Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón bột vỏ trứng đến khả năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ và tuyển chọn tổ hợp lúa lai triển vọng (Trang 114 - 125)

hình thành nốt sần của giống lạc L27

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm và lượng bón bột vỏ trứng đến khả năng hình thành nốt sần của giống lạc L27 kết quả cho thấy: ở thời điểm bắt đầu ra hoa, về số lượng nốt sần có sự sai khác có ý nghĩa giữa hai thời điểm bón (bón lót và bón thúc vào giai đoạn ra hoa rộ) nhưng khối lượng nốt sần lại sai khác không có ý nghĩa. Sau khi cây ra hoa rộ 25 ngày, cả số lượng và khối lượng nốt sần đều sai khác có ý nghĩa giữa hai thời điểm bón lót và bón thúc vào giai đoạn

ra hoa rộ. Thời điểm bón lót cho các giá trị về số lượng và khối lượng nốt sần luôn cao hơn so với thời điểm bón thúc.

78

Bảng 4.27. Ảnh hưởng của thời điểm và lượng bón bột vỏ trứng đến khả năng hình thành nốt sần của giống lạc L27

Thời điểm bón Bón lót Bón vào giai đoạn ra hoa rộ LSD TB thời điểm TB lượng bón

So sánh giữa các công thức bón, kết quả cho thấy: Ở thời điểm cây bắt đầu ra hoa, cả hai chỉ tiêu số lượng và khối lượng nốt sần đều sai khác có ý nghĩa giữa công thức bón 300 kg/ha bột vỏ trứng với công thức bón 500 kg/ha vôi thường và 200 kg/ha bột vỏ trứng nhưng lại sai khác không có ý nghĩa với công thức bón 400 kg/ha, 500 kg/ha bột vỏ trứng. Sau khi cây ra hoa rộ 25 ngày, về số lượng nốt sần sai khác không có ý nghĩa giữa công thức bón 300 kg/ha bột vỏ trứng với tất cả các công thức bón còn lại, nhưng về khối lượng nốt sần sai khác có ý nghĩa giữa công thức bón 300 kg/ha bột vỏ trứng với tất cả các công thức bón còn lại.

So sánh tương tác giữa 2 yếu tố lượng bón và thời điểm bón kết quả cho thấy có sự sai khác giữa các công thức đến số lượng và khối lượng nốt sần của giống lạc L27 ở hai thời điểm bắt đầu ra hoa và khi ra hoa rộ 25 ngày. Công thức

79

bón 300 kg/ha bột vỏ trứng ở thời điểm bón lót cho các giá trị cao nhất về số lượng nốt sần và khối lượng nốt sần.

4.3.4. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón bột vỏ trứng đến một sốchỉ tiêu sinh lý của giống lạc L27 chỉ tiêu sinh lý của giống lạc L27

4.3.4.1. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón bột vỏ trứng đến chỉ số SPAD của giống lạc L27

Bảng 4.28. Ảnh hưởng của thời điểm và lượng bón bột vỏ trứng đến chỉ số SPAD của giống lạc L27

Thời điểm bón Bón lót Bón vào giai đoạn ra hoa rộ TB thời điểm TB lượng bón

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm và lượng bón bột vỏ trứng đến chỉ số SPAD của giống lạc L27 kết quả cho thấy: có sự sai khác có ý nghĩa về chỉ số SPAD của giống lạc L27 giữa hai thời điểm bón (bón lót và bón thúc vào giai đoạn ra hoa rộ). Trong tất cả các công thức vôi thường và bột vỏ trứng thì chỉ số SPAD ở thời điểm bón lót đều cho giá trị cao hơn có ý nghĩa so với thời điểm bón thúc vào giai đoạn ra hoa rộ.

So sánh giữa các công thức bón, kết quả cho thấy: Ở thời điểm cây bắt đầu

ra hoa, chỉ số SPAD sai khác không có ý nghĩa giữa công thức bón 300 kg/ha bột vỏ trứng với các công thức bón 200 kg/ha, 500 kg/ha bột vỏ trứng và 500 kg/ha vôi thường. Chỉ số SPAD đạt giá trị cao nhất được quan sát ở công thức bón 400 kg/ha bột vỏ trứng. Sau khi cây ra hoa rộ 25 ngày, chỉ số SPAD đạt giá trị cao nhất được quan sát ở công thức bón 400 kg/ha bột vỏ trứng, nhưng sai khác không có ý nghĩa giữa công thức bón 300 kg bột vỏ trứng với các công thức bón bột vỏ trứng còn lại. Thời kỳ quả chắc, chỉ số SPAD có giá trị thấp nhất, sai khác có ý nghĩa giữa công thức bón 300 kg bột vỏ trứng với các công thức bón 500 kg/ha vôi thường, 200 kg/ha và 400 kg/ha bột vỏ trứng nhưng sai khác không có ý nghĩa với công thức bón 500 kg/ha bột vỏ trứng.

