Kết quả phân tích độ dai thịt cá thí nghiệm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NUÔI CÁ RÔ PHI THỊT GIÒN BẰNG ĐẬU TẰM (VICIA FABA) (Trang 37 - 38)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Kết quả phân tích chất lượng thịt cá rô phi thí nghiệm

4.4.2. Kết quả phân tích độ dai thịt cá thí nghiệm

Kết quả phân tích độ dai thịt cá sử dụng máy xác định lực cắt MARK-10 của Mỹ cho thấy, có sự khác biệt về độ dai thịt cá rô phi giữa các nghiệm thức (P<0,05) qua các lần thu mẫu thí nghiệm (Bảng 4.5 và Hình 4.2). Thời điểm 120 ngày nuôi, độ dai thịt cá rô phi ở NT4 (100% ĐT) tại thời điểm giết mổ (T0) và sau bảo quản 24 giờ (T24) lần lượt là 73,00±1,80N và 51,75±0,90N cao hơn so với NT2 (50% TACN + 50% ĐT) và NT3 (10% TACN + 90% ĐT), NT1 (100% TACN) có độ dai thịt thấp nhất T0= 46,92±2,79N và T24= 31,17±3,33N. Kết quả này có sự tương đồng so với nghiên cứu của Lê Thị Thùy Linh (2016) sau 110 ngày nuôi rô phi bằng thức ăn công nghiệp và đậu Tằm thì độ dai của cá sử dụng đậu Tằm là 1,81±0,23N, thức ăn công nghiệp là 1,42±0,14N. Ngoài ra theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Mẫn (2016), cá chép khi sử dụng thức ăn là đậu Tằm sau 90 ngày nuôi có độ dai là 6,57±0,49N cao hơn thức ăn công nghiệp 5,16±0,35N.

Năm 2011, Kiều Minh Khuê thử nghiệm nuôi cá trắm cỏ bằng đậu Tằm tạo sản phẩm cá giòn cũng cho thấy có sự khác biệt về độ dai thịt cá trắm cỏ nuôi bằng đậu Tằm và trắm cỏ nuôi bằng cỏ tại thời điểm 166 ngày nuôi tại thời điểm giết mổ và sau 24 giờ bảo quản lần lượtsss là 110,10±1,04N và 98,60±0,36N cao hơn so với độ dai thịt cá trắm cỏ nuôi bằng cỏ voi tại thời điểm mổ 67,57±0,27N và sau 24 giờ 56,60±1,78N. Qua những điều này chứng tỏ đậu Tằm quyết định đến sự khác biệt về độ dai của thịt cá không chỉ trên cá chép, cá trắm cỏ mà kể cả rô phi.

Bảng 4.5. Kết quả phân tích độ dai thịt cá

Đơn vị: N (Newton) Ngày nuôi Thời điểm Nghiệm Thức NT1 NT2 NT3 NT4 90 Lúc giết mổ T0 47,50±1,01b 54,41±2,30b 64,89±3,31a 66,11±4,88a

Sau bảo quản T24 24,00±0,58c 31,11±1,67b 38,17±2,62a 42,61±2,28a

120

Lúc giết mổ T0 46,92±2,79d 56,00±1,50c 64,75±3,78b 73,00±1,80a

Sau bảo quản T24 31,17±3,33c 41,38±1,33b 41,50±0,66b 51,75±0,90a

Chú thích: T0: tại thời điểm giết mổ; T24: thời điểm 24 giờ sau khi giết mổ, mẫu được bảo quản trong nhiệt độ 2-40C.

Số liệu thống kê trong Bảng là giá trị trung bình của 3 lần lặp lại ± SD, các giá trị trong cùng hàng mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P <0,05).

Hình 4.2. Độ dai của thịt cá rô phi tại thời điểm giết mổ và sau bảo quản

(NT1: 100% TĂCN (thức ăn công nghiệp); NT2: 50% TĂCN + 50% ĐT (đậu Tằm); NT3: 10% TĂCN + 90% ĐT; NT4: 100% đậu Tằm)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NUÔI CÁ RÔ PHI THỊT GIÒN BẰNG ĐẬU TẰM (VICIA FABA) (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)