1.2.4.1 Nguyên tắc chung
Tuân thủ theo Thông tư 43/2016/TT-NHNN(sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 18/2019/TT-NHNN) về hoạt động cho vay tiêu dùng, biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ, phù hợp với đặc thù của KH và quy định của pháp luật, trong đó các biện pháp đe dọa, quấy nhiễu, hăm dọa bị nghiêm cấm và tổng số lần nhắc tối đa là 05 lần trong 01 ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ sang đến 9 giờ tối; nghiêm cấm nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin thu hồi nợ của KH đến tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, ngoại trừ theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; phải giữ bí mật thông tin của KH theo quy định của pháp luật & luật định
Cuộc gọi có ghi âm
Các tin nhắn, thư gửi được lưu trữ lịch sử Công tác đi địa bàn được lưu trữ kết quả Không thảo luận về KH ở nơi công cộng Tuân thủ quy định về bảo mật thông tin KH
Khi chưa có ủy quyền bằng văn bản, không được phép trao đổi, trả lời các báo đài hoặc cơ quan công quyền về bất cứ vấn đề gì liên quan đến KH, công ty
Trả lại các tài liệu và thông tin giấy tờ của K, máy tính hoặc thiết bị lưu trữ khác sau khi thôi việc
Việc vận hành thu hồi nợ phải đảm bảo bám sát chiến lược của Khối THN và
công ty theo từng thời điểm
Định nghĩa
Việc nhắc nợ: là việc sử dụng các biện pháp tương tác đã được quy định trong Chính sách Thu hồi nợ để tương tác, làm việc với KH hoặc bên liên quan từ đó hướng đến việc thu hồi các khoản quá hạn thanh toán theo Hợp đồng tín dụng và tuân thủ các quy định nội bộ và các quy định liên quan đến pháp luật
Nhắc nợ: là có tương tác với KH & có trao đổi trả lời, phản hồi, thảo luận rõ ràng 1 trong các nội dung với KH liên quan đến nợ, việc thanh toán khoản vay, ngày thanh toán, số tiền thanh toán
1.2.4.2 Phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể:
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD) thực hiện phân loại nợ theo như sau:
a) Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;
- Nợ đủ tiêu chuẩn là các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai
hợp đồng tín dụng
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn từ 30 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:
a) Nhóm 1: 0% b) Nhóm 2: 5% c) Nhóm 3: 20% d) Nhóm 4: 50%
đ) Nhóm 5: 100%. Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.
1.2.4.3 Các hoạt động thu hồi nợ theo từng nhóm nợ:
hiện các biện pháp thu hồi nợ khác nhau phù hợp theo yêu cầu pháp luật và chính sách riêng của từng công ty
Hoạt động nhắc nợ trước hạn:
Việc nhắc nợ trước hạn đối với các khoản vay chưa tới hạn thanh toán được thực hiện bằng cách gửi tin nhắn, thư điện tử, thư thông báo đến khách hàng; hoặc nhân viên nhắc nợ sớm qua điện thoại; hoặc bằng cuộc gọi tự động. Khách hàng có thể tùy chọn các hình thức nhận thông báo nhắc nợ sớm tùy theo nhu cầu từng KH và các bộ phận THN vẫn có thể gửi các hình thức thông báo khác theo từng thời điểm và mục đích.
Nội dung của việc nhắc nợ sớm để thông báo khách hàng về ngày đến hạn thanh toán; số tiền cần thanh toán để không bị quá hạn và tránh bị ảnh hưởng đến thông tin lịch sử tín dụng của khách hàng nếu bị nợ quá hạn. Việc này giúp khách hàng tạo thói quen chuẩn bị tài chính và thanh toán đúng hạn, ngăn ngừa sớm các rủi ro phát sinh nợ quá hạn cho các tổ chức tín dụng.
Phòng phân tích chiến lược THN chịu trách nhiệm phân tích hành vi thanh toán của khách hàng để đưa ra được thời điểm gửi các thông báo nhắc nợ sớm:
- Khách hàng chưa bị trễ hẹn thanh toán
- Hoặc nhắc nợ sớm đối với nhóm khách hàng thói quen thanh toán chậm - Các thời điểm đặc biệt trong năm mà ngày đến hạn thanh toán của KH trùng với lịch nghỉ lễ…
Hoạt động thu hồi nợ quá hạn:
Tương ứng từng nhóm nợ sẽ áp dụng linh hoạt riêng lẽ hoặc kết hợp chung các hoạt động thu hồi nợ khác nhau, nhằm mục đích ngăn chặn các khoản nợ chuyển sang các nhóm nợ cao hơn, giảm thiểu rủi ro tín dụng cho các công ty.
