d. Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
5.3.2. Các thách thức trong việc áp dụng SXS Hở Việt Nam
Mặc dù SXSH có nhiều ưu việt, song cho đến nay SXSH vẫn chưa được áp dụng một cách triệt để trong các hoạt đông công nhiệp cũng như dịch vụ. Nguyên do có thể là:
• Thói quen trong cách ứng xử trong giới công nghiệp đã được hình thành hàng trăm năm nay,
• Năng lực để thực hiện SXSH trong các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế,
• Các rào cản về tài chính,
• Thiếu chính sách và các cam kết, hỗ trợ của chính phủ.
Ở Việt Nam, mặc dù đã xây dựng được một nguồn lực đánh giá và thực hiện SXSH cho các doanh nghiệp, tuy nhiên do đặc thù của một tiếp cận mang tính chất tự nguyện, SXSH vẫn chưa phổ biến rộng rãi với các doanh nghiệp. Bài học rút ra từ các doanh nghiệp
đã tham gia thực hiện SXSH trong thời gian vừa qua cho thấy:
* Chưa có sự quan tâm đúng mức về SXSH trong chiến lược và chính sách phát triển công nghiệp, thương mại và công nghệ môi trường,
* Các cấp lãnh đạo các nhà máy chưa có nhận thức đầy đủ về SXSH và ngại thay đổi, * Thiếu các chuyên gia về SXSH ở các ngành cũng như các thông tin kỹ thuật. Đồng thời cũng thiếu cả các phương tiện kỹ thuật đểđánh giá hiệu quả của SXSH,
* Thiếu các nguồn tài chính và cơ chế tài trợ thích hợp cho đầu tư theo hướng SXSH, * Chưa có động lực của thị trường trong nước thúc đẩy các nhà công nghiệp do vậy
đánh giá SXSH chưa thành nhu cầu thực sự,
* Chưa có thể chế và tổ chức thúc đẩy SXSH đi vào thực tiễn hoạt động công nghiệp, Bên cạnh đó, khảo sát của Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam về thực tếđầu tư triển khai cho các giải pháp SXSH năm 2003 đã rút ra được một số bài học đối với việc duy trì SXSH tại các doanh nghiệp đã thực hiện tiếp cận này, đó là:
* Phần lớn các giải pháp SXSH được thực hiện (thường là giải pháp có chi phí thấp) dùng tiền nội bộ, không muốn vay của ngân hàng để đầu tư cho giải pháp có chi phí lớn vì lãi suất cao, thời hạn cho vay ngắn và thủ tục cho vay còn rườm rà, phức tạp,
* Hầu hết các đơn vị trình diễn SXSH trong các dự án khác nhau đều chỉ phân tích lợi ích kinh tế một lần mà không tính toán liên tục để theo dõi lợi ích của các năm tiếp theo,
* Phân tích lợi ích ở đây mới chỉ về mặt tài chính thuần túy của công ty mà chưa tính
đến lợi ích kinh tế mở rộng thông qua giảm chi phí xã hội, tăng phúc lợi xã hội nhờ cải thiện môi trường làm việc và chất lượng môi trường nói chung,
* Lợi ích về mặt kinh tế của các giải pháp chưa tính đến lợi ích do giảm chi phí xử lý
chất thải và chi phí xử lý chất thải chưa được tính vào giá thành sản xuất,
* Có rất nhiều giải pháp SXSH làm giảm nước tiêu thụ nhưng lợi ích kinh tế của các giải pháp này chưa được xác định rõ ràng do hầu hết các doanh nghiệp tự khai thác nước ngầm và chưa tính đủ giá cho loại nguyên liệu đặc biệt này,
60
* Các doanh nghiệp luôn muốn có sự hỗ trợ tài chính để thực hiện các giải pháp SXSH, song họ không muốn vay tiền của ngân hàng,
* Một số các công ty liên doanh hay các công ty ở qui mô lớn có thể sử dụng vốn tự
có đểđầu tư cho các giải pháp SXSH, thậm chí cả các giải pháp có chi phí cao,
* Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có khả năng đầu tư cho các giải pháp chi phí trung bình và cao, phải vay ngân hàng,
* Tiềm năng thực hiện SXSH ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn do hầu hết các cơ sở này sử dụng thiết bị và công nghệ lạc hậu, mở rộng nhiều lần nên thiết bị không đồng bộ, chắp vá, bố trí mặt bằng không hợp lý và quản lý lỏng lẻo, chồng chéo.
CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP
ĐẾN NĂM 2020