NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ và tuyển chọn tổ hợp lúa lai triển vọng (Trang 39)

Chọn tạo được các giống lạc mới vừa cho năng suất vừa chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường hoặc vừa cho năng suất vừa phù hợp với cơ cấu mùa vụ và tập quán sản xuất, hoặc vừa cho năng suất vừa kháng sâu bệnh hại… đã được các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam chọn tạo thành công. Ở Việt Nam, đây chính là thành tựu nổi bật trong thời gian qua, đã tạo điều kiện cho các địa phương chọn lựa đưa vào cơ cấu bộ giống sản xuất cho riêng từng địa phương phù hợp cho từng tiểu vùng sinh thái góp phần quan trọng trong nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc.

Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các mô thực vật và nó cho phép thực vật sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Canxi thực hiện các chức năng sinh lý quan trọng ở thực vật, như một chất điều hòa cân bằng nội môi tế bào, hoạt hóa enzyme và tham gia vào quá trình hấp thụ các ion, bên cạnh đó là thành phần cấu trúc của thành tế bào. Ngoài ra Caxin còn là nguyên tố điều chỉnh pH của đất. Do đó, việc đáp ứng đầy đủ của chất dinh dưỡng này là điều cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của cây.

Bột vỏ trứng được coi là nguồn phân bón tự nhiên là món quà quý giá cung cấp một nguồn dưỡng chất vô cùng cần thiết cho động vật và thực vật. Chúng có nguồn gốc an toàn vì vậy gần như không có tác dụng phụ. Bên cạnh đó việc sử dụng bột vỏ trứng như một nguồn thay thế để điều chỉnh độ chua của đất và cung

25

cấp canxi có thể làm giảm tác động môi trường cần được ưu tiên hằng đầu để từ đó làm giảm việc khai thác đá vôi – một nguồn tài nguyên không tái tạo được. Phân bón tự nhiên như vỏ trứng mang lại lợi ích vô cùng lớn, Do vậy tận dụng những chất thải từ trứng này như một sản phẩm có lợi thay vì vứt bỏ và phải xử lý chất thải đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

26

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

- Địa điểm nghiên cứu: thí nghiệm được thực hiện trên nền đất phù sa cổ

tại khu thí nghiệm của Bộ môn Cây Công nghiệp và Cây thuốc – Khoa Nông Học - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.

- Thành phần lý hóa tính của đất trước thí nghiệm được trình bày tại bảng

3.1 như sau:

Bảng 3.1. Kết quả phân tích đất trước khi tiến hành nghiệm Chỉ tiêu pH OM Nts P2O5ts K2Ots Ndt P2O5dt K2Odt CaO

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02/2019 đến tháng 12/2019.

3.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU*Giống tham gia thí *Giống tham gia thí

nghiệm: Thí nghiệm 1:

Các dòng, giống lạc: Gồm 10 dòng, giống lạc được cung cấp bởi bộ môn Cây công nghiệp và cây thuốc

27

STT

1 2 3

4 D20Dòng do Bộ môn Cây công nghiệp tuyển chọn

5 Đỏ Sơn LaGiống bản địa Sơn La

6 D22Dòng do Bộ môn Cây Công Nghiệp chọn tạo

7 Đỏ Bắc Giang Giống bản địa của Bắc Giang

8 L12 Giống do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ

chọn tạo và chọn lọc

9 D18 Dòng do Bộ môn Cây Công Nghiệp chọn tạo

10 L14 Giống do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ

chọn tạo và chọn lọc

Thí nghiệm 2,3:

Giống lạc L27

Giống lạc L27 do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ chọn ra theo phương pháp chọn lọc phả hệ từ tổ hợp lai giữa L18 x L16 và đã được Hội đồng Khoa học và công nghệ Bộ NN&PTNT công nhận chính thức theo quyết định số 142/QĐ-TT-CCN ngày 22 tháng 4 năm 2016, cho các tỉnh phía Bắc.

Đặc điểm chính của giống: Giống L27 có thời gian sinh trưởng 95 ngày (ở vụ đông) và 125 ngày (ở vụ xuân), có thể gieo trồng trên nhiều chân đất khác nhau và trồng được trong cả vụ xuân và vụ thu đông. Khả năng chống chịu: giống chịu thâm canh, chống đổ tốt, nhiễm trung bình với bệnh đốm lá (gỉ sắt, đốm đen, đốm nâu), kháng bệnh héo xanh vi khuẩn khá hơn so với giống L14. Năng suất cao, từ 32 - 45,4 tạ/ha tùy vụ.

