Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động thu hồi nợ

Một phần của tài liệu 25B-QTKD-02.NGUYEN LE HOANG VY (Trang 38 - 40)

Tại Việt Nam, Theo khoản 6 Điều 2 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (TCTD) ban hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam, nợ xấu “là các khoản nợ thuộc các nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5)”.

NPL là thuật ngữ dùng để chỉ các khoản nợ cho vay khách hàng đang đối diện với rủi ro cao trong việc thu hồi nợ gốc và lãi

Tác động của nợ xấu là rất lớn và ảnh hướng đến mọi vấn đề từ công ty tài chính, khách hàng đi vay và đặc biệt ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế

- Ảnh hưởng tới công ty tài chính: lợi nhuận bị giảm sút, nguồn vốn cho vay bị thất thoát trong khi công ty vẫn phải chi trả lãi cho nguồn vốn hoạt động. Mặt khác, tỷ lệ nợ xấu cao ảnh hưởng đến uy tín và niềm tin về nguồn lực tài chính và khả năng vay vốn của các công ty tài chính đối với các đối tác cho vay dẫn đến rủi ro phá sản và sự ổn định của các công ty tài chính

- Ảnh hưởng tới khách hàng: khi khoản vay của khách hàng bị quá hạn và mất khả năng thanh toán thì sẽ bị ảnh hưởng đến điểm tín dụng, lịch sử tín dụng xấu của khách hàng sẽ bị cập nhập lên Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng (gọi tắt CIC) và khách hàng khó tiếp cận tới các nguồn vay vốn trong tương lai. Đồng thời, trong thời gian khách hàng đang sử dụng thẻ tín dụng mà tổ chức phát hành thẻ tín dụng kiểm tra phát hiện khách hàng đang có nợ xấu tại tổ chức tín dụng khác thì ngay lập tức thẻ tín dụng của KH sẽ bị khóa (tạm thời hoặc vĩnh viễn)

- Ảnh hưởng đến nền kinh tế: các công ty tài chính có mối quan hệ chặt chẽ đối với nền kinh tế, là nơi đầu tư vốn, cho vay đối với các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Vì thế, tỷ lệ nợ xấu tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế chung

Để kiểm soát tỷ lệ nợ xấu theo như chiến lược kinh doanh và tuân thủ theo quy định của ngân hàng nhà nước, Khối THN của các công ty tài chính sẽ vận hành hoạt động THN để đảm bảo các chỉ số nợ như sau:

- Tỉ lệ nợ NPL = (Tổng nợ nhóm 3-5)/Tổng dư nợ x 100%

- Tại từng nhóm nợ theo số ngày trễ hẹn 10+, 30+, 60+, 90+, 120+, 180+… sẽ phân bổ từng tỉ lệ THN để hạn chế các dư nợ chuyển sang nhóm nợ tiếp theo

Đối với 01 HĐ thường sẽ có 03 trạng thái:

cho 02 kì quá hạn trở lên.

o Thanh toán giữ nguyên nhóm nợ: khách hàng chỉ thanh toán đủ 01 kì quá hạn.

o Thanh toán không đủ số tiền tối thiêủ 01 kì và dư nợ chuyển sang nhóm tiếp theo.

Từ đó xác định được các chỉ tiêu THN tại từng nhóm nợ để đảm bảo kiểm soát được tỉ lệ nợ nhảy nhóm sang nhóm nợ tiếp theo vào cuối tháng.

- Chỉ số ROR(rate of recovery) = Số tiền đã thu tại từng nhóm nợ/Tổng dư nợ tại từng nhóm nợ

- %ROR cho biết tỉ lệ % số tiền đã thu trên tổng số tiền đã phân đã phân bổ Mục đích của 02 chỉ số % Tỉ lệ nợ nhảy nhóm (dành cho khoản nợ quá từ 0- 180 ngày) và %ROR (dành cho khoản nợ quá hạn trên 180 ngày) là làm giảm tổn thất rủi ro tín dụng và đảm bảo lợi nhuận của công ty

- % Tỉ lệ nợ nhảy nhóm tại từng nhóm nợ đạt được càng cao thì công ty giảm thiểu được việc trích lập dự phòng cho các khoản vay có nhóm nợ cao

- % ROR (khoản nợ sau 180 ngày) càng tăng thì sẽ kiểm soát tốt việc thu hồi tiền mặt đối với nhóm nợ có nguy cơ mất vốn cao, phần này được tính vào lợi nhuận của công ty, vì trích nguồn trích lập dự phòng được tính vào chi phí vận hành của công ty

Một phần của tài liệu 25B-QTKD-02.NGUYEN LE HOANG VY (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w