Đánh bại kế hoạch Giơn xơn – Mác-na-ma-ra (1964 – 1965)

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2022 môn Lịch sử (Có đáp án) (Trang 63 - 64)

Trước sự thất bại của kế hoạch Stalây-Taylor, năm 1964, Giơn-xơn đã đưa ra kế hoạch Giơn- xơn Mác-na-ma-ra để tiếp tục thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt với mục tiêu bình định miền Nam cĩ trọng điểm trong vịng 2 năm (1964 - 1965).

Trên mặt trận chính trị

Phong trào đấu tranh chính trị ở các đơ thị (Sài Gịn, Huế, Đà Nẵng) tiếp tục lên cao, đặc biệt là sau khi Nguyễn Khánh ra những sắc lệnh phát xít mới và chính quyền Ngụy sát hại Nguyễn Văn Trỗi (15/10/1964).

Trên mặt trận chống phá “Bình định”

Trong năm 1964 và đầu năm 1965, từng mãng lớn ấp chiến lược do địch lập nên đã bị ta phá, nhiều ấp chiến lược đã trở thành căn cứ cách mạng, vùng tự do của ta ngày càng được mở rộng.

Trên mặt trận quân sự

Kết hợp với đấu tranh chính trị, quân dân Đơng Nam Bộ mở chiến dịch tiến cơng Đơng – Xuân 1964-1965:

Ngày 02/12/1964, quân ta đã thắng lớn ở Bình Giã (Bà Rịa), tiêu diệt 17000 tên, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch.

Sau chiến thắng Bình Giã, quân ta mở tiếp chiến dịch xuân – hè 1965 và đã liên tiếp giành được thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xồi (Biên Hịa); đánh dấu sự phá sản của kế hoạch Johnson – Mc. Namara.

Kết luận: sự phá sản của hai kế hoạch Stalay-taylor và Johnson-Mc. Namara đã làm cho chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thất bại hồn tồn.

Câu hỏi và bài tập:

Câu 1. Chiến thắng Ấp Bắc và ý nghĩa của nĩ đối với quá trình đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ - Diệm ở miền Nam?

Câu 2: Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ ở miền Nam cĩ gì khác nhau giữa hai thời kì 1954 – 1960 và 1961 – 1965?

BÀI 17

MIỀN BẮC XÂY DỰNG BƯỚC ĐẦU CƠ SỞ VẬT CHẤT – KĨ THUẬT CỦA CHỦ NGHĨAXÃ HỘI (1961 - 1965) XÃ HỘI (1961 - 1965)

Câu 71: Trình bày nội dung và ý nghĩa của Đại hội đại biểu Tồn quốc lần thứ III của Đảng (9 - 1960).

Từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 9 năm 1960, Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ III đã diễn ra. Tham dự Đại hội cĩ 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết. Đại hội đã kiểm điểm cơng tác lãnh đạo của Đảng trong 10 năm kể từ Đại hội II (2/1951), thảo luận và vạch ra đường lối đấu tranh cho cả hai miền trong giai đoạn mới, xác định nhiệm vụ mới của cách mạng cả nước và của từng miền.

Đại hội đã xác định rõ nhiệm vụ chiến lược của cả hai miền là: Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tăng cường mau chĩng lực lượng của miền Bắc về mọi mặt, và “trách nhiệm của cách mạng ở miền Nam là phải trực tiếp làm nhiệm vụ đánh đổ ách thống trị của Đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai để giải phĩng miền Nam, hồn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước”.

Đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương mới gồm 47 ủy viên chính thức và 31 ủy viên dự khuyết; bầu Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, và đồng chí Lê Duẫn làm Bí thư thứ nhất.

Đại hội đã đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình xác định đường lối cách mạng ở hai miền Nam – Bắc, định hướng cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1961 – 1975.

Câu 72: Trình bày những thành tựu cơ bản của miền Bắc trong quá trình thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965).

Miền Bắc là nền tảng, gốc rể đảm bảo cho sự thành cơng của cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất tổ quốc. Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã xác định: Phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, biến miền Bắc thành căn cứ địa vững chắc cho các mạng cả nước. Để thực hiện nhiệm vụ đĩ, đại hội đã đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) nhằm bước đầu cơng nghiệp hĩa nước nhà.

Từ năm 1961 đến năm 1965, nhân dân miền Bắc đã dồn sức thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất với nhiều phong trào thi đua sơi nổi như trong nơng nghiệp cĩ phong trào “đại phong”, trong cơng nghiệp cĩ phong trào "duyên hải", trong quân đội cĩ phong trào "ba nhất", trong thủ cơng nghiệp cĩ phong trào "thành cơng" ….

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2022 môn Lịch sử (Có đáp án) (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)