Phân bón

- Phân đạm Ure (46% N)

- Phân lân Lâm Thao (Supe lân 16% P2O5 )

- Kaliclorua (60% K2O)

- Phân vi sinh Sông Gianh: 1,5 tấn/ha

Vật liệu

- Vôi bột thường

- Bột từ vỏ trứng được cung cấp bởi công ty Green Techno 21 của Nhật

Bản. Các thành phần trong bột vỏ trứng được trình bày tại bảng 3.2.

Bảng 3.2. Các thành phần trong bột vỏ trứng Thành phần chính Độ ẩm N P2O5 K2O Ca(CO3)2 Mg-citrate Alkalinity Mn-citrate B-citrate

Nguồn: Số liệu được phân tích từ công ty Green Techno 21.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số dòng, giống lạc trong điều kiện vụ xuân 2019 tại Gia Lâm- Hà Nội.

Nghiên cứu ảnh hưởng của bột từ vỏ trứng đến sinh trưởng và năng suất của giống lạc L27 trong điều kiện vụ thu đông năm 2019 tại Gia Lâm- Hà Nội.

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón bột từ vỏ trứng đến sinh trưởng và năng suất của giống lạc L27 trong điều kiện vụ thu đông năm 2019 tại Gia Lâm- Hà Nội.

29

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thí nghiệm 1

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số dòng, giống lạc trong điều kiện vụ xuân 2019 trên đất Gia Lâm – Hà Nội. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 lần nhắc lại, lấy giống lạc L27 làm

giống đối chứng. Diện tích 1 ô là 10 m2.

Thí nghiệm được tiến hành trong vụ xuân 2019 tại khu đất thí nghiệm Khoa Nông Học – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:

NLI

Thí nghiệm 2

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bột từ vỏ trứng đến sinh trưởng và năng suất của giống lạc L27 trong vụ thu đông năm 2019 tại Gia Lâm- Hà Nội. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 lần nhắc lại, lấy lượng bón 500 kg vôi bột được sản suất từ đá làm đối chứng. Diện tích 1 ô là

10m2. Nền phân bón là: 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 1000 kg vi sinh

Sông Gianh cho 1 ha.

30

Các công thức trong thí nghiệm

CT1: bón 500 kg/ha vôi bột thường (Đ/C) CT2: Không bón CT3: Bón 100 kg/ha bột vỏ trứng CT4: Bón 200 kg/ha bột vỏ trứng CT5: Bón 300 kg/ha bột vỏ trứng CT6: Bón 400 kg/ha bột vỏ trứng CT7: Bón 500 kg/ha bột vỏ trứng CT8: Bón 600 kg/ha bột vỏ trứng CT9: Bón 700 kg/ha bột vỏ trứng CT10: Bón 800 kg/ha bột vỏ trứng CT11: Bón 900 kg/ha bột vỏ trứng

Thí nghiệm được tiến hành trong vụ xuân 2019 tại khu đất thí nghiệm Khoa Nông Học – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Sơ đồ thí nghiệm:

NLI

CT1(Đ/C)

31

Thí nghiệm 3

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón bột vỏ trứng đến sinh trưởng và năng suất của giống lạc L27 trong vụ thu đông 2019 tại Gia Lâm- Hà Nội. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ô chính ô phụ (Split plot) với

3lần nhắc lại. Nhân tố 1 là liều lượng bột vỏ trứng là nhân tố chính được bố trí

trong ô nhỏ. Nhân tố 2 là thời điểm bón là nhân tố phụ được bố trí trong ô lớn.

Diện tích 1 ô nhỏ là 10m2. Nền phân bón là: 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O

+ 1000 kg vi sinh Sông Gianh cho 1 ha.

Nhân tố 1 là liều lượng bột từ vỏ trứng bao gồm P1: Bón 500 kg/ha vôi bột thường

P2: Bón 200 kg/ha bột vỏ trứng P3: Bón 300 kg/ha bột vỏ trứng P4: Bón 400 kg/ha bột vỏ trứng P5: Bón 500 kg/ha bột vỏ trứng Nhân tố 2 là thời điểm bón bao gồm

T1: Bón trước khi gieo hạt T2 : Bón vào giai đoạn ra hoa rộ

Thí nghiệm được tiến hành trong vụ thu đông 2019 tại khu đất thí nghiệm Khoa Nông Học – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Dải bảo vệ

Dải bảo vệ

32

3.6. QUY TRÌNH KỸ THUẬT ÁP DỤNG3.6.1. Thời vụ và mật độ 3.6.1. Thời vụ và mật độ

- Thời vụ:Thí nghiệm 1 gieo vào tháng 3

năm 2019 Thí nghiệm 2,3 gieo vào tháng 9 năm 2019 - Mật độ:Thí nghiệm 1 mật độ 30 cây/m2 Thí nghiệm 2,3 mật độ 35 cây/m2 3.6.2. Phương pháp bón phân 3.6.2.1 Bón phân - Thí nghiệm 1: 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg vôi bột làm từ