So sánh tương tác giữa 2 yếu tố lượng bón và thời điểm bón kết quả cho thấy có sự sai khác giữa các công thức đến chỉ số SPAD của giống lạc L27 ở các thời điểm bắt đầu ra hoa và khi ra hoa rộ 25 ngày và thời kỳ quả chắc. Công thức bón 400 kg/ha bột vỏ trứng ở thời điểm bón thúc ra hoa và sau ra hoa rộ 25 ngày cho các giá trị cao nhất về chỉ số SPAD. Tuy nhiên đến giai đoạn sau ra hoa rộ 45 ngày công thức bón 300 kg/ha bột vỏ cho giá trị cao nhất về chỉ số SPAD.

4.3.4.2. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón bột vỏ trứng đến chỉ số hiệu suất huỳnh quang diệp lục của giống lạc L27

Bảng 4.29. Ảnh hưởng của thời điểm và lượng bón bột vỏ trứng đến chỉ số hiệu suất huỳnh quang diệp lục Fv/m của

giống lạc L27 Thời điểm bón Bón lót Bón vào giai đoạn ra hoa rộ TB thời điểm

81

Thời

điểm bón

TB lượng bón

Theo dõi ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón bột vỏ trứng đến chỉ số hiệu suất huỳnh quang diệp lục của giống lạc L27 kết quả cho thấy chỉ số huỳnh quang diệp lục tăng dần từ thời điểm bắt đầu ra hoa, đạt mức cao nhất vào thời điểm sau khi ra hoa rộ 25 ngày và giảm dần vào thời kỳ quả chắc. Không có sự sai khác có ý nghĩa về chỉ số hiệu suất huỳnh quang diệp lục của giống lạc L27 giữa hai thời điểm bón (bón lót và bón thúc vào giai đoạn ra hoa rộ) trong tất cả các thời điểm theo dõi.

So sánh giữa các công thức bón kết quả cho thấy: Ở thời điểm cây bắt đầu ra hoa, chỉ số hiệu suất huỳnh quang diệp lục sai khác không có ý nghĩa giữa công thức bón 300 kg/ha; 500 kg/ha bột vỏ trứng và công thức bón 500 kg/ha vôi thường. Chỉ số hiệu suất huỳnh quang diệp lục đạt giá trị cao nhất được quan sát

ở công thức bón 400 kg/ha bột vỏ trứng. Sau khi cây ra hoa rộ 25 ngày, chỉ số

hiệu suất huỳnh quang diệp lục đạt giá trị cao nhất được quan sát ở công thức bón 400 kg/ha bột vỏ trứng, nhưng lại không có sự sai khác có ý nghĩa với công thức bón 300 kg/ha bột vỏ trứng. Thời kỳ quả chắc, chỉ số hiệu suất huỳnh quang diệp lục đạt giá trị cao nhất được quan sát ở công thức bón 200 kg/ha bột vỏ trứng nhưng lại không có sự sai khác có ý nghĩa với công thức bón 300 kg/ha và 400 kg/ha bột vỏ trứng.

So sánh tương tác giữa 2 yếu tố lượng bón và thời điểm bón kết quả cho thấy có sự sai khác giữa các công thức đến chỉ số hiệu suất huỳnh quang diệp lục của giống lạc L27 ở các thời điểm theo dõi. Công thức bón 400 kg/ha bột vỏ trứng ở ở hai thời điểm bón lót và bón thúc cho giá trị cao nhất về chỉ số hiệu suất huỳnh quang diệp lục khi theo dõi ở thời điểm bắt đầu ra hoa. Tuy nhiên đến giai đoạn sau ra hoa rộ 25 ngày công thức bón 300 kg/ha bột vỏ ở thời điểm bón lót cho giá trị cao nhất về chỉ số hiệu suất huỳnh quang diệp lục trong khi đó thời điểm bón thúc công thức bón 400 kg/ha bột vỏ ở thời điểm bón lót cho giá trị cao

82

nhất về chỉ số hiệu suất huỳnh quang diệp lục. Bước sang giai đoạn sau ra hoa rộ 45 ngày công thức bón 3200 kg/ha bột vỏ ở thời điểm bón lót cho giá trị cao nhất về chỉ số hiệu suất huỳnh quang diệp lục trong khi đó thời điểm bón thúc công thức bón 400 kg/ha bột vỏ ở thời điểm bón lót cho giá trị cao nhất về chỉ số hiệu suất huỳnh quang diệp lục.

4.3.5. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón bột vỏ trứng đến khả năngnhiễm một số loại sâu bệnh hại của giống lạc L27 nhiễm một số loại sâu bệnh hại của giống lạc L27

Không có sự sai khác về bệnh đốm nâu và bệnh gỉ sắt giữa thời điểm và các liều lượng bón khác nhau ngoài trừ công thức bón 400 kg/ha bột vỏ trứng đối với bệnh gỉ sắt. Tuy nhiên có sự sai khác về tỷ lệ sâu xám và sâu róm tuy nhiên mức độ sai khác là không đáng kể.

Bảng 4.30. Ảnh hưởng của thời điểm và lượng bón bột vỏ trứng đến khả năng nhiễm một số loại sâu bệnh hại của giống

lạc L27 Thời điểm bón Bón lót Bón vào giai đoạn 300 bột vỏ trứng ra hoa rộ 83

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ và tuyển chọn tổ hợp lúa lai triển vọng (Trang 114 - 125)