ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN 16PB01 ĐẾN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến khả năng cải tạo mặn và năng suất lúa trên đất phù sa nhiễm mặn tại huyện tiền hải, thái bình (Trang 66 - 68)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.4.ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN 16PB01 ĐẾN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠ

BỆNH HẠI CỦA LÚA

Khi việc sản xuất lúa ngày càng phát triển, vấn đề thâm canh càng được đẩy mạnh. Để đạt năng suất cao người trồng lúa đã sử dụng rất nhiều biện pháp kỹ thuật tác động như bón nhiều phân, cấy dày, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật… Khoảng 80% các loại thuốc bảo vệ thực vật sản xuất ra được sử dụng ở các nước đang phát triển, tốc độ sử dụng tăng khoảng 7 - 8%/năm. Nước ta có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển mạnh. Hàng năm các loài sâu, bệnh hại gây hại đối với cây trồng nói chung và đối với cây lúa nói riêng là rất lớn. Theo thống kê của FAO hàng năm sâu bệnh làm giảm

từ 12-14% sản lượng trồng trọt trên thế giới. Hơn nữa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều càng làm cho môi trường sinh thái có xu hướng xấu, phá vỡ thế cân bằng của tự nhiên và dẫn đến các đại dịch về sâu, bệnh hại. Vì vậy việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh vừa đảm bảo về năng suất mà vẫn giảm tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là rất cần thiết.

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến tình hình phát sinh phát triển sâu, bệnh trên lúa trong vụ xuân và vụ mùa được trình bày tại bảng 4.11.

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến mức độ nhiễm sâu bệnh của lúa sâu bệnh của lúa

Công thức

Sâu (điểm) Bệnh (điểm)

Rầy nâu

Đục thân

Cuốn lá

nhỏ Đạo ôn Khô vằn Bạc lá

Đốm sọc Vụ xuân CT1 3 3 4 1 3 3 0 CT2 3 3 3 1 3 3 0 CT3 3 3 3 1 3 2 0 CT4 3 3 3 1 3 3 0 Vụ mùa CT1 1 3 3 0 1 3 3 CT2 1 3 3 1 1 3 3 CT3 1 3 3 0 0 3 3 CT4 1 3 3 0 1 3 3

Kết quả theo dõi trong vụ xuân cho thấy đối tượng gây hại chủ yếu là rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ và bệnh khô vằn, bạc lá. Các đối tượng gây hại chủ yếu ở tất cả các công thức với mức độ là như nhau.

Sâu đục thân gây hại ở lúa chủ yếu là vào thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng làm héo nõn, chết nhánh, gây bông bạc ảnh hưởng lớn đến năng suất. Qua theo dõi chúng tôi thấy hầu hết các công thức đều bị sâu đục thân gây hại và đánh giá ở điểm 3.

Rầy nâu luôn được xem là đối tượng gây hại rất quan trọng trên cây lúa. Chúng dùng vòi để chích vào thân cây lúa để hút dịch cây làm cây lúa bị khô héo. Cây lúa bị gây hại nhẹ các lá phía dưới có thể héo, hạt lúa lửng lép, bị hại nặng gây nên hiện tượng “cháy rầy”, cả ruộng lúa bị khô héo. Năng suất có thể bị giảm tới 50% hoặc mất trắng. Vụ xuân 2019 các công thức bị rầy nâu gây hại ở các mức tại điểm 3.

Kết quả theo dõi cho thấy đối với đối tượng sâu cuốn lá gây hại vào giai đoạn lúa đẻ nhánh – làm đòng. Sâu cuốn lá gây hại ở hầu hết các công thức, gây hại nặng nhất ở công thức đối chứng (điểm 4), các công thức còn lại gây hại tại điểm 3.

Bệnh đạo ôn gây hại chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh đến trỗ, bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao. Trong vụ xuân các công thức đều bị nhiễm đạo ôn nhẹ ở mức điểm 1.

Bệnh khô vằn gây hại từ giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ đến chín. Bệnh gây hại ở tất cả các công thức ở mức điểm 3.

Bệnh bạc lá gây hại chủ yếu giai đoạn lúa từ sau trỗ bông đến thu hoạch. Qua theo dõi chúng tôi thấy ở vụ xuân bệnh bạc lá gây hại ở tất các công thức ở mức điểm 3, công thức 3 gây hại nhẹ hơn ở mức điểm 2.

Kết quả theo dõi trong vụ mùa cho thấy đối tượng gây hại chủ yếu là sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ và bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn. Các đối tượng gây hại chủ yếu ở tất cả các công thức với mức độ là như nhau.

Rầy nâu gây hại ở tất cả các công thức nhưng ở mức độ nhẹ (điểm 1). Sâu đục thân và sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở tất cả các công thức ở mức độ điểm 3.

Bệnh đạo ôn chỉ xuất hiện ở công thức 2 với mức độ nhẹ (mức 1). Tất cả các công thức còn lại đều không xuất hiện bệnh đạo ôn.

Bệnh khô vằn xuất hiện ở mức độ nhẹ (điểm 1) và không xuất hiện ở công thức 3.

Bệnh bạc lá gây hại ở mức điểm 3 trên tất cả các công thức.

Bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại chủ yếu giai đoạn làm đòng - trỗ. Bệnh gây hại ở tất cả các công thức ở mức điểm 3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến khả năng cải tạo mặn và năng suất lúa trên đất phù sa nhiễm mặn tại huyện tiền hải, thái bình (Trang 66 - 68)