Vốn mỏng chủ yếu được biểu hiện ở tình trạng mà một công ty tìm kiếm nguồn vốn thông qua vay vốn thay vì tăng vốn chủ sở hữu. Mặc dù là một trong những hình thức tránh thuế phổ biến, nhưng không thể áp dụng quy chế chung về chống tránh thuế để xử lý đối với vốn mỏng. Bởi vì huy động vốn để mở rộng hoặc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh là nhu cầu của doanh nghiệp. Do vậy, việc vay vốn hay tăng vốn chủ sở hữu đều có mục đích kinh doanh, và mục đích kinh doanh khó có thể được coi là mục đích phụ được. Rõ ràng trong cấu trúc vốn mà vốn vay chiếm tỷ trọng cao hơn so với vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp sẽ được lợi về thuế. Mặc dù vậy, nếu doanh nghiệp lợi dụng cấu trúc vốn mềm dẻo, ngân sách nhà nước sẽ bị sụt giảm tương ứng với số thuế mà người nộp thuế được hưởng lợi. Vì vậy, có hai cách tiếp cận để chống lại vốn mỏng.
Cách thứ nhất, luật cố định một tỷ lệ tối đa giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu. Nếu vượt quá tỷ lệ cố định này thì phần vốn vay vượt mức quy định được đối xử như là vốn góp dưới góc độ thuế. Tức là, lãi trả cho phần vốn vay này không được tính vào chi phí tính thu nhập chịu thuế. Đây là cách
đơn giản, dễ áp dụng cho cơ quan thuế. Tuy nhiên cách này tạo ra sự cứng nhắc khi mà nhu cầu vốn của từng doanh nghiệp là rất đa dạng.
Cách thứ hai, tiếp cận theo nguyên tắc thị trường (arm’s length approach). Theo cách thức này, cơ quan thuế sẽ tiến hành so sánh việc vốn hóa của người nộp thuế với bên thứ ba. Qua đó, cơ quan thuế đánh giá đúng bản chất của hoạt động vốn hóa của người nộp thuế theo nguyên tắc thị trường. Trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu như yếu tố kinh tế, yếu tố thương mại… để trả lời câu hỏi với điều kiện như vậy thì liệu một bên thứ ba có làm như vậy hay không? Tức là kiểm tra xem cấu trúc vốn hiện hành và lãi trả có phù hợp với nguyên tắc thị trường hay không? Nếu phù hợp với nguyên tắc thị trường, vấn đề vốn mỏng không đặt ra. Mặc dù đây là cách thức hợp lý, nhưng lại ít được áp dụng ở nhiều nước. “Thứ nhất, cách thức này được coi là mang tính chủ quan, và khó có thể bảo đảm sự rõ ràng cho các cổ đông không cư trú… Thứ hai, mặc dù cách thức tiếp cận theo nguyên tắc thị trường thừa nhận sự khác nhau về điều kiện thương mại giữa các ngành, nhưng không có hướng dẫn rõ ràng về việc tập quán nào được thừa nhận trong phạm vi mỗi ngành. Vì vậy, việc xác định một tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu trong phạm vi một ngành có thể mang đậm tính chủ quan và không thể hiện được gì ngoài sự dự đoán”.
Ngoài ra còn có cách thứ ba để dung hoà hai cách trên là áp dụng cách xác định tỷ lệ cố định và nguyên tắc thị trường. Cách thức này nhằm khắc phục nhược điểm của hai cách thức nêu trên. “Vì vậy, để có được cách thức tốt nhất chống vốn mỏng, IFA đề xuất việc kết hợp cả hai cách thức, nguyên tắc thị trường và tỷ lệ cố định. Nghĩa là, một tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu vẫn tồn tại, nhưng chỉ sử dụng như một sự tham khảo và có thể thay đổi nếu một người nộp thuế cụ thể có thể chứng minh tỷ lệ vốn chủ sở hữu và vốn vay tại thời điểm đó là phù hợp với ngữ cảnh như vậy”.
3.3. Thực tế thực hiện các biện pháp giảm tình trạng trốn thuế của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam
Tại Việt Nam, tình hình thu thuế các công ty đa quốc gia cung cấp dịch vụ số đang có những tín hiệu trái chiều. Một mặt, theo giải trình của Bộ
trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trước Quốc hội hồi tháng 11/2017, thì “kinh doanh điện tử trên Google cũng đã thực hiện kê khai nhưng chưa thu được”. Mặt khác, ông Dũng cho biết Uber và Grab đã tự giác kê khai, nộp thuế; Tổng cục Thuế cũng đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, trên cơ sở đó tăng thu của Uber và Grab lần lượt là 67 tỉ và 3 tỉ đồng.
