Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu ĐỀ tài ẢNH HƯỞNG của THUẾ SUẤT đến KHẢ NĂNG TRỐN THUẾ của các CÔNG TY đa QUỐC GIA TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM (Trang 35 - 36)

truy tố trước pháp luật...

3.1.2. Xây dựng hệ thống quản lý việc xuất và kê khai hóa đơn GTGTchặt chẽ và hiệu quả chặt chẽ và hiệu quả

“Doanh thu/Tổng tài sản” và “Khoản phải thu/Doanh thu” đều liên quan đến việc kê khai doanh thu xác định nghĩa vụ thuế TNDN; mà quá trình này liên quan mật thiết đến việc sử dụng hóa đơn GTGT làm cơ sở xác định doanh thu của các doanh nghiệp. Vì vậy, cần có một hệ thống quản lý hóa đơn chặt chẽ để làm giảm những hành vi xuất hóa đơn khống, bán hàng không xuất hóa đơn nhằm hạn chế nghĩa vụ thuế phải nộp. Khi đó, chứng từ gốc sẽ là căn cứ đáng tin cậy để kê khai nộp thuế, hạn chế bớt một số hành vi gian lận. Do đó, cơ quan thuế phải nỗ lực trong việc quy định áp dụng công nghệ thông tin vào quy trình quản lý xuất hóa đơn GTGT để có thể giám sát một cách hiệu quả việc phát hành và kê khai hóa đơn trong nền kinh tế.

3.1.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế các doanhnghiệp nghiệp

Doanh nghiệp kê khai lỗ có ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế TNDN, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế phải được thực hiện thường xuyên để sớm xác định vi phạm, hạn chế thất thu thuế từ quy định được chuyển lỗ hằng năm.

Tập trung phân tích thông tin về người nộp thuế nhiều hơn so với quy định hiện nay. Hệ thống thông tin về người nộp thuế giúp các cơ quan quản lý thuế nắm bắt được tình hình thành lập, hoạt động và chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế, từ đó có các giải pháp cụ thể đối với từng loại hình, ngành nghề doanh nghiệp khác nhau, nâng cao hiệu quả quản lý thuế, hạn chế các hành vi gian lận của người nộp thuế.

Bên cạnh đó, để việc thanh tra, kiểm tra thuế các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, cơ quan thuế cần thường xuyên phân tích rủi ro các doanh nghiệp qua kê khai thuế để công tác thanh tra, kiểm tra tiến hành có trọng tâm,

trọng điểm vào những doanh nghiệp có nghi vấn vi phạm, có mức độ rủi ro cao. Ngoài ra, việc tách bạch bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế với bộ phận quản lý các thủ tục kê khai, đôn đốc nợ đọng sẽ làm cho bộ máy cơ quan thuế chuyên môn hóa hơn, minh bạch, rõ ràng hơn trong chuỗi hoạt động. Vì vậy, việc thành lập phòng, đội thanh tra chống gian lận thuế, trốn thuế tại Cục thuế, Chi cục thuế là việc làm hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

3.1.4. Thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế

Cơ quan thuế cần có kế hoạch định kỳ để thống kê, cập nhật tất cả các thông tin liên quan đến lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp để có bộ dữ liệu hoàn chỉnh giúp cho việc đánh giá mức độ tuân thủ thuế được hiệu quả.

Ngoài ra, hệ thống thông tin của doanh nghiệp phải đầy đủ, đáng tin cậy, dễ truy cập, cập nhật thường xuyên từ trong và ngoài cơ quan thuế, có thể là thông tin từ bên thứ ba như ngân hàng, khách hàng của doanh nghiệp...với sự hỗ trợ của công nghệ tin học và phải được tổ chức lưu trữ an toàn, khoa học.

3.1.5. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế và cải cách hành chính thuế

Theo GIZ (2010), hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, hạn chế các hành vi gian lận thuế thông qua việc giúp cho họ hiểu rõ các quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm về thuế của mình theo quy định của pháp luật cũng như hiểu rõ các quy định trong các văn bản pháp luật thuế để có thể thực hiện việc tuân thủ pháp luật thuế thuận lợi nhất.

Cơ quan thuế cần cải tiến chương trình tuyên truyền chính sách thuế trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác nhau nhằm nâng cao ý thức cho người dân như: thói quen mua hàng lấy hoá đơn.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài ẢNH HƯỞNG của THUẾ SUẤT đến KHẢ NĂNG TRỐN THUẾ của các CÔNG TY đa QUỐC GIA TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)