3.3.1. Bố trí thí nghiệm
Nghiên cứu được thực hiện gồm bốn nghiệm thức (NT) được bố trí trong 12 giai 1m3 với ba lần lặp lại, mật độ cá thí nghiệm 10 con/giai, thời gian thí nghiệm 120 ngày.
Bốn loại thức ăn (TA) sử dụng trong nghiên cứu như sau:
TA1: 100% thức ăn công nghiệp (TACN) 30% protein của hãng Cargill. TA2: Hỗn hợp 50% TACN 30% Pr + 50% ĐT.
TA3: Hỗn hợp 10% TACN 30% Pr + 90% ĐT. TA4: Sử dụng 100% thức ăn đậu Tằm.
Các NT thí nghiệm sử dụng loại thức ăn như sau: NT1: TA1.
NT2: TA2. NT3: TA3. NT4: TA4.
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Cho ăn và chăm sóc
+ Thức ăn công nghiệp sử dụng cho ăn trực tiếp.
+ Hỗn hợp thức ăn công nghiệp của công ty Cargill và đậu Tằm được nghiền nhỏ bằng máy nghiền mịn và phối chế với nhau theo tỷ lệ: 50% TACN + 50% ĐT và 10%TACN + 90% ĐT, hỗn hợp được trộn đều và ép đùn thành thức ăn dạng viên chìm, sau đó sấy khô bằng tủ sấy và bảo quản trong tủ lạnh 40C để sử dụng trong quá trình thí nghiệm.
+ Đậu Tằm trước khi cho cá ăn được ngâm trong nước 24 giờ, sau đó rửa sạch, thái nhỏ và trộn với 1-2% muối ăn, để trong thời gian 10-15 phút sau đó bắt đầu cho cá ăn.
+ Mỗi giai bố trí một sàng cho ăn kích thước (dài x rộng x cao) 50x50x10cm đặt cách mặt nước 50cm để cho cá ăn.
Khẩu phần và kỹ thuật cho ăn: Khẩu phần ăn của cá được tính trên khối lượng thức ăn khô sử dụng. Luyện cho cá Rô phi ăn đậu Tằm bằng cách bỏ đói cá 5 ngày sau đó bắt đầu cho cá ăn đậu Tằm. Trong 5 ngày tiếp theo, cho cá ăn đậu Tằm với khẩu phần 0,3% khối lượng thân vào lúc 17h. Sau đó tăng dần khẩu phần ăn lên 1,5-3,0% khối lượng cá trong giai. Thức ăn được kiểm tra sau khi cho cá ăn 30 phút thông qua sàng cho ăn, thức ăn được cho ăn từ từ để đảm bảo cá ăn hết thức ăn trong sàng.
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi
- Các chỉ tiêu môi trường: nhiệt độ, pH, Oxy hòa tan được kiểm tra hàng ngày bằng máy đo pH Hanna và test Sera. NO2, NH4/NH3 được kiểm tra 2 lần/tuần bằng test Sera.
- Các chỉ tiêu tăng trưởng: Định kỳ 30 ngày/ lần thu ngẫu nhiên 5 cá thể/ 1 giai để cân khối lượng và đo chiều dài để đánh giá tăng trưởng, tỉ lệ sống của cá thí nghiệm được đánh giá vào cuối chu kỳ thí nghiệm.
- Phân tích chất lượng thịt cá thí nghiệm: mẫu thịt cá thí nghiệm được thu vào thời điểm 90 ngày nuôi và 120 ngày nuôi.
3.3.3. Phân tích giá trị dinh dưỡng của thức ăn
Mẫu đậu Tằm và thức ăn chế biến được phân tích các chỉ tiêu hóa học sau: - Xác định hàm lượng protein thô (P) theo TCVN 4328-86: dùng H2SO4 đậm đặc với chất xúc tác để phân huỷ chất hữu cơ trong mẫu thử. Chưng cất Amoniac trong dung dịch acid và xác định hàm lượng nitơ tổng số bằng chuẩn độ amoniac. Hàm lượng protein thô = Nitơ tổng số x 6.25.
