Hiện trạng và tiềm năng SXS Hở Việt Nam

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TÓM TẮT SẢN XUẤT SẠCH HƠN pot (Trang 57 - 60)

d. Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp

5.3.1. Hiện trạng và tiềm năng SXS Hở Việt Nam

Từ giữa những năm 80, Chính phủ Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh công cuộc "công nghiệp hóa và hiện đại hóa", đem lại những chuyển biến quan trọng cho nền kinh tế và hệ

thống xã hội của đất nước. Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp và đô thị hóa đang có khuynh hướng tác động xấu đến môi trường. Nước thải, khí thải và chất thải rắn đã đang làm ô nhiễm thành phố và các khu vực tập trung công nghiệp. Cuộc khủng hoảng kinh tế

trong khu vực vừa qua giúp chúng ta rút ra được những bài học bổ ích, đó là các hoạt động bảo vệ môi trường cần được xem xét ngay ở giai đoạn đầu tiên của sự hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cấp Trung ương. Vì vậy cần sớm có các giải pháp nghiêm túc

để bảo vệ môi trường, trong đó bao gồm cả việc ban hành các chính sách về thuế, tín dụng và đặc biệt là sự tăng cường và khuyến khích áp dụng SXSH.

Ngày 25 tháng 6 năm 1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị 36-CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Chỉ thị đã

được xây dựng trên các nguyên tắc của Chương trình nghị sự 21 áp dụng vào điều kiện cụ

thể của Việt Nam, trong đó phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chỉ đạo trong quản lý môi trường công nghiệp.

Khái niệm SXSH đã được giới thiệu và thử nghiệm áp dụng trong công nghiệp đầu tiên ở nước ta từ năm 1995 qua hai dự án do quốc tế tài trợ là "SXSH trong công nghiệp

57

giấy" (1995 - 1997) và “Giảm thiểu chất thải trong công nghiệp dệt” ở Hà Nội (1995 - 1996) do UNEP/NIEM tại Bangkok (Thái Lan) và CIDA-IDRC (Canada) tài trợ. Hai dự án này mới dừng ở mức giới thiệu khái niệm và xác định tiềm năng giảm thiểu chất thải. Tiếp

đó, các khái niệm "Phòng ngừa ô nhiễm", "Hiệu suất sinh thái", "Sản xuất không phế thải" và "Năng suất xanh" cũng được giới thiệu vào nước ta. Mặc dù dưới các tên gọi khác nhau, song bản chất của các khái niệm trên hoàn toàn tương tự nhau với mục đích: "Nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, năng lượng và chủ động ngăn chặn sự tạo thành chất thải ngay tại nguồn phát sinh ra chúng, giảm thiểu chất ô nhiễm đi vào môi trường". Vào ngày 22 tháng 9 năm 1999, Bộ trưởng Bộ KHCN&MT (trước đây) Chu Tuấn Nhạ đã ký Tuyên ngôn Quốc tế về SXSH, khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam với chiến lược phát triển bền vững.

Trong những năm vừa qua, các hoạt động về SXSH ở nước ta chủ yếu tập trung vào:

• Phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức;

• Trình diễn kỹ thuật đánh giá SXSH tại doanh nghiệp nhằm thuyết phục giới công nghiệp tiếp nhận tiếp cận SXSH vào hoạt động sản xuất kinh doanh;

• Đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng năng lực quốc gia về SXSH; và

• Xây dựng cơ sở pháp lý cho việc xúc tiến SXSH.

Tính đến năm 2005, đã có gần 200 doanh nghiệp tham gia các dự án trình diễn ở các mức độ khác nhau trong khuôn khổ các dự án quốc gia do quốc tế tài trợ hoặc các đề tài xây dựng mô hình SXSH ở một sốđịa phương, trong đó có 47 doanh nghiệp chế biến thủy sản, thực phẩm và 34 doanh nghiệp dệt nhuộm. Con số này còn quá nhỏ so với số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hiện có ở cả nước. Tuy nhiên ở nước ta hiện đã và đang hình thành xu thế ngày càng có thêm các doanh nghiệp tham gia các dự án về SXSH (Hình 5.1).

Hình 5.1. S lượng các doanh nghip tham gia d án SXSH

Theo báo cáo của Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, tình hình thực hiện các dự án trình diễn hoặc nghiên cứu về SXSH ở các địa phương cũng rất khác nhau (37 tỉnh/thành phố). Tỉnh Nam Định và thành phố Hồ Chí Minh là 2 địa phương có số doanh nghiệp thực hiện thành công SXSH nhiều nhất.

