1. Mục đích của bố trí mặt bằng cho phân xưởng:
Bố trí mặt bằng sản xuất là xác định phương án bố trí nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị một cách hợp lý, nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đồng thời phải tính đến các yếu tố tâm sinh lý và các yếu tố xã hội.
Bố trí mặt bằng sản xuất là công việc rất quan trọng tác động tới công việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và hiệu quả công việc. Mục đích của bố trí mặt bằng sản xuất là:
+ Tránh sự tắc nghẽn trong quá trình dịch chuyển lao động và đối tượng. + Cực tiểu chi phí vận chuyển
+ Giảm các nguy hiểm đối với con người.
+ Sử dụng hiệu quả lao động và nâng cao tinh thần làm việc + Sử dụng đầy đủ và hiệu quả không gian sản xuất. + Đảm bảo sự linh hoạt
+ Đảm bảo sự thuận tiện cho quan sát kiểm tra
+ Tạo điều kiện phối hợp và tiếp xúc ở những nơi thích hợp
2. Lựa chọn bố trí mặt bằng:
Trên cơ sở đã xây dựng xong được quy trình công nghệ và mặt bằng có sẵn tại xưởng, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phần mềm Tecnomatix Plant Simulation 16.1 để thiết kế mặt bằng và phân xưởng sản xuất:
Hình 5. 1 Sơ đồ mặt bằng phân xưởng sản xuất
3. Thiết kế mặt bằng phân xưởng:
Việc bố trí phân xưởng có những ưu điểm và nhược điểm như sau:
Ưu điểm Nhược điểm
- Quá trình làm việc diễn ra liên tục. -Chi phí sản xuất thấp.
-Tốc độ làm việc cao.
-Quá trình vận chuyển dễ dàng
-Quá trình bị gián đoạn nếu có 1 máy bị trục trặc.
- Hạn chế trong việc di chuyển.
Bảng 5. 1 Ưu điểm và nhược điểm của bố trí phân xưởng
Hình 5. 2 Sơ đồ bố trí mặt bằng phân xưởng
Chi tiết diện tích phân xưởng:
- Diện tích toàn bộ phân xưởng: 70 x 100 = 7000 (m²)
- Diện tích khu chứa nguyên liệu: 30 x 15 = 450 (m²)