- Xác định hàm lượng Lipid (L) theo TCVN 4331-86: Dùng dung môi hữu cơ chiết rút chất béo trong mẫu thử, sau đó xác định khối lượng của chất béo.
- Xác định hàm lượng xơ thô (X) theo TCVN 4329-1993: Dùng dung dịch acid và kiềm với nồng độ nhất định thuỷ phân và tách khỏi mẫu thử các chất bột đường, protid, dầu mỡ, một phần hemicellulose và lignin còn lại gọi là xơ thô.
- Xác định hàm lượng tro thô (T) theo TCVN 4327-2007: đốt và nung mẫu thử ở 500-5500C sau đó xác định khối lượng phần còn lại.
- Xác định độ ẩm (W) theo TCVN-4326-86: Dùng phương pháp sấy ở 1050C. Độ ẩm của nguyên liệu là lượng nước mất đi trong khi sấy.
3.3.4. Phân tích thịt cá
Mẫu thịt cá thí nghiệm được phân tích tại phòng thí nghiệm Bộ môn Dinh dưỡng và Thức ăn Thuỷ sản, khoa Thuỷ sản và phòng thí nghiệm Trung tâm khoa Công nghệ thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Các chỉ tiêu phân tích được xác định theo phương pháp Khảo sát chất lượng cá của (Bjornevik & Solbakken, 2010). Cá thí nghiệm được thu mẫu tại thời điểm 90 và 120 ngày nuôi. Số mẫu cá cho mỗi lần phân tích gồm: 3 cá rô phi tại mỗi giai thí nghiệm.
+ Lực cắt (Shear force, đơn vị tính Newton (N): là chỉ tiêu gián tiếp phản ánh độ rắn chắc hay độ dai của cơ thịt. Lực cắt được xác định trên mẫu cơ thịt cá thu tại thời điểm giết mổ và tại thời điểm 24 giờ sau khi bảo quản ở nhiệt độ 2- 40C. Từ phần khoanh cốt lết (Hình 3.2) lấy 1-3 khối trụ cơ thịt có đường kính theo dụng cụ lấy mẫu là 10mm. Sau đó mẫu được đưa vào máy xác định lực cắt MARK- 10 của Mỹ để đo.
Hình 3.2. Sơ đồ lấy mẫu phân tích chất lượng thịt cá thí nghiệm
+ Màu sắc thịt cá:
Tại thời điểm giết mổ: lọc phi lê trái và đo màu sắc (phần lưng) trên 3 điểm (Hình 3.2) tại thời điểm giết mổ và sau 2 giờ. Phần nửa còn lại được bọc trong giấy bóng kính và bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2-40C đến 24 giờ sau để phân tích.
Tại thời điểm 24 giờ sau khi bảo quản: Lọc phi lê phải, đo màu sắc trên 3 điểm giống thời điểm giết mổ
Màu sắc thịt cá được đo ở 3 mức L* (độ sáng), a* (độ màu đỏ), b* (độ màu vàng) bằng máy Konikca Minolta Chroma Meter CR-410 Jappan.
+ Độ sáng L* có giá trị từ 0-100 (0 là màu đen, 100 là màu trắng) giá trị L* càng lớn màu thịt càng sáng, giá trị L* càng bé thịt chuyển màu tối.
+ Độ màu đỏ a* có giá trị từ -60 tới +60 (giá trị - là màu xanh lá cây, + là màu đỏ), giá trị a* càng lớn (+) màu thịt càng đỏ, a* càng bé (-) thịt chuyển màu xanh lá cây.
+ Độ màu vàng b* có giá trị từ -60 đến +60 (giá trị - là màu xanh sẫm, + là màu vàng) giá trị b* càng lớn (+) màu thịt cá vàng, b* càng bé (-) thịt cá chuyển màu xanh sẫm.
- Mất nước chế biến lúc giết mổ và bảo quản.