Theo báo cáo của 60 doanh nghiệp thực hiện đánh giá SXSH dưới sự hướng dẫn của Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, các doanh nghiệp này đã tiết kiệm trên 6 triệu USD trong năm trình diễn, trong khi tổng vốn đầu tư thực hiện các giải pháp SXSH là 1,15 triệu USD. Thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp rất hạn chế về vốn, nhất là các doanh

58

nghiệp vừa và nhỏ. Một kết quả khác rất lý thú là đánh giá SXSH cũng là một công cụ hiệu quả trong giải quyết các vấn đề về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp trong sản xuất công nghiệp.

Điều đáng chú ý là riêng Bộ Công nghiệp trong giai đoạn 2000 - 2004 đã mở 20 lớp tập huấn về SXSH cho 800 lượt cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp và hỗ trợ tài chính cho 78 doanh nghiệp áp dụng SXSH. Trong 5 năm qua, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong nước được chú ý đúng mức, mà điển hình là hoạt động của dự án "Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam" (VIE/96/063) đã đào tạo được trên 100 cán bộ chuyên sâu về SXSH cho các ngành công nghiệp và cơ quan nghiên cứu, tư vấn, trong đó có khoảng 30% số cán bộ này đã cung cấp tư vấn về lĩnh vực SXSH. SXSH/Phòng ngừa ô nhiễm trong công nghiệp ngày nay đã trở thành 1 trong 36 chương trình ưu tiên của chiến lược quốc gia về

Bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định hướng đến 2020. Tuy nhiên, cũng vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém trong các trình diễn kỹ thuật và đề tài nghiên cứu về SXSH. Ví dụ như số

giải pháp về công nghệ chỉ chiếm 5% trong tổng số các giải pháp đã được đề xuất và hầu như rất ít giải pháp trong số các giải pháp loại này được thực hiện. Thêm vào đó, nhiều báo cáo đánh giá SXSH do các chuyên gia Việt Nam thực hiện còn mang đậm tính giáo khoa. Những tồn tại này cho thấy sự cần thiết phải khẩn trương xây dựng đội ngũ chuyên gia trong nước giỏi về kiến thức và kỹ năng thực hiện phương pháp luận cùng với sự phong phú về kinh nghiệm thực hiện mới có thể đảm bảo chất lượng dịch vụ về SXSH. Đây là yếu tố quan trọng trong phát triển thị trường dịch vụ về lĩnh vực SXSH và đảm bảo tính bền vững của SXSH.

Trên cơ sở phân tích số liệu kiểm toán SXSH tại 60 doanh nghiệp thuộc các ngành Giấy, Dệt, sản xuất bia và sản phẩm kim khí do Trung tâm SXSVN thực hiện từ 1999 - 2004, các chuyên gia quốc tế và Việt Nam đã so sánh với các công nghệ tốt nhất hiện có (BAT = Best Available Technology) ở châu Âu để ước tính và nhận xét: tiềm năng SXSH (tức là tiềm năng giảm tiêu thụ nguyên liệu, hóa chất, năng lượng và nước) trong các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn.

Như vậy, SXSH ở nước ta có thểđạt kết quả cao hơn nữa về cả lợi ích môi trường và lợi ích kinh tế khi các giải pháp SXSH được áp dụng. Song với thực tiễn về trình độ phát triển và tiềm lực tài chính hiện nay, thích hợp hơn cả đối với các doanh nghiệp nước ta là tìm kiếm các công nghệ tốt nhất và hấp dẫn về mặt kinh tế (BEAT = Best Economically Attractive Technology) trong quá trình đổi mới công nghệ (Ngô Thị Nga, 2005).

Để duy trì và nhân rộng các kết quả đã đạt được, dự án VIE/04/064 "Đẩy mạnh các dịch vụ mới về SXSH thông qua Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam" đã được SECO (Thuỵ Sĩ) tài trợ qua UNIDO (2005 - 2007). Dự án này mở rộng phạm vi ứng dụng của SXSH sang các vấn đề bức xúc khác như:

• Sử dụng năng lượng hiệu quả và cơ chế phát triển sạch (CDM),

• An toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHS),

• Giải trình trách nhiệm xã hội,

• Thực hiện các công ước đa phương về môi trường.

Tuy vậy, ưu tiên lớn nhất của dự án đểđẩy mạnh thực hiện SXSH là:

• Đánh giá mức độ lạc hậu công nghệ và chuyển giao công nghệ sạch hơn,

59

• Xây dựng mẫu hình sản xuất bền vững trong công nghiệp.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TÓM TẮT SẢN XUẤT SẠCH HƠN pot (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)