Ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến động thái đẻ nhánh của lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến khả năng cải tạo mặn và năng suất lúa trên đất phù sa nhiễm mặn tại huyện tiền hải, thái bình (Trang 56 - 60)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3.3.Ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến động thái đẻ nhánh của lúa

4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN 16PB01 ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN

4.3.3.Ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến động thái đẻ nhánh của lúa

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa.Khả năng đẻ nhánh của cây

lúa liên quan chặt chẽ đến việc hình thành số bông và năng suất thực thu của cây lúa. Đẻ nhánh phụ thuộc chặt chẽ vào đặc tính di truyền của giống nhưng cũng luôn bị ảnh hưởng rất rõ bởi các điều kiện ngoại cảnh như: tuổi mạ khi cấy, nhiệt

độ, chế độ tưới nước, chế độ dinh dưỡng Nhiệt độ cao tốc độ đẻ nhánh nhanh

hơn nhiệt độ thấp; cấy mạ non khả năng đẻ nhánh cao hơn mạ già; mật độ thưa đẻ nhánh sớm hơn mật độ dày; dinh dưỡng đầy đủ đẻ nhánh nhiều hơn thiếu dinh dưỡng; bón phân sớm và tập trung thúc đẩy quá trình đẻ nhánh sớm, nhanh và tập trung; bón phân muộn đẻ nhánh lai rai, tỷ lệ nhánh vô hiệu cao; kỹ thuật làm cỏ sục bùn cũng tăng khả năng đẻ nhánh và tốc độ đẻ nhánh...

Quá trình đẻ nhánh của cây lúa tuân theo quy luật là thông thường ở ruộng mạ có mật độ cao không có hiện tượng đẻ nhánh, chuyển sang ruộng cấy mới bắt đầu đẻ nhánh, số nhánh tăng dần đến một giai đoạn nào đó không tăng nữa mà thậm chí lụi đi.

Kết quả theo dõi vụ xuân 2019 cho thấy khả năng đẻ nhánh của lúa nhanh và mạnh nhất là ở 28, 35, 42, 49 ngày sau cấy do thời kỳ này cây lúa bước vào giai đoạn sinh trưởng phát triển thân lá và đẻ nhánh mạnh. Sau đó, khả năng đẻ nhánh giảm xuống nhanh chóng ở 56 ngày sau cấy; số nhánh thậm chí còn giảm ở 63 ngày sau cấy do thời kỳ này cây lúa bắt đầu bước sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực, giảm dần số nhánh vô hiệu. Ở các công thức khác nhau, khả năng đẻ nhánh cũng khác nhau.

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến động thái tăng trưởng số nhánh của lúa

Đvt: nhánh

Công thức

… Ngày theo dõi sau cấy (ngày)

7 14 21 28 35 42 49 56 63 Cuối cùng Vụ xuân CT1 1,0 1,1 2,0 3,4 5,2 7,1 8,2 8,5 8,3 7,7 CT2 1,0 1,1 2,1 3,6 5,5 7,3 8,4 8,7 8,5 7,9 CT3 1,0 1,2 2,1 3,9 5,6 7,6 8,6 8,9 8,7 8,1 CT4 1,0 1,2 2,3 3,8 5,7 7,8 8,8 9,0 8,8 8,2 Vụ mùa CT1 1,0 1,7 2,3 4,1 6,1 8,0 9,0 8,8 8,1 CT2 1,0 1,8 2,4 4,3 6,3 8,1 9,1 8,9 8,2 CT3 1,0 1,8 2,6 4,7 6,5 8,4 9,3 9,1 8,4 CT4 1,0 1,9 2,8 4,7 6,6 8,6 9,5 9,3 8,5

Ở 7 ngày sau cấy, cây lúa chưa có sự đẻ nhánh, số nhánh ở tất cả các công thức là 1 nhánh. Ở 14 ngày sau cấy, số nhánh dao động từ 1,1-1,2 nhánh; ở 21 ngày sau cấy số nhánh dao động từ 2-2,3 nhánh; số nhánh không có sự khác biệt rõ giữa các công thức. Ở 28 ngày sau cấy, số nhánh dao động từ 3,4- 3,9 nhánh; công thức 1 có số nhánh thấp nhất là 3,4 nhánh; công thức 3 có số nhánh cao nhất là 3,9 nhánh. Ở 35 ngày sau cấy, số nhánh dao động từ 5,2-5,7 nhánh; công thức 1 có số nhánh thấp nhất là 5,2 nhánh; công thức 4 có số nhánh cao nhất là 5,7 nhánh. Ở 42 ngày sau cấy, số nhánh dao động từ 7,1- 7,8 nhánh; công thức 1 có số nhánh thấp nhất là 7,1 nhánh; công thức 4 có số nhánh cao nhất là 7,8 nhánh.

Ở 49 ngày sau cấy, số nhánh dao động từ 8,2 – 8,8 nhánh; công thức 1 có số nhánh thấp nhất là 8,2 nhánh; công thức 4 có số nhánh cao nhất là 8,8 nhánh.