Lấy khoanh cốt lết dài 5cm từ phần thân bên trái của miếng filet cá (Hình 3.2) cân khối lượng và bọc trong giấy bóng kính chịu nhiệt để hấp chín ở nhiệt độ 900C trong vòng 10 phút, sau đó làm nguội và cân lại khối lượng để tính tỷ lệ mất nước chế biến của thịt cá lúc giết mổ. Lấy khoanh cốt lết dài 5cm từ phần thân bên phải của miếng filet cá cân khối lượng và bọc trong giấy bạc bảo quản trong nhiệt độ 40C trong 24 giờ, sau 24 giờ tiến hành cân lại mẫu cá để tính tỷ lệ mất nước bảo quản và hấp chín mẫu cá ở nhiệt độ 900C trong 10 phút, làm nguội mẫu cá và cân lại để tính tỷ lệ mất nước chế biến sau bảo quản. Tỷ lệ mất nước được tính dựa trên lượng nước mất đi của mẫu thịt cá trong quá trình chế biến và bảo quản.
- Phương pháp đánh giá cảm quan chất lượng thịt cá + Đánh giá cảm quan theo phương pháp cho điểm
Số người thử mẫu cá 8 người và được tập huấn về phép thử cảm quan theo phương pháp cho điểm. Các mẫu thịt cá có khối lượng 20-30g. Số lần lặp của 1 mẫu thử là 3 lần. Mẫu cá khi nấu chín cần đảm bảo cùng cách chế biến, đúng thời gian, cùng nhiệt độ.
+ Đánh giá thị hiếu của người tiêu dùng
Phép thử thị hiếu là phép thử thường dành cho người tiêu dùng. Phép thử thị hiếu thường đề cập tới mức độ yêu thích, khả năng chấp nhận sản phẩm, thái độ, quan điểm, nhận thức, hành vi tiêu dùng sản phẩm của con người.
Các phép thử phổ biến trong nhóm phép thử thị hiếu bao gồm phép thử ưu tiên (cặp đôi, so hàng thị hiếu) và phép thử mức độ chấp nhận (phép thử cho điểm). Số người thử mẫu đánh giá thị hiếu là 8 người và được tập huấn về phép thử thị hiếu theo phương pháp cho điểm. Các mẫu thịt cá có khối lượng 20-30g. Số lần lặp của 1 mẫu thử là 3 lần. Mẫu cá khi nấu chín cần đảm bảo cùng cách chế biến, đúng thời gian, cùng nhiệt độ.
Phiếu đánh giá cảm quan theo phương pháp cho điểm (phụ lục 2).
3.3.5. Xử lý số liệu
Số liệu về tỷ lệ sống, tăng trưởng, hệ số chuyển hóa thức ăn được tính toán giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (SD). So sánh sự khác biệt giữa các công thức được thực hiện theo phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố ANOVA bằng phép thử Duncan với độ tin cậy 95%, sử dụng phần mềm minitab 16.0 và Excel 2016.
Ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn được tính toán theo Nikolsky (1963) với các công thức tính như sau:
+ Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối:
= −
− ( ⁄ / à )
+ Tốc độ tăng trưởng tương đối:
= × 100 (%⁄ / à )
(Trong đó: W trọng lượng, t thời gian thí nghiệm)
+ Khối lượng cá tăng lên (WG), tỷ lệ sống, hệ số thức ăn FCR (feed conversion ratio), chi phí thức ăn (đồng/kg cá tăng trọng) sẽ được tính toán khi kết thúc thí nghiệm, cụ thể như sau:
WG (g/con) = Khối lượng cá sau thí nghiệm – Khối lựợng cá trước thí nghiệm Tỷ lệ sống (%) = x 100 FCR = Số cá thu hoạch
Số cá thả
Khối lượng thức ăn sử dụng (kg) Khối lượng cá tăng trọng (kg)
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN THÍ NGHIỆM Bảng 4.1. Thành phần dinh dưỡng của 4 loại thức ăn thí nghiệm Bảng 4.1. Thành phần dinh dưỡng của 4 loại thức ăn thí nghiệm Thức ăn Protein thô
(%) Béo tổng số (%) Xơ thô (%) Tro thô (%) Độ ẩm (%) NT1 (TA1) 30 4 7 11 NT2 (TA2) 30,4 2,9 6,2 6,28 10 NT3 (TA3) 29,6 1,9 5,3 4,33 10 NT4 (TA4) 29 1,5 7,8 3,84 8
Chú thích: TA1; TACN 30% protein, TA2; 50% TACN+50% ĐT; TA3: 10%TACN+90%ĐT; TA4: ĐT
Tác giả De Silva & Perera (1985) cho rằng nhu cầu protein thô cho sự sinh trưởng tối ưu của cá rô phi là từ 28-30%. Theo đó, kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng Bảng 4.1 cho thấy hàm lượng protein thô của các loại thức ăn sử dụng trong thí nghiệm dao động từ 29-30,6% và phù hợp cho sinh trưởng phát triển của cá rô phi.
