Các bước khâu nối ruột

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng phương pháp x quang trong chẩn đoán một số bệnh ở xoang bụng trên thú cảnh (Trang 59 - 61)

Nguồn: Theresa (2015) + Vệ sinh ruột và màng treo ruột: Vệ sinh bằng dịch truyền Ringer Lactac hoặc NaCl 0.9% ấm. Sau đó đưa ruột về vị trí ban đầu trong xoang bụng.

- Khâu vết mổ: Khâu 3 - 4 lớp:

+ Lớp 1: Dùng chỉ tiêu khâu lớp phúc mạc. Khâu mũi đơn hoặc khâu liên tục và khâu đính thêm một số mũi đơn cách đều để tránh bục chỉ đảm bảo khép kín xoang phúc mạc, tạo điều kiện lành vết mổ.

+ Lớp 2: Dùng chỉ tiêu khâu liên tục các lớp dưới da.

+ Lớp 3: Dùng chỉ tiêu khâu liên tục lớp ngay dưới da để ép mép vết mổ trên da.

+ Lớp 4: Dùng chỉ không tiêu khâu đơn mũi lớp da.

- Vệ sinh: Tiến hành vệ sinh sạch sẽ, sấy khô vùng lông da có thể bị dính dịch máu trong quá trình phẫu thuật trước khi chuyển sang phòng hậu phẫu. Khi đã chuyển ra phòng hậu phẫu: Giữ ấm, theo dõi nhiệt độ 15 phút/lần và quá trình tỉnh mê.

4.4.2.4. Hậu phẫu

- Con vật sau phẫu thuật cho vận động nhẹ nhàng.

- Nếu không phải cắt nối ruột có thể cho ăn sau 2 -3 ngày phẫu thuật, nếu phải cắt nối ruột sau 4-5 ngày mới được cho ăn.

- Cho ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và giàu chất dinh dưỡng, cho ăn thành nhiều bữa. Tránh các thức ăn nhiều xơ, nhiều béo và các chất kích ứng. Cho ăn thêm gel dinh dưỡng và men tiêu hóa.

- Vệ sinh và sát trùng vết mổ hàng ngày bằng Betadine. Theo dõi con vật hàn ngày, nếu cần phải đeo loa chống liếm..

Sau phẫu thuật tiếp tục liệu trình (từ 5-ngày) tiêm kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, bổ trợ.

4.4.2.5. Kết quả

Ca phẫu thuật thành công, con vật khỏe mạnh và quay lại cắt chỉ sau 7 ngày.

4.4.3. Bệnh suy thận

4.4.3.1. Thông tin bệnh súc

Chó ta giống cái, 8 năm tuổi, nặng 10kg. Biểu hiện: Sợ hãi, bỏ ăn, tiểu ít 10 ngày mới đưa qua bệnh viện. Tiền sử đái dầm lúc đi ngủ, thi thoảng tiểu tiện không tự chủ được. Qua khám lâm sàng thấy nhiệt độ thấp 36oC, cơ thể mất nước nghiêm trọng, da kéo lên không có sự đàn hồi.

4.4.3.2. Chẩn đoán

- Chỉ định chụp X-quang bằng phương pháp không chuẩn bị. + Tư thế chụp: đặt thú nằm ngang, dọc theo bàn chụp Xquang. + Chỉnh hệ số kVp ở mức 46 kVp, hệ số mAs ở mức 5.0 mAs. + Giữ hoặc cố định thú 20s.

Hình 4.4. Hình ảnh X-quang cho thấy kích thước thận lớn gấp nhiều lần bình thường

Hình ảnh X-quang cho thấy kích thước thận lớn gấp nhiều lần bình thường. Chỉ định siêu âm cho thấy nước tiểu chứa nhiều trong các bể thận.

Hình 4.5. Hình ảnh Siêu âm cho thấy nước tiểu chứa nhiều trong các bể thận

Nguồn: Bệnh viện Thú y Việt Trì PET+ Các bác sĩ tiến hành lấy máu đi xét nghiệm thì kết quả cho thấy, chỉ số Ure máu và Creatin máu tăng, số lượng bạch cầu bình thường, lượng hồng cầu giảm.

- Chẩn đoán: Do thời gian kéo dài, con vật già và có các triệu chứng về đường niệu trong thời gian dài, và qua thăm khám và kết quả chụp X-quang và siêu âm, chúng tôi chẩn đoán con hẹp tắc niệu quản bẩm sinh, thận kích thước to gây chèn ép bang quang trong các tư thế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng phương pháp x quang trong chẩn đoán một số bệnh ở xoang bụng trên thú cảnh (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w