d. Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
5.1. SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Từ khoảng hơn mười lăm năm nay, phát triển bền vững (PTBV) đã trở thành một khái niệm rất phổ biến. Khái niệm này hiện đang có mặt trên hầu hết các tiêu đề của các tạp chí Môi trường, giành vị trí quan trọng trên 8.730.000 trang web và liên quan chặt chẽ đến tiêu chí hoạt động của vô số các chương trình và các tổ chức. Hiện nay, khi nhắc đến sự phát triển kinh tế hay xã hội, phát triển quốc gia hay địa phương, phát triển toàn cầu hay khu vực… tất cả các sự phát triển đều được hiểu và hướng theo theo nghĩa PTBV. Tuy nhiên, định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất lại cũng rất mơ hồ: “Phát triển bền vững là
sự phát triển nhằm thỏa mãn các yêu cầu thế hệ hiện tại nhưng không tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các yêu cầu của chính họ” (Báo cáo Brudland, 1987). Nói một cách dễ hiểu thì PTBV là sự phát triển kinh tế trong sự hài hoà với môi trường sinh thái và xã hội.
- Về mặt kinh tế, cần phải phân biệt giữa phát triển và tăng trưởng. Tăng trưởng chỉ chú trọng tới vật chất và số
lượng, tích lũy và bành trướng trong khi phát triển quan tâm tới tiềm năng, chất lượng, sự phục vụ con người một cách toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần. PTBV về mặt kinh tế đối nghịch với gia tăng sản xuất không giới hạn, chinh phục thị trường bằng mọi cách, thương mại hóa và tìm lợi nhuận tối đa. PTBV kinh tế đòi hỏi phải cân nhắc ảnh hưởng bây giờ hay sau này của hoạt động sản xuất và tăng trưởng kinh tế lên chất lượng cuộc sống, xem xét xem cái gì sẽ bị phí phạm, ảnh hưởng.
- Về mặt xã hội, bền vững có nghĩa là đảm bảo xã hội công bằng, cuộc sống bình an. Sự PTBV đòi hỏi phải đề phòng tai biến, không có người sống ngoài lề xã hội hoặc bị xã hội ruồng bỏ. Xã hội của một nước không thể PTBV nếu có một tầng lớp xã hội bị gạt ra ngoài tiến trình phát triển quốc gia. Thế giới sẽ không có PTBV về mặt xã hội nếu tính mạng của một phần nhân loại bị đe dọa vì bệnh tật, đói nghèo, thiên tai, ... PTBV về mặt xã hội có nghĩa con người có môi trường sống hài hòa, công bằng và có an sinh.
- PTBV về phương diện môi trường có nghĩa là phải bảo đảm khả năng hồi phục của hệ sinh thái, mức độ sử dụng tài nguyên tái tạo phải thấp hơn tốc độ tái sinh, việc sử dụng tài nguyên không tái tạo phải tùy thuộc vào khả năng tìm ra được các nguyên liệu thay thế. Sau cùng, mức độ ô nhiễm phải thấp hơn khả năng phục hồi và tái tạo của môi trường, môi sinh. Kinh tế chỉ là một bộ phận của hệ sinh thái và phát triển kinh tế phải bảo toàn sự cân bằng sinh thái.
- Trong các ngành công nghiệp sản xuất, các nước phát triển cũng nhưđang phát triển thường đưa ra các công nghệ sản xuất mà không nhận ra rằng họ sẽ phải trả giá để xử lý ô nhiễm do những công nghệ này gây ra. Họ cho rằng 1 sự cân bằng sẽđược thiết lập giữa phát triển kinh tế và môi trường và rằng phải chấp nhận 1 mức độ ô nhiễm nào đấy để có
được sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên lập luận này hiện nay không còn thích hợp. SXSH có thể giảm thiểu hay loại bỏ nhu cầu cân bằng giữa phát triển kinh tế và môi trường. Hiện nay, SXSH đặc biệt quan trọng đối với các nước đang trên con đường chuyển dịch cơ cấu kinh tế. SXSH tạo ra cơ hôi “bước nhảy vọt” vượt qua các công nghệ cũđược sử dụng lâu nay mà vẫn còn tiêu tốn nhiều tiền cho việc kiểm soát ô nhiễm do các công nghệ này gây
54
ra. Như vậy có thể nói rằng SXSH là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho sự
PTBV.
Bảng 1.2. Một số ví dụ SXSH giúp giải quyết các vấn đề môi trường
Vấn đề môi trường
Giải pháp phòng ngừa ô nhiễm trong SXSH (Thảo luận trên lớp)
Suy giảm tầng ozon
Thay thế tất cả các chất làm suy giảm tầng ozon bằng các chất an toàn
Nóng lên toàn cầu Thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng mặt trời Bảo tồn năng lượng
Phát sinh các chất thải rắn và chất thải nguy hại.
Thay đổi các dây chuyền sản xuất và nguyên liệu
Mua các sản phẩm mà công nghệ sản xuất ra chúng tạo ra ít chất thải nguy hại hơn và không chứa các chất độc
Mua các sản phẩm bền Mua các sản phẩm ít độc Tái sử dụng các sản phẩm
Yêu cầu dùng ít bao gói cho sản phẩm
Mưa acid
Sử dụng than sạch (có hàm lượng lưu huỳnh thấp) cho các nhà máy điện
Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo được Sương mù quang
hoá
Sử dụng ô tô chạy bằng điện hay các nhiên liệu thay thế
Thay thế các sản phẩm tạo ra nhiều chất hứu cơ dễ bay hơi như kep xịt tóc, sơn, bình nước hoa,...