Mối quan hệ cùng chiều (tích cực) của thuế suất với hành vi trốn thuế được tìm thấy và giải thích. Trong khi đó các nghiên cứu trước đây có sự không rõ ràng về tác động của thuế suất và hành vi trốn thuế trong các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm của các tác giả được đề cập ở trên. Lưu ý rằng mô hình truyền thống của Allingham và Sandmo (1972) dự đoán một hiệu ứng không rõ ràng về thuế suất và trốn thuế đó là khi có sự kết hợp với hiệu ứng thu nhập (là mức thuế suất tăng lên, số thuế doanh nghiệp phải nộp nhiều hơn, lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp thấp hơn, và trong sự hiện diện của lo ngại rủi ro bị kiểm tra và truy thu thuế, sợ bị phạt nên trốn thuế ít hơn) và một ảnh hưởng thay thế (tăng thuế suất làm tăng thuế phải nộp nghĩa là sự trở lại của trốn thuế cao hơn các đối tượng nộp thuế thích lựa chọn mạo hiểm để trốn thuế.) Tuy nhiên, từ những bằng chứng và kết quả nghiên cứu, có thể khẳng định rằng có một mối quan hệ mạnh mẽ và tích cực giữa các mức thuế suất và trốn thuế. Mức thuế suất cao hơn sẽ dẫn đến mức độ trốn thuế cao hơn. Do vậy, Chính phủ nên xem xét lộ trình cắt giảm thuế suất của một số loại thuế cho doanh nghiệp.
Tinh thần thuế của doanh nghiệp cũng có mối quan hệ mạnh mẽ và tác động ngược chiều đến hành vi trốn thuế của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có ý thức thuế càng cao thì càng tự nguyện tuân thủ nộp thuế so với các doanh nghiệp khác. “Động lực nội tại” hay các hành vi tuân thủ tự nguyện là một yếu tố rất quan trọng khi điều trị trốn thuế doanh nghiệp.
Ngoài ra mức trốn thuế khác nhau giữa các doanh nghiệp có đặc điểm kinh doanh khác nhau. Quy mô doanh nghiệp, tình trạng pháp lý, số năm hoạt động kinh doanh có tác động tiêu cực và ngược chiều với hành vi trốn
thuế.khi doanh nghiệp có quy mô hoạt động kinh doanh lớn, do nhiều người quản lý, hoạt động lâu năm thì trốn thuế ít hơn doanh nghiệp khác.
Nhiều nghiên cứu cho rằng mức tiền phạt quá cao có thể sẽ gây ra những tác động không mong muốn, thậm chí làm cho hành vi trốn thuế tăng lên. Tuy nhiên, từ nghiên cứu có khẳng định rằng có một mối quan hệ mạnh mẽ và tiêu cực giữa các mức xử phạt và trốn thuế. Mức xử phạt vi phạm pháp luật về thuế càng cao thì sẽ làm giảm hành vi trốn thuế của doanh nghiệp. Do vậy, Chính phủ khi nghiên cứu xây dựng chính sách thuế nên duy trì mức xử phạt đủ răn đe để doanh nghiệp tăng cường thuế trong điều kiện nguồn nhân lực của cơ qua thuế giới hạn.
Một phát hiện đặc biệt quan trọng trong chương này là khẳng định mối quan hệ và ý nghĩa của xác suất kiểm tra. Các dấu hiệu của biến này là sự phù hợp với mong đợi của lý thuyết, đó là cường độ kiểm toán cao hơn của cơ quan thuế sẽ dẫn đến mức độ tuân thủ tự nguyện cao hơn và từ đó hành vi trốn thuế thấp hơn. Nếu các chính sách kiểm toán của các cơ quan thuế đang chuyển hướng tới các công ty lớn nhằm tối đa hóa nguồn thu để hoàn thành dự toán pháp lệnh của cơ quan cấp trên giao bằng cách tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp có quy mô và doanh thu lớn thì sẽ tạo ra một số lượng lớn các đối tượng nộp thuế nhỏ hơn có xu hướng trốn thuế. Do đó, bài tiểu luận cung cấp 1 góc nhìn mới cho cơ quan thuế xây dựng chiến lược kiểm tra thuế trong tương lai. Chiến lược kiểm tra của cơ quan thuế nên định hướng đến các công ty nhỏ hơn, do những doanh nghiệp nhỏ (quy mô, số lượng chủ sở hữu, số năm hoạt động kinh doanh trên thị trường, doanh thu) có xu hướng trốn thuế nhiều hơn.
Nghiên cứu đã cho thấy khả năng trốn thuế của doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam, một đề tài rất ít được tìm thấy trong các nghiên cứu của Việt Nam trong khi nguồn đóng góp cho ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp này thì chiếm tỷ trọng rất lớn trong nguồn thu. Ngoài ra, nó còn cung cấp mối quan hệ tích cứu và có ý nghĩa thống kê giữa các mức thuế suất và trốn thuế doanh nghiệp, từ đó cung cấp thêm bằng chứng về nền tảng lý thuyết và thực nghiệm không rõ ràng được nghiên cứu cho đến
nay, góp phần vào việc đưa ra mức thuế tối ưu nhất cho doanh nghiệp và nhà nước. Việc nghiên cứu thực nghiệm về tinh thần thuế và trốn thuế cho thấy rằng các hoạt động của Quốc hội (cơ quan lập pháp) và Chính phủ (cơ quan hành pháp) có ảnh hưởng lớn đến nhận thức của người nộp thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế. Ngoài ra, các yếu tố răn đe, chẳng hẹ như thuế suất, mức xử phạt và xác suất kiểm tra cũng có tác động mạnh mẽ và ý nghĩa thống kê liên quan đến mức độ trốn thuế của doanh nghiệp.