ngoại bảng.
Trường hợp khách hàng thực hiện tất toán hợp đồng vào cuối tháng và đã thanh toán tuy nhiên hệ thống không xử lý ghi nhận việc đóng hợp đồng tất toán cho KH dẫn đến việc ảnh hưởng đến kết quả và tiền thưởng nhân viên nhận được.
2.3.2.4. Hạn chế về đối tác thuê ngoài
Các đối tác thuê ngoài vẫn chưa đạt được yêu cầu hiệu quả mong muốn, một số đối tác không tập trung hết sức vào hồ sơ được giao, có sự ưu tiên xử lý các hồ sơ dễ thu hơn của các công ty đối thủ khác. Các đối tác chưa xây dựng tốt đội ngũ nhân lực, hệ thống THN và nền tảng công nghệ còn lạc hậu.
Ngoài ra các công ty tài chính chưa xây dựng tốt các khung phí chi trả và chế tài xử phạt đối với các đối tác thuê ngoài, dẫn đến việc gây lãng phí chi phí và ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty tài chính.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Tổng quan về mô hình hoạt động THN của các CTTC và đại diện qua thực trạng hoạt động THN và quản lý nợ xấu của 02 công ty Mcredit & Shinhan thông qua 02 chỉ tiêu THN là tỷ lệ chặn dịch chuyển nhóm nợ và tỉ lệ thu hồi tiền mặt nhóm WO trong từng giai đoạn. Sự thay đổi linh hoạt áp dụng các mô hình THN của các CTTC trong giai đoạn dịch bệnh và giãn cách kéo dài; cũng như các khó khăn, bất cập xảy ra trong giai đoạn này khiến các bộ phận THN của các CTTC phải xây dựng thêm các phương án phù hợp để tránh bị động khi dịch bệnh kéo dài và gây ảnh hưởng đến tỉ lệ nợ NPL của các công ty.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN THU HỒI NỢ TẠI CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI TPHCM
3.1. Định hướng phát triển đối với hoạt động thu hồi nợ của các công tytài chính tài chính
3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay tài chính
Các quy định của NHNN cần phải định hướng phát triển hoạt động cho vay tài chính của các CTTC nhằm kích thích nhu cầu vay tiêu dùng của đại bộ phận người dân, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế, qua đó đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của công ty tài chính. Do vậy, bất cứ công ty tài chính nào cũng luôn quan tâm đến việc tìm ra giải pháp tín dụng phù hợp nhất tại mỗi thời điểm. Tại thị trường cho vay tài chính Việt Nam trong giai đoạn những năm gần đây bị cạnh tranh rất khốc liệt giữa các ngân hàng thương mai cho vay truyền thống và các công ty tài chính đối với các phân khúc khách hàng từ tổ chức, doanh nghiệp lớn đến các khách hàng nhỏ lẽ như cá nhân, hộ kinh doanh gia đình…
Mỗi công ty tài chính cần xác định xây dựng những mục tiêu để định hướng phát triển hoạt động cho vay tài chính như sau:
a) Mục tiêu chung:
- Phát triển đa dạng các sản phẩm vay tiêu dùng, vay tín dụng cá nhân bằng việc áp dụng công nghệ
- Tăng hạn mức cho vay tín dụng cá nhân - Đơn giản hóa các loại giấy tờ, hợp đồng vay
- Giảm thiểu thời gian, các thủ tục trong quá trình phê duyệt khoản vay - Nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ tư vấn bán hàng
b) Mục tiêu cụ thể:
- Định vị thị trường và thị phần: các công ty tài chính cần xác định rõ mục tiêu, quy mô hoạt động và hiệu quả hoạt động trong thị trường tài chính Việt Nam.
- Nhóm khách hàng mục tiêu: các sản phẩm vay tín dụng cần được hướng tới đa dạng các đối tượng khách hàng cá nhân và các hộ kinh doanh sản xuất hoặc hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẽ.
- Địa bàn mục tiêu: ngoài các địa bàn chính là các đô thị lớn, nơi có dân cư đông, thu nhập tốt, ổn định và có nhu cầu vay chi tiêu để nâng cao chất lượng cuộc sống. Các công ty tài chính đẩy mạnh hoạt động cho vay tài chính tới các khu vực kinh tế mới phát triển, các địa bàn nông thôn, miền núi mà các ngân hàng thương mại chưa thể đáp ứng nhu cầu vay tín dụng được.
- Đa dạng sản phẩm tín dụng: Bộ phận phát triển sản phẩm vay tín dụng của các công ty tài chính cần đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, theo kịp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trên cơ sở áp dụng công nghệ hiện đại và thủ tục nhanh gọn.
Các giải pháp phát triển hoạt động cho vay tài chính như sau: i. Phát triển các mạng lưới kênh phân phối:
- Ngoài việc phát triển đội ngũ sale cho vay qua hình thức truyền thống như bán hàng qua điện, trực tiếp tới từng hộ kinh doanh/cá nhân nhỏ lẻ để tiếp cận; các công ty tài chính cần hợp tác với các trung tâm, cửa hàng kinh doanh các sản phẩm tiêu dùng… để tiếp cận và đáp ứng kịp thời nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng.