Kết quả hàm lượng chất béo tổng số giữa thức ăn công nghiệp (TA1) và các loại thức ăn còn lại có sự chênh lệch, tuy nhiên sự chênh lệch này không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cá rô phi vì theo tác giả Hanley (1991) thì việc tăng hàm lượng lipid trong khẩu phần ăn của cá rô phi không làm tăng tốc độ tăng trưởng. Tác giả Jauncey & Ross (1982) cho rằng cá rô phi có khẩu phần lipid không cao như khẩu phần của cá hồi và cá chép, đối với cá rô phi trưởng thành mức lipid có thể giảm xuống dưới 6%, do vậy hàm lượng lipid trong các loại thức ăn sử dụng trong nghiên cứu này là phù hợp.
4.2. KẾT QUẢ THEO DÕI CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TRONG THỜI GIAN THÍ NGHIỆM GIAN THÍ NGHIỆM
Kết quả thu thập các yếu tố môi trường nước trong thời gian thí nghiệm được trình bày trong Bảng 4.2. Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 11/2019 trong ao nuôi ngoài trời và thời gian này đang là đầu mùa đông miền Bắc, nhiệt độ không khí dao động ngày đêm rất lớn. Tuy nhiên, nhiệt độ nước ao nuôi tương đối ổn định so với thời tiết với nhiệt độ nước trung bình buổi sáng dao động từ 18-220C, lúc 14 giờ chiều dao động từ 23-280C (Hình 4.1), khoảng nhiệt độ này trong giới
hạn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cá rô phi (Balarin & Haller, 1982) và khoảng nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của cá rô phi 25-300C (El-Sherif & El-Feky, 2009). Do trong thời gian mùa đông nên có những ngày mưa rét làm cá ngừng ăn và tăng trưởng chậm.
pH trung bình trong thời gian thí nghiệm dao động từ 6,9-7,2 (buổi sáng) và 7,2-7,5 (buổi chiều) sự biến động pH trong ngày dưới 0,5. Theo Boyd (1998), pH thích hợp cho sự phát triển của động vật thủy sản từ 6,5-9,0.
Hàm lượng NO2- trong thí nghiệm dao động từ 0-0,5 mg/l và hàm lượng NH4+/NH3- dao động trong khoảng 0,5-1 mg/l đều nằm trong khảng thích hợp cho cá rô phi sinh trưởng và phát triển (Boyd, 1998).
Nhìn chung các yếu tố môi trường như pH, DO, NO2-, NH4+/NH3- đều nằm trong khoảng thích hợp cho cá sinh trưởng phát triển, trừ nhiệt độ ao nuôi do ảnh hưởng của mùa đông nên có tác động đến sinh trưởng của cá thí nghiệm.