Hoạt động Thu hồi nợ quá hạn qua điện thoại:
Hoạt động THN thường hiệu quả đối với các khoản vay có nợ quá hạn từ 1- 10 ngày (nhóm 1, nhóm nợ đủ tiêu chuẩn) và khoản vay trễ hẹn từ 11-90 ngày (nhóm 2, nhóm nợ cần chú ý). Nhiệm vụ chính của công tác thu hồi nợ qua điện
thoại là thông báo chi tiết về thông tin quá hạn thông qua việc liên lạc với KH, để nắm rõ tình trạng tài chính, giải quyết các thắc mắc, khó khăn, lí do của việc chậm trễ thanh toán của khách hàng. Bằng các nghiệp vụ lắng nghe và ghi nhận thông tin, từ đó nhân viên THN qua điện thoại đánh giá được tình trạng khoản vay và đưa ra các giải pháp, giải thích các bất lợi của việc thanh toán trễ hẹn và hướng khách hàng đến lịch hẹn thanh toán.
Trong giai đoạn đầu của nợ quá hạn, tỉ lệ kết nối thành công với khách hàng cao, khách hàng chủ động được tài chính, thiện chí trong việc tương tác trao đổi về kế hoạch thanh toán. Vì thế tỉ lệ ngăn chuyển sang nhóm nợ 2 trong giai đoạn nợ đang trễ hẹn từ 1-10 ngày rất quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro nợ xấu trong chiến lược THN tại các tổ chức tín dụng. Giai đoạn này cách thức thu hồi nợ hướng về hướng nhắc nhở khách hàng, mang đến sự thiện cảm, tin tưởng của khách hàng về việc thực hiện thanh toán nợ quá hạn sớm nhất.
Tần suất số lượng cuộc gọi thu hồi nợ theo điện thoại và thời gian tương tác với khách hàng sẽ gia tăng tương ứng với độ trễ hẹn của khoản vay. Tại mỗi bộ phận THN qua điện thoại sẽ phân cấp thành nhiều nhóm THN khác nhau dựa trên số ngày trễ hẹn của khoản vay. Điều này giúp tăng áp lực thu hồi nợ đối với các nhóm khách hàng có dấu hiệu sắp chuyển sang nhóm nợ cao hơn. Trong những giai đoạn này, ngoài việc tương tác khách hàng qua điện thoại, hoạt động THN bao gồm thêm các việc xác minh lại công việc, địa chỉ công tác, địa chỉ nhà, liên lạc tìm hiểu thông tin khách hàng… thông qua các thông tin tham chiếu.
Đối với các khoản vay sau khi xác minh không thể liên lạc hoặc khó thu hồi nợ qua điện thoại, có thể xem xét chuyển sang hướng thu hồi nợ trực tiếp.
Hoạt động Thu hồi nợ quá hạn tại địa bàn:
Đối với các khoản nợ có số ngày quá hạn từ 91-180 ngày (nhóm 3, nợ dưới tiêu chuẩn) hoặc một phần nợ nhóm 4 (nợ nghi nghờ) sẽ được tiến hành thu hồi nợ trực tiếp bằng cách viếng thăm các địa chỉ tham chiếu (địa chỉ hộ khẩu, tạm trú, địa chỉ công ty) để xác minh tình trạng cư trú, công việc, khả năng thanh toán khoản vay và thực hiện thêm các công tác truy tìm thông tin mới của khách hàng trong
trường hợp mất dấu thông tin.
Rủi ro nợ chuyển sang nhóm nợ cao hơn tại giai đoạn này rất cao do các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tài chính của khách hàng và các yếu tố chủ quan đến từ khách hàng; và khách hàng đã quen với áp lực chỉ bị THN qua điện thoại.
Việc kiểm soát tỉ lệ nợ nhảy nhóm sang nhóm nợ cao hơn giúp hạn chế rủi ro trong việc tăng tỉ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng đồng thời giảm thiểu được việc trích lập dự phòng cho các khoản vay có nhóm nợ cao hơn.
Tùy theo số ngày trễ hạn của khoản vay cũng được phân bổ cho các nhóm THN trực tiếp khác nhau để tận dụng được nguồn nhân lực thu hồi nợ và đánh giá được chất lượng nợ tại mỗi khu vực, mỗi nhóm nợ.
Kết hợp với các công tác thu hồi nợ tại địa bàn là bộ phận hỗ trợ THN qua điện thoại đối với các trường hợp đã xác minh được thông tin, lịch hẹn thanh toán từ các cuộc viếng thăm trước đó. Hoạt động THN trực tiếp tại địa bàn bao gồm thêm các việc gửi các loại thư nhắc nợ, thư thông báo nợ quá hạn và các loại thư xác minh công ty đến các địa chỉ khách hàng đăng kí hoặc làm việc với cán bộ địa phương để xác minh, tìm hiểu rõ về các thông tin cư trú của các trường hợp mất dấu vết.
