Chiến lược thay đổi mức tồn kho (chiến lược sản xuất ổn định)

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên GVHD: nguyễn đức minh (Trang 41 - 54)

VII. LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TỔNG THỂ

a. Chiến lược thay đổi mức tồn kho (chiến lược sản xuất ổn định)

Theo chiến lược này, nhà máy sẽ bố trí sản xuất ổn định theo mức cầu trung bình mỗi ngày.

Mức nhu cầu trung bình mỗi ngày = 785/77 = 11 sản phẩm/ngày. mức sản xuất và mức nhu cầu từng tháng của quý 3 được thể hiện bằng biểu đồ dưới đây: (trang bên)

Qua biểu đồ ta có thể nhận thấy sự khác biệt giữa nhu cầu dự báo và mức sản xuất ổn định của nhà máy. Trong tháng 7, nhu cầu của thị trường thấp hơn mức sản xuất nên nhà máy sẽ đưa hàng dư thừa vào dự trữ tồn kho. Lượng dư thừa sẽ được đem bán vào những điểm nhu cầu vượt mức sản xuất của tháng 8.

0 2 4 6 8 10 12 14 16 tháng 7 tháng 8 tháng 9 Mức nhu cầu bình quân/ngày ) sp (

Mức chu cầu bình quân sản xuất là 11 sản phẩm/ngày

Trong tháng 9, mức sản xuất vượt quá nhu cầu nên ta sẽ đưa hàng dư thừa vào tồn kho để dự trữ cho đầu quý sau.

Kết quả hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo bảng sau:

Tháng Nhu cầu (sp) Mức sản xuấttrong tháng Tăng giảmtồn kho Tồn kho cuốikỳ

7 210 11 x 27 = 297 +87 87

8 350 11 x 26 = 286 - 64 23

9 225 11 x 24 = 264 +39 62

∑ 785 11 x 77 = 847 172

Bảng 7. 3 Bảng kết quả tồn kho cuối kỳ

Theo mức sản xuất ổn định của xưởng là 9 sản phẩm/ sp/ngày và cần tới 8 công nhân sản xuất trực tiếp.Vậy, khi yêu cầu sản xuất trung bình của xưởng là 11 sản phẩm/ngày thì cần tới (11 x 9)/9 = 11 công nhân. Thực tế xưởng chỉ có 7 công nhân nên doanh nghiệp phải thuê ngoài thêm 3 công

liên kết với nhau, nghĩa là một công nhân không thể làm việc độc lập để tạo ra 1 sản phẩm mà 1 sản phẩm chỉ được hoàn thành khi làm việc đồng thời cả 8 công nhân.

Vì vậy, khi doanh nghiệp thuê ngoài thêm 3 công nhân thì 3 công nhân này không thể phân bổ thêm vào máy nào hoặc làm việc độc lập để tạo thêm số sản phẩm cần đáp ứng. Nói cách khác, doanh nghiệp không thể áp dụng biện pháp là thuê thêm 3 công nhân để đáp ứng nhu cầu sản xuất 11 sản phẩm. Phương án đưa ra cho doanh nghiệp đó chính là cho công nhân làm luân chuyển.

Cụ thể như sau:

Ta thấy số lượng người lắp ráp quá ít khi chỉ có 3 máy khoan điện lắp ráp, bên cạch đó số lượng người đứng những máy tôn thuỷ lực, máy hàn,.. sản xuất quá nhanh và ra quá nhiều chi tiết khiến sản lượng không vượt chỉ tiêu.

Do vậy, theo đề xuất của nhóm nghiên cứu, chúng ta nên điều chỉnh luân phiên một người trong từng bước 1,2,3,4,5 ra bước số 6 khi đó chúng ta có 8 người sản xuất, và công ty ta chỉ cần thêm 5 máy khoan điện nữa.

Khi đó ta sử dụng phần mềm Tecnomatix Plant Simulatuon 16.1 để tính toán khả năng lưu thông và năng suất có thể đạt được:

Hình 7. 4 Số liệu sau khi thay đổi

Theo tính toán, ta có thể thấy mức độ làm việc liên tục tăng từ 55% lên 75% và sản phẩm từ đó tăng từ 2700 sản phẩm/ năm lên 3484 sản phẩm/ năm. Căn cứ vào dữ liệu từ phần mềm tính toán trên ta thấy nhà máy nên chọn chiến lược luân phiên làm việc để hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh cho nhiều tháng tới.

4.Lập kế hoạch cải tiến dây chuyền trong xưởng sản xuất.

Trong quá trình nghiên cứu phát triển hệ thống sản xuất, chúng tôi nhận thấy rằng quá trình