Bảng 4.2. Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm Chỉ tiêu Nhiệt độ (0C) pH DO (mg/l) NH4+/NH3- (mg/l) NO2- (mg/l) Sáng 18 - 22 6,9 - 7,2 3,5 - 4 0,5 - 1 0 - 0,5 Chiều 23 - 28 7,2 - 7,5 4,5 - 5
Hình 4.1. Biểu đồ biến động nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm
17.0 18.0 19.0 20.0 21.0 22.0 23.0 24.0 25.0 26.0 27.0 28.0 29.0 1 2 3 4 N hi ệt đ ộ ( 0C)
Thời gian nuôi (Tháng)
Sáng Chiều
4.3. KẾT QUẢ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ RÔ PHI TRONG THÍ NGHIỆM Bảng 4.3. Tăng trưởng cá rô phi khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau Bảng 4.3. Tăng trưởng cá rô phi khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau
Chỉ tiêu Nghiệm thức NT1 NT2 NT3 NT4 WG (g/con) 403,8±11,9a 232,9±7,02b 174,3±2,48c 132,9±18,3d ADGw (g/con/ngày) 3,36±0,10a 1,94±0,06b 1,45±0,02c 1,11±0,15d SGRw (%/con/ngày) 0,31±0,018a 0,19±0,001b 0,14±0,006c 0,11±0,014d Tỉ lệ sống (%) 80,00±0,00a 86,67±5,77a 86,67±11,55a 86,67±11,55a FCR 3,58±0,35c 6,49±0,30b 9,59±0,89a 11,50±1,72a
Chú thích: Số liệu được biểu diễn dưới dạng số liệu trung bình của ba lần lăp Mean±SD, các số liệu trên cùng một hàng có số mũ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Sau 120 ngày nuôi, khối lượng cá rô phi tăng trọng (WG) (Bảng 4.3) ở các nghiệm thức dao động từ 132,9-403,8 g/con, trong đó tăng trọng khối lượng cao nhất ở NT1 (100% TACN) 403,8±11,9 g/con, tiếp đó thấp hơn là NT2 (50% TACN + 50% ĐT) 232,9±7,02g/con, NT3 (10% TACN + 90% ĐT) 174,3±2,48 g/con và thấp nhất ở NT4 (100% ĐT) 132,9±18,3 g/con, kết quả phân tích thống kê có sự sai khác giữa các nghiệm thức (P<0,05). Điều này cho thấy cá rô phi ở nghiệm thức sử dụng 100% thức ăn công nghiệp có tăng trọng tốt nhất so với các nghiệm thức còn lại cá nuôi bằng thức ăn có bổ sung đậu Tằm (50, 90, 100% đậu Tằm).
Theo kết quả Bảng 4.3, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (ADGw) và tương đối (SGRw) về khối lượng của cá rô phi ở NT1 cá sử dụng 100% thức ăn công nghiệp lần lượt là 3,36±0,10g/con/ngày và 0,31±0,018%/con/ngày, cá nuôi ở NT1 có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05) so với 3 NT còn lại sử dụng thức ăn có bổ sung đậu Tằm, tốc độ tăng trưởng về khối lượng thấp nhất ở NT4 cá sử dụng thức ăn 100% đậu Tằm với ADGw 1,11±0,15 g/con/ngày và SGRw 0,11±0,014 %/con/ngày. Điều này cho thấy cá nuôi bằng thức ăn công nghiệp cho kết quả tăng trưởng bình quân tốt hơn so với cá nuôi bằng thức ăn có bổ sung đậu Tằm. Kết quả sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng khối lượng giữa NT1 và NT4 của nghiên cứu này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thùy Linh (2016) tại Thái Lan khi nuôi cá rô phi vằn sử dụng thức
ăn công nghiệp và đậu Tằm, ở công thức cá sử dụng thức ăn công nghiệp cho kết quả ADGw 3,2 g/con/ngày cao hơn so với công thức sử dụng thức ăn đậu Tằm có ADGw 2,2 g/con/ngày, hay trong nghiên cứu của Kiều Minh Khuê (2011) khi nuôi cá trắm cỏ bằng đậu Tằm và cỏ voi cũng cho tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá nuôi bằng bằng đậu Tằm (ADG 4,13 g/con/ngày) thấp hơn so với cá nuôi bằng cỏ voi (ADG 10,78 g/con/ngày). Nghiên cứu trên cá chép của Nguyễn Minh Mẫn (2016) cũng cho kết quả tương tự khi cá chép nuôi bằng đậu Tằm cho tốc độ tăng trưởng tuyệt đối 2,38 g/con/ngày, thấp hơn so với cá chép trong công thức sử dụng thức ăn công nghiệp 2,77 g/con/ngày.
Tỷ lệ sống của cá rô phi giữa các nghiệm thức (Bảng 4.3) dao động từ 80-