Hoạt động Thu hồi nợ bằng biện pháp Tố tụng hoặc chuyển nợ cho các đối tác thuê ngoài xử lý
Với các nhóm nợ 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) có thể sẽ được chuyển qua THN bằng việc tố tụng dân sự bởi các bộ phận THN pháp chế tại các công ty tài chính hoặc tại các đối tác thuê ngoài. Trường hợp chuyển nợ cho các đối tác thuê ngoài xử lý tùy theo độ tuổi nhóm nợ, tình trạng của các khoản vay mà các đối tác thuê ngoài vẫn có thể tiếp tục các hoạt động THN qua điện thoại và tại địa bàn…, trước khi thực hiện THN bằng biện pháp Tố tụng.
Mục tiêu THN trong giai đoạn này là thu hồi lại vốn đã mất cho các công ty, bổ sung vào lợi nhuận công ty sau khi công ty đã tính chi phí trích lập dự phòng vào chi phí hoạt động.
Các khoản vay tại các nhóm nợ này vẫn có thể được luân chuyển qua các đối tác thuê ngoài khác nhau nhằm mục đích thu hồi thành công và đánh giá được hiệu quả làm việc của các đối tác thuê ngoài; đồng thời so sánh được năng lưc THN giữa các bộ phận THN nội bộ và đối tác thuê ngoài.
1.2.4.4 Kiểm soát và xử lý nợ xấu:
Hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp là mảng hoạt động kinh doanh chính của các công ty tài chính tại Việt Nam và mang lại nguồn thu và lợi nhuận chủ yếu cho công ty. Vì thế, việc kiểm soát tỉ lệ nợ xấu ở ngưỡng cho phép theo yêu cầu từ ngân hàng nhà nước là mục tiêu quan trọng trong các hoạt động quản trị tại các công ty tài chính nhằm đảm bảo sự an toàn, hiệu quả cho hoạt động tín dụng.
Kiểm soát nợ xấu hay Quản lý nợ xấu xuất phát tại Việt Nam từ giai đoạn 2010 – 2015, do khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007 xuất phát từ hoạt động cho vay thế chấp dưới chuẩn của Mỹ đã có tác động đến hoạt động của các TCTD tại Việt Nam. Sự tác động này ngày càng mạnh hơn theo thời gian, đặc biệt, trong giai đoạn 2008-2010, tuy nhiên đây lại là giai đoạn các TCTD ở Việt Nam loay hoay không tìm ra biện pháp khắc phục khi tỷ lệ nợ xấu có thời điểm lên cao trên mức 3%.
Tình hình nợ xấu có thể xem xét theo từng giai đoạn sau:
- Giai đoạn 2006-2009: Giai đoạn này, Quốc hội, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) không có văn bản về nợ xấu cũng như quản lý nợ xấu (QLNX) một cách cụ thể. Việc phân loại nhóm nợ vẫn chủ yếu theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng (RRTD) trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (TCTD), vốn đã quá lỗi thời và bộc lộ nhiều hạn chế. Điểm sáng trong giai đoạn này, Chính phủ ban hành Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, làm cơ sở cho việc xử lý các tài sản bảo đảm của người vay vốn. Tuy nhiên, văn bản này vẫn chưa đủ mạnh để các ngân hàng thực hiện xử lý các khoản nợ xấu phát sinh.
TCTD và Luật NHNN. Bắt đầu từ giai đoạn này, các văn bản liên quan đến QLNX cũng được ban hành nhiều hơn, cụ thể như: Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” và Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam - VAMC"... Trong giai đoạn này, NHNN cũng ban hành hàng loạt thông tư hướng dẫn triển khai chi tiết các văn bản từ Quốc hội và Chính phủ, nhằm kiểm soát chặt tình hình nợ xấu trong hệ thống.
- Giai đoạn 2016 đến nay: Trong giai đoạn này bên cạnh việc tái cấu trúc các TCTD thì việc xử lý nợ xấu được đặt lên cao nhất khi hàng loạt văn bản có cụm từ “xử lý nợ xấu” được Quốc hội ban hành. Tiêu biểu là Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD được ban hành nhằm tháo gỡ các vướng mắc khó khăn pháp lý hiện hành liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm các khoản nợ của TCTD, tạo cơ chế xử lý đồng bộ, thúc đẩy xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu để các TCTD tiếp tục phát huy tốt vai trò trong sự phát triển của nền kinh tế...
Do đó phải kết hợp việc kiểm soát nợ xấu; tăng trích lập dự phòng cho các khoản vay có thuộc nhóm nợ xấu; thực hiện tái cơ cấu khoản vay, áp dụng các chính sách miễn giảm lãi, phí; thúc đẩy các hoạt động thu hồi nợ… mới đảm bảo đươc việc xử lý nợ xấu nằm ở ngưỡng cho phép theo quy định của Ngân hàng nhà nước