Như là một phần của gói giải pháp nhằm thu được nhiều thuế hơn từ những công ty này, Bộ Tài chính đề xuất Ngân hàng Nhà nước yêu cầu việc thanh toán cho các dịch vụ quảng cáo trực tuyến được tiến hành thông qua Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia (Napas). Đồng thời, bộ này cũng đề xuất các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phải mở văn phòng đại diện tại Việt Nam và khai báo nộp thuế nhà thầu.
Tuy vậy, những giải pháp trên đã và sẽ vấp phải những trở ngại pháp lý. Chẳng hạn, giải pháp thực hiện thanh toán qua Napas có thể là hữu hiệu nhưng có người đã chỉ ra rằng vì Google hay Facebook chưa thành lập pháp nhân ở Việt Nam thì khó thuyết phục được họ thực hiện thanh toán qua Napas.
Còn với giải pháp buộc các công ty này mở văn phòng đại diện và khai báo nộp thuế nhà thầu thì cần lưu ý rằng trong những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, chẳng hạn như CPTPP có điều khoản quy định rằng một nước thành viên CPTPP không được yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ của một nước thành viên khác phải thiết lập hoặc duy trì văn phòng đại diện hay bất kỳ hình thức doanh nghiệp nào, hoặc phải sinh sống, trên lãnh thổ của thành viên đó như một điều kiện để cung cấp dịch vụ xuyên biên giới.
Như vậy, với quy định này, Việt Nam chắc không thể buộc pháp nhân đại diện cho, ví dụ như Google ở Singapore, phải mở văn phòng đại diện hoặc lập pháp nhân khác ở Việt Nam như là một điều kiện để được cung cấp các dịch vụ số tại Việt Nam. Và cũng cần lưu ý thêm rằng nhiều nước vẫn đang (muốn) đánh thuế lên các công ty đa quốc gia này kể cả chúng không có pháp nhân đại diện ở nước sở tại. Do đó, một giải pháp khác Việt Nam có thể thực thi được là phối hợp song phương và đa phương với các quốc gia khác thực hiện các dự án chống chuyển lợi nhuận và làm xói mòn
cơ sở thuế mà OECD và các nước thuộc nhóm G20 đang thực hiện, có sự tham gia của những nước trong khu vực như Singapore.
Theo đó, các công ty đa quốc gia sẽ phải chuẩn bị một báo cáo gồm các số liệu chủ chốt (doanh thu, lợi nhuận trước thuế, thuế đã trả và số lượng nhân viên) cho tất cả các nước tham gia mà chúng có hoạt động tạo doanh thu. Bản báo cáo này sẽ được cơ quan thuế vụ ở mỗi nước xem xét, đánh giá xem liệu họ đã thu được đủ thuế hay chưa, liệu có tình huống công ty tạo ra nhiều doanh thu và tuyển dụng nhiều nhân viên ở Ấn Độ nhưng lại nộp phần lớn thuế ở Hồng Kông/Singapore hay không?
Những sự phối hợp quốc tế như thế này sẽ buộc các công ty đa quốc gia phải tái cơ cấu lại hoạt động và phân bổ doanh thu và lợi nhuận tại các quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam, nhằm phản ánh chính xác hơn tương quan giữa doanh thu và lợi nhuận của chúng tại các nước này.
KẾT LUẬN
Bài tiểu luận đã tổng hợp, phân tích, lý giải và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế sự trốn thuế của các công ty đa quốc gia ở Việt Nam. Tuy chưa thật đầy đủ và toàn diện, song đã đạt được một số kết quả sau: - Khái quát hóa những vấn đề về thuế, cơ sở lý thuyết và khung phân tích, tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước.
- Trên cơ sở phân tích theo mô hình nghiên cứu, đưa ra được những yếu tố ảnh hưởng tới sự trốn thuế của các doanh nghiệp này như: Tinh thần thuế, Thuế suất, Xác suất bị kiểm tra, Quy mô doanh nghiệp, Chủ sở hữu, Thời gian hoạt động, Hiệu quả kinh doanh. Từ đó đưa ra được những đề xuất giải pháp phù hợp đối với các cơ quan thuế và Chính phủ nhằm hạn chế sự trốn thuế của các doanh nghiệp này.