Hình 4.8. Động thái tăng trưởng số nhánh của lúa trong vụ Xuân năm 2019

Ở 56, 63 ngày sau cấy, số nhánh dao động lần lượt từ 8,5-9,0 nhánh và 8,3 – 8,8 nhánh; trong đó công thức 1 có số nhánh thấp nhất và công thức 4 có số nhánh cao nhất.

Hình 4.9. Động thái tăng trưởng số nhánh của lúa trong vụ mùa năm 2019

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 7 14 21 28 35 42 49 56 63 cuối cùng Series 1 Series 2 Series 3 Series 4 Số nhánh Ngày 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 7 14 21 28 35 42 49 56 cuối cùng Series 1 Series 2 Series 3 Series 4 Nhánh Ngày

Ở vụ mùa 2019, tốc độ đẻ nhánh cao hơn vụ xuân. Tốc độ đẻ nhánh của vụ mùa đã bắt đầu tăng ngay từ thời điểm sau cấy 14 ngày. Tốc độ đẻ nhánh của lúa tăng nhanh ở thời điểm 21, 28, 35, 42 ngày sau cấy. Sang ngày thứ 49 tốc độ đẻ nhánh tăng chậm, thậm chí số nhánh còn giảm bớt ở 56 ngày sau cấy.

Kết quả theo dõi vụ mùa 2019 cho thấy khả năng đẻ nhánh của các công thức có sự khác biệt. Ở 7 ngày sau cấy, cây lúa chưa có sự đẻ nhánh, số nhánh ở tất cả các công thức là 1 nhánh. Ở 14 ngày sau cấy, số nhánh dao động từ 1,7-1,9 nhánh; số nhánh không có sự khác biệt rõ giữa các công thức. Ở 21 ngày sau cấy, số nhánh dao động từ 2,3-2,8 nhánh; công thức 1 có số nhánh thấp nhất là 2,3 nhánh; công thức 4 có số nhánh cao nhất là 2,8 nhánh. Ở 28 ngày sau cấy, số nhánh dao động từ 4,1-4,7 nhánh; công thức 1 có số nhánh thấp nhất là 4,1 nhánh; công thức 3 và công thức 4 có số nhánh cao nhất cùng bằng 4,7 nhánh. Ở 35 ngày sau cấy, số nhánh dao động từ 6,1-6,6 nhánh; công thức 1 có số nhánh thấp nhất là 6,1 nhánh; công thức 4 có số nhánh cao nhất là 6,6 nhánh. Ở 42 ngày sau cấy, số nhánh dao động từ 8,0-8,6 nhánh; công thức 1 có số nhánh thấp nhất là 8,0 nhánh; công thức 4 có số nhánh cao nhất là 8,6 nhánh.

Ở 49,56 ngày sau cấy, số nhánh dao động lần lượt từ 9,0-9,5 nhánh và 8,8- 9,3 nhánh; trong đó công thức 1 có số nhánh thấp nhất và công thức 4 có số nhánh cao nhất.

Kết quả theo dõi vụ xuân và vụ mùa trong năm 2019 cho thấy công thức 4 có tốc độ đẻ nhánh là cao nhất, công thức 1 có tốc độ đẻ nhánh cao thấp nhất trong tất cả các công thức thí nghiệm. Vụ xuân, công thức 1 đối chứng (120 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O) có tốc độ đẻ nhánh thấp nhất. Công thức 2 (120 kg N + 400 kg 16PB01 + 60 kg K2O + 40 kg P2O5) có tốc độ đẻ nhánh lớn hơn công thức 1 đối chứng. Nguyên nhân là do công thức 2 bón thay thế 20 kg P2O5 có trong Lân supe bằng 400 kg 16PB01 nên cho ưu thế hơn về số nhánh. Công thức 3 (120 kg N + 800 kg 16PB01 + 60 kg K2O + 20 kg P2O5) có tốc độ đẻ nhánh đứng thứ 3. Công thức 4 (120 kg N + 1.200 kg 16PB01 + 60 kg K2O) có tốc độ đẻ nhánh lớn nhất, nguyên nhân là do công thức 4 bón thay thế hoàn toàn 60 kg P2O5 có trong Lân supe bằng 1.200 kg phân bón 16PB01. Quy luật cũng xảy ra tương tự trong vụ mùa. Phân 16PB01 không những có tác dụng giảm ảnh hưởng

của mặn tới cây trồng thông qua cơ chế giải phòng Ca2+ đấy Na+ ra khỏi keo đất,

mà còn bổ sung thêm các nguyên tố trung lượng và chất hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

Trong cùng các công thức sử dụng phân 16PB01, khi mức độ bón tăng lên thì tốc độ đẻ nhánh cũng tăng lên. Như vậy bổ sung phân bón 16PB01 có ảnh hưởng tích cực đến quá trình đẻ nhánh của cây lúa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến khả năng cải tạo mặn và năng suất lúa trên đất phù sa nhiễm mặn tại huyện tiền hải, thái bình (Trang 56 - 60)