- Phát triển các kênh vay trực tuyến đáp ứng các nhu cầu vay tiền thấp, thời hạn vay ngắn, thủ tục đơn giản và thời gian giải ngân nhanh nhất.
ii. Cải tiến quy trình, chính sách cho vay:
- Chuyên môn hóa và tự động hóa các quy trình xử lý từ khâu nộp hồ sơ vay, thẩm định và giải ngân dựa trên các nền tảng công nghệ hiện đại.
- Liên tục phân tích, đánh giá chất lượng khách hàng, điều chỉnh các sản phẩm tiêu dùng và xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng theo từng thời điểm và vùng miền
iii. Tuyền truyền và quảng bá thương hiệu, sản phẩm dịch vụ:
- Ngoài việc phát triển và nâng cao các loại sản phẩm dịch vụ, các công ty tài chính cần đẩy mạng các hoạt động marketing bằng cách tuyên truyền, quảng cáo trên tất cả các phương tiện truyền thông, đẩy mạng các kênh quảng cáo để tăng cường phát triển thương hiệu, khai thác tốt các khách hàng tiềm năng.
- Phát triển và đào tạo đội ngũ nhân lực đầy đủ kĩ năng trong lĩnh vực marketing.
iv. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên
- Để tạo ra năng lực cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh, các công ty tài chính cần có chính sách đào tạo, phát triển và thu hút đội ngũ nhân lực tốt để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và tạo được ấn tượng trong lòng khách hàng.
- Xây dựng quy trình tuyển dụng chặt chẽ, khách quan phù hợp với nhu cầu công việc.
- Liên tục đào tạo chuyên sâu về kĩ năng giao tiếp, nghiệp vụ đối với đội ngũ nhân viên để xử lý và đáp ứng được tất cả các nhu cầu của khách hàng.
Theo nghiên cứu “nghiên cứu về thực trạng về hoạt động cho vay tiêu dùng (CVTD) tại các công ty tài chính (CTTC) ở Việt Nam” có đề cập về vấn đề khi kinh tế phát triển, tiêu dùng tăng, hoạt động đi vay để phục vụ tiêu dùng của người dân cũng tăng, phù hợp với xu thế chuyển dịch từ mô hình tăng trưởng dựa vào chi tiêu Chính phủ và đầu tư sang dựa vào tiêu dùng tư nhân.Trong những năm qua, hoạt động CVTD tại Việt Nam phát triển khá mạnh, với sự tham gia tích cực của nhiều tổ chức tín dụng, đặc biệt là các CTTC. Để hoạt động CVTD tại các CTTC đạt hiệu quả cao hơn nữa, cần có những giải pháp sau đây:
Thứ nhất, hoàn thiện quy định pháp luật về CVTD tại các CTTC.Với sự ra đời của Thông tư số 43/2016/TT-NHNN, được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư số 18 ngày 04 tháng 11 năm 2019/TT-NHNN về hoạt động CVTD của các CTTC hiện đã có một khung pháp lý riêng, tạo môi trường phát triển lành mạnh cho thị trường tài chính tiêu dùng ở Việt Nam. Tuy nhiên, hành lang pháp lý về CVTD vẫn chưa đủ vì thị trường vẫn đang trong giai đoạn phát triển và có thể sẽ còn tiếp tục phát sinh vấn đề mới, pháp luật Việt Nam cần bổ sung dần và khắc phục dần các tồn tại ấy để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững hơn.
Đặc biệt, về lâu về dài cần xem xét loại CTTC ra khỏi Luật Các tổ chức tín dụng, để không phải áp dụng các điều kiện, chế tài ngặt nghèo như đối với các tổ chức tín dụng. Từ đó, các CTTC có “đất” riêng để phát triển, đảm bảo quyền tự chủ trong kinh doanh.
Ngoài ra, so với ngân hàng thương mại, CTTC bị hạn chế một số dịch vụ và điều kiện nên phải cạnh tranh với ngân hàng thương mại khốc liệt hơn. Bên cạnh đó, trong cơ cấu huy động vốn của CTTC có sự tồn tại của các nguồn vốn có kỳ hạn khác nhau. Quy định này tạo ra khe hở khi tiến hành hoạt động cấp tín dụng CTTC có thể sử dụng các khoản vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, dẫn tới sự thiếu an toàn và vững bền trong hoạt động kinh doanh của CTTC, ảnh hưởng xấu tới toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng. Pháp luật cần có những quy định đồng bộ để khắc phục vướng mắc trên, tạo ra sự thống nhất cho các CTTC khi thực thi.
Thứ hai, hoàn thiện quy định pháp luật về lãi suất trong hoạt động CVTD tại các CTTC.
Lãi suất tiêu dùng của chúng ta đang ở mức khá cao. Đặc biệt là lãi suất tiêu dùng của CTTC đang ở mức khá cao so với ngân hàng thương mại. Theo thông lệ