Đặc điểm giải phẫu – sinh lý các cơ quan vùng bụng của chó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng phương pháp x quang trong chẩn đoán một số bệnh ở xoang bụng trên thú cảnh (Trang 28 - 30)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Đặc điểm giải phẫu – sinh lý các cơ quan vùng bụng của chó

CỦA CHÓ

2.2.1. Đặc điểm giải phẫu

2.2.1.1. Xoang bụng và xoang phúc mạc

- Xoang bụng là xoang lớn nhất của cơ thể, được giới hạn bởi phía trên là các đốt sống vùng hông. Phía dưới và hai bên là cơ thành bụng. Phía trước là cửa sau lồng ngực hoặc mặt sau cơ hoành. Phía sau là cửa vào xoang chậu. Chứa phần lớn các cơ quan của hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ sinh dục.

- Xoang phúc mạc: là xoang nhỏ hơn nằm bên trong của xoang bụng. Xoang phúc mạc tạo bởi 2 lá: Lá thành là lớp màng mỏng lót vào mặt trong thành bụng; lá tạng là phần kéo dài của lá thành vào bên trong bao phủ lên về mặt các cơ quan nội tạng trong xoang bụng. Giữa 2 lá tạo thành khoảng trống gọi là

xoang phúc mạc. Trong xoang chứa dịch phúc mạc có tác dụng làm giảm bớt ma sát khi các cơ quan (như dạ dày, ruột) hoạt động.

Ruột non Gan Dạ dày lách Thận Ruột già

Hình 2.3. Hình ảnh X-quang và hình ảnh miêu tả các cơ quan vùng bụng của chó

2.2.1.2 Các cơ quan nằm trong xoang bụng của chó

Các cơ quan nằm trong xoang bụng chia làm 2 vùng: Vùng nằm trên (nằm ngoài) lá thành xoang phúc mạc, vùng nằm trong lá thành xoang phúc mạc (Nguyễn Bá Tiếp, 2010).

Vùng trên lá thành xoang phúc mạc của chó bao gồm 4 cơ quan: Tuyến tụy, tuyến thượng thận, ống dẫn nước tiểu, thận.

+ Tuyến tụy là đoạn uốn cong của tá tràng thuộc ruột non, được bao quanh bởi lá lách, gan, dạ dày, túi mật và ruột non. Tuyến tụy gồm 2 thùy: Thùy trái men theo đại võng mạc, kéo dài đến bên trái của dạ dày, thùy phải dọc theo tá tràng.

+ Tuyến thượng thận: Là một tuyến đôi có hình bầu dục, nằm ngay phía trên của thận.

+ Ống dẫn nước tiểu (Niệu quản): Gồm 2 ống làm nhiệm vụ dẫn nước tiểu đi từ thận xuống bàng quang, mỗi ống được chai làm hai phần là phần bụng và phần chậu. Phần bụng bắt đầu từ rốn thận chạy ra phía sau và nằm song song động mạch và tĩnh mạch chủ sau. Hai ống này đi vào xoang chậu và hướng hơi chếch đi xuống dưới để đổ nước tiểu vào cổ bàng quang gọi là phần chậu (Phan Quang Bá, 2004).

+ Thận là cơ quan sản sinh ra nước tiểu, nằm ở trong xoang bụng nhưng nằm trên lá thành của xoang phúc mạc. Thận phải nằm dưới mỏm ngang đốt sống lưng 13 đến hông 3, thận trái nằm dưới mỏm ngang đốt sống hông 1 - 3. Thận có hình hạt đậu hoặc hình bầu dục, bề mặt nhẵn mịn, có thể di động được nên có thể sờ nắn được dễ dàng. Gồm: 2 mặt, 2 đầu, 2 cạnh. Trong đó cạnh trong cong lõm, ở giữa có vết lõm sâu gọi là rốn thận là nơi mạch quản, thần kinh đi vào trong thận và nơi đi ra của ống dẫn nước tiểu.

- Vùng dưới lá thành xoang phúc mạc của chó bao gồm các cơ quan sau:

+ Thực quản đoạn bụng: Là đoạn ngắn đi từ mặt sau cơ hoành, qua cạnh trên của gan đến lỗ thượng vị của dạ dày.

+ Gan Là tuyến tiêu hóa lớn nhất của cơ thể, nằm trong xoang bụng, nằm chéo từ trên xuống dưới, từ sau ra trước, từ phải sang trái. Nằm ngay sau cơ hoành, phía trước dạ dày. Gan chó nằm ngang trong xoang bụng, bên phải từ xương sườn 10-13, bên trái từ xương sườn 10-12. Gan chó được phân thành 6 thùy gồm: Thùy trái, thùy giữa trái, thùy vuông, thùy giữa phải, thùy phải, thùy phụ.

+ Dạ dày Dạ dày chó nằm trong xong bụng và xoang phúc mạc, nằm trong khoảng từ sụn sườn 10-12 bên trái đến mỏm kiếm xương ức. Phía trước tiếp giáp với mặt sau của gan, phía sau tiếp giáp với lá lách và khối ruột. Dạ dày chó là dạ dày trung gian, có niêm mạc hoàn toàn là vùng có tuyến.

+ Lách nằm kẹp giữa đường cong lớn dạ dày và cạnh trước thận trái.

+ Ruột non (Ruột nhỏ) bao gồm 3 bộ phận: Tá tràng: Nằm từ dưới thận phải về sau, đến mặt dưới đốt hông 5-6.; Không tràng: Có 6-8 gấp khúc nằm phía vùng bụng trái.; Hồi tràng: Nằm bên phải xoang bụng, từ tá tràng đến đốt hông 1-2.

+ Ruột già (Ruột lớn): Manh tràng của chó nhỏ, nằm phía bên phải xoang bụng, ở khoảng đốt hông 2-4; Kết tràng: chia làm 3 đoạn: Kết tràng lên nằm dưới các đốt sống hông, từ mặt trong tá tràng lên trên về trước đến giáp với dạ dày. Kết tràng ngang ngắn, đi từ phải sang trái. Kết tràng xuống từ dưới thận trái đến trực tràng.

2.2.1.3. Đặc điểm sinh lý

- Thân nhiệt: Chó trưởng thành có thân nhiệt từ 38-390C. Thân nhiệt của chó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Độ tuổi, giới tính, sự hoạt động, nhiệt độ môi trường. Với các loài thú thì nhiệt độ trung bình của cơ thể thường được lấy qua nhiệt độ của trực tràng. Nhiệt độ của chó trung bình là 38,90C (Trần Thị Dân & Dương Nguyên Khang, 2007).

- Tần số hô hấp: Chó trưởng thành có tần số hô hấp từ 10-30 lần/phút, chó con từ 15-35 lần/phút. Tần số hô hấp cũng tùy thuộc vào các yếu tố như độ tuổi, giới tính, sự hoạt động (Trần Thị Dân, & Dương Nguyên Khang, 2007).

- Nhịp tim: Chó trưởng thành từ 70-120 lần/phút, chó con từ 200-220 lần/phút. Nhịp tim có thể thay đổi tùy theo loài, tuổi, tầm vóc, tình trạng dinh dưỡng, nhiệt độ môi trường và thân nhiệt của thú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng phương pháp x quang trong chẩn đoán một số bệnh ở xoang bụng trên thú cảnh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w