Do cơ chế quản lý thuế là một vấn đề trừu tượng phức tạp, bao trùm nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, với trình độ hiểu biết
và thời gian nghiên cứu có hạn, bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của giảng viên để nội dung của nghiên cứu hoàn thiện hơn, đáp ứng phần nào yêu cầu đặt ra từ công tác quản lý thuế ở nước ta hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
1. Đoàn Văn Trường. (2011). Tuyển tập thẩm định giá trị các loại tài sản vô hình, quyền sở hữu trí tuệ, định giá công nghệ và giá chuyển giao
bên trong các công ty đa quốc gia. Nxb Khoa học kỹ thuật.
2. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam. (2019). Hoàn thiện quy định về ưu đãi
thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Truy cập
ngày 22/03/2020, từ https://www.vnba.org.vn/index.php?
option=com_k2&view=item&id=10085:hoan-thien-quy-dinh-ve-uu-dai- thue-thu-nhap-doanh-nghiep-doi-voi-doanh-nghiep-nho-va-vua&lang=vi 3. Nguyễn Việt Hồng Anh. (2019). Các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân
thủ thuế của doanh nghiệp. Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí
Minh
4. PGS.TS. Phan Thị Cúc và các cộng sự. (2009). Thuế (Tái bản lần thứ
hai). Nhà xuất bản Tài chính
5. Phan Minh Ngọc. (2017). Xử lí tình trạng “né” thuế của các công ty đa
quốc gia. Truy cập ngày 17/03/2020, từ
https://www.thesaigontimes.vn/266336/xu-ly-tinh-trang-ne-thue-cua-cac- cong-ty-da-quoc-gia.html
6. ThS. Nguyễn Khánh Thu Hằng & ThS. Nguyễn Thị Đoan Trang - Đại học Duy Tân Đà Nẵng. (2019). Hoạt động chuyển giá tại Việt Nam và
những tác động đến nền kinh tế. Truy cập ngày 17/03/2020, từ
http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/hoat-dong-chuyen-gia-tai- viet-nam-va-nhung-tac-dong-den-nen-kinh-te-302055.html
7. Viện nghiên cứu lập pháp thuộc uỷ ban Thường vụ Quốc hội. (2013).
Vấn đề tránh thuế thu nhập doanh nghiệp. Truy cập ngày 17/03/2020,
từ http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207100 Tài liệu nước ngoài
1. Karen B. Brown (Editor). (2012). A comparative look at regulation of
corporate tax avoidance, Ius Gentium: Comparative Perspectives on law
2. Hanlon, Dean --- "Thin Capitalisation Legislation and the
Australia/United States Double Tax Convention: Can They Work
Together?" [2000] JlATax 2; (2000) 3(1) Journal of Australian Taxation
4, 3.1. Truy cập ngày 22/3/2020 từ
http://www.austlii.edu.au/cgi-bin/sinodisp/au/journals/JlATax/2000/2.html ?stem=0&synonyms=0&query=Thin%20Capitalisation.
3. IMF. (2018). International Corporate Tax Avoidance: A Review of the
Channels, Magnitudes, and Blind Spots. Truy cập ngày 22/3/2020 từ
https://www.imf.org/~/media/Files/Publications/WP/2018/wp18168.ashx 4. ITC. (2010). Addressing tax evasion and tax avoidance in developing
countries. Truy cập ngày 22/3/2020 từ
https://www.taxcompact.net/documents/2011-09-09_GTZ_Addressing- tax-evasion-and-avoidance.pdf
5. ITEP, PIRG. (2017). Offshore Shell Game 2017 - The use of offshore
tax havens by Fortune 500 companies.Truy cập ngày 17/3/2020 từ
https://uspirgedfund.org/sites/pirg/files/reports/USP%20ShellGames %20Oct17%201.2.pdf
6. Markus Henn. (2013). Tax Havens and the Taxation of Transnational
Corporations. Truy cập ngày 17/3/2020 từ
http://library.fes.de/pdf-files/iez/global/10082.pdf
7. Razieh Tabandeh, Mansor Jusoh, Nor Ghani Md. Nor và Mohd Azlan Shah Zaidi. (2012). Causes of Tax Evasion and Their Relative
Contribution in Malaysia. Khoa Kinh tế và Quản lý của Đại học
Kebangsaan, Malaysia. Truy cập ngày 22/3/2020 từ