đá nung + 1000 kg phân vi sinh Sông Gianh cho 1 ha

- Thí nghiệm 2: 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + lượng vôi bột và bột

vỏ trứng được thiết kế ở trên + 1000 kg phân vi sinh Sông Gianh cho 1 ha

- Thí nghiệm 3: 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + lượng vôi bột và bột

vỏ trứng được thiết kế ở trên + 1000 kg phân vi sinh Sông Gianh cho 1 ha

- Cách bón:

Thí nghiệm 1: Bón lót toàn bộ phân lân, phân vi sinh Sông Gianh và 50%

N, 50% K20. Bón thúc vào 2 giai đoạn: Giai đoạn cây 3 lá thật với lượng 25% N,

25% K20. Giai đoạn cây ra hoa đâm tia 25% N, 25% K20 và 100% lượng vôi bột.

Thí nghiệm 2: Bón lót toàn bộ phân lân, phân vi sinh Sông Gianh và 50%

N, 50% K20. Bón thúc vào 2 giai đoạn: Giai đoạn cây 3 lá thật với lượng 25% N,

25% K20. Giai đoạn cây ra hoa đâm tia 25% N, 25% K2O và 100% lượng vôi bột

theo như đã thiết kế.

Thí nghiệm 3: Bón lót toàn bộ phân lân, phân vi sinh Sông Gianh và 50%

N, 50% K2O. Các công thức bón vôi bột trước khi được bón lót 100% lượng vôi

bột theo như đã thiết kế. Bón thúc vào 2 giai đoạn: Giai đoạn cây 3 lá thật với

lượng 25% N, 25% K2O. Giai đoạn cây ra hoa đâm tia 25% N, 25% K2O và

100% lượng vôi bột theo như đã thiết kế cho các công thức bón vôi bột giai đoạn cây ra hoa.

3.6.2.2. Chăm sóc và vun xới

- Lần 1: Khi cây có 2 – 3 lá thật, xới nhẹ làm cho đất tơi xốp, diệt cỏ dại,

cung cấp O2 cho vi khuẩn nốt sần.

- Lần 2: Trước khi lạc ra hoa rộ tiến hành xới xáo, vun cao đến cặp cành

cấp 1, tạo điều kiện cọ xát cơ giới cho lạc đâm tia. - Phòng trừ sâu bệnh:

Đối với sâu, bệnh: Khi sâu xuất hiện cần phun thuốc kịp thời.

3.7. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI3.7.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm 3.7.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm

3.7.1.1. Thời gian qua các giai đoạn

- Thời gian gieo đến mọc mầm (ngày):

Σnixi

Thời gian mọc = —— Σn trong đó:

ni: là số cây mọc ngày thứ i

xi: là số ngày theo dõi thứ i

Σn: tổng số cây mọc

- Thời gian từ gieo đến ra hoa: từ gieo đến khi có 50% số cây ra hoa

(ngày).

- Thời gian sinh trưởng: sau mọc 110, 115, 120, 125, 130 ngày. Nếu tổng số

quả chín 80% số quả/cây thì giống đã chín và có thể thu hoạch. Cách làm: mỗi

ô nhổ thử 5 cây, đếm tổng số quả chắc/cây, tổng số quả già rồi tính ra %.

3.7.1.2. Tỷ lệ mọc mầm

Số cây mọc

Tỷ lệ mọc mầm (%) = —————— x 100

Tổng số hạt gieo

3.7.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng

- Chiều cao cây cuối cùng và chiều dài cành cấp1thứ nhất (cm):

+ Mỗi lần nhắc lại theo dõi 5 cây đo từ đốt 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng

ngọn (bỏ 2 cây đầu rạch, theo dõi 5 cây kế tiếp).

- Đếm tổng số lá trên thân chính: Mỗi lần nhắc lại theo dõi 5 cây đã đánh

dấu trước. Đếm số lá trên thân chính qua 3 thời kỳ:

+ Thời kỳ cây con (sau khi nảy mầm 20 ngày)

+ Thời kỳ ra hoa (sau khi bắt đầu nở hoa 10 ngày)

+ Thời kỳ quả chắc.

- Đếm tổng số cành cấp 1 trên cây: Mỗi lần nhắc lại theo dõi 5 cây đã đánh

dấu trước, tính tổng số cành cấp 1 của 5 cây và lấy giá trị trung bình.

- Diện tích lá: Đo 3 cây/1 ô, cắt toàn bộ lá, đo theo phương pháp cân trực

tiếp, tùy thuộc vào từng thí nghiệm xác định ở các thời kỳ:

+ Thời kỳ bắt đầu ra hoa

+ Thời kỳ ra hoa rộ

+ Thời kỳ sau ra hoa rộ 25 ngày

+ Thời kỳ sau ra hoa rộ 45 ngày

+ Thời kỳ quả chắc

- Chỉ số diện tích lá:

LAI (m2 lá/m2 đất) = Diện tích lá trung bình 1 cây (m2) x mật độ (cây/m2)

- Khả năng tích chất khô: Theo dõi 3 cây/1 ô, sấy và cân khối lượng, tùy

thuộc vào từng thí nghiệm xác định ở các thời kỳ:

+ Thời kỳ bắt đầu ra hoa

+ Thời kỳ ra hoa rộ

+ Thời kỳ sau ra hoa rộ 25 ngày

+ Thời kỳ sau ra hoa rộ 45 ngày

+ Thời kỳ quả chắc

3.7.3. Khả năng hình thành nốt sần

Phương pháp: Trước khi lấy mẫu 15 phút cần tưới nước ẩm, tiến hành nhổ nhẹ nhàng để tránh làm mất nốt sần rồi đưa vào chậu nước rửa sạch, sau đó bắt đầu đếm. Xác định số lượng và khối lượng nốt sần của 3 cây/ô, tùy thuộc vào từng thí nghiệm xác định ở các thời kỳ:

+ Thời kỳ bắt đầu ra hoa

+ Thời kỳ ra hoa rộ

+ Thời kỳ sau ra hoa rộ 25 ngày

+ Thời kỳ sau ra hoa rộ 45 ngày

+ Thời kỳ quả chắc

3.7.4. Chỉ tiêu sinh lý

- Xác định chỉ số diệp lục bằng máy đo SPAD: Theo dõi trên mỗi ô 5 cây,

mỗi cây 1 lá ở vị trí thứ 3 từ đỉnh xuống, đo trên 4 lá chét và lấy trung bình, tùy thuộc vào từng thí nghiệm xác định ở các thời kỳ:

35

+ Thời kỳ bắt đầu ra hoa

+ Thời kỳ ra hoa rộ

+ Thời kỳ sau ra hoa rộ 25 ngày

+ Thời kỳ sau ra hoa rộ 45 ngày

+ Thời kỳ quả chắc

- Hiệu suất huỳnh quang diệp lục: Đo bằng máy đo hiệu suất huỳnh quang

diệp lục (Chlorophyll fluorescence metter), tùy thuộc vào từng thí nghiệm xác định ở các thời kỳ:

+ Thời kỳ sau ra hoa rộ 25 ngày

+ Thời kỳ sau ra hoa rộ 45 ngày

+ Thời kỳ quả chắc

3.7.5. Chỉ tiêu về khả năng chống chịu sâu bệnh (QCVN01- 57: 2011/ BNN &PTNN) PTNN)

+ Theo dõi thường xuyên các loại sâu bệnh hại xuất hiện trên ruộng

lạc.

+ Tiến hành đánh giá mức độ gây hại của từng loại sâu bệnh.

+ Điều tra mức độ hại (chỉ số bệnh): Dựa theo thang điểm phân cấp của

Viện nghiên cứu Quốc tế các cây trồng cạn.

- Bệnh đốm nâu: Điều tra 10 cây/1 ô theo quy tắc đường chéo 5 điểm vào thời

điểm trước thu hoạch:

+ Rất nhẹ - cấp 1 : < 1% diện tích bị hại.

+ Nhẹ – cấp 3 : từ 1- 5% diện tích bị hại.

+ Trung bình – cấp 5 : > 5- 25% diện tích bị hại.

+ Nặng – cấp 7 : > 25- 50% diện tích bị hại.

+ Rất nặng - cấp 9 : > 50% diện tích bị hại.

- Bệnh rỉ sắt: Điều tra và ước lượng diện tích bị bệnh của 10 cây/1 ô theo

quy tắc

đường chéo 5 điểm vào thời điểm trước thu hoạch:

+ Rất nhẹ - cấp 1: < 1% diện tích bị hại.

+ Nhẹ - cấp 3 : từ 1- 5% diện tích bị hại.

+ Trung bình - cấp 5 : > 5- 25% diện tích bị hại.

+ Nặng - cấp 7 : > 25- 50% diện tích bị hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ và tuyển chọn tổ hợp lúa lai triển vọng (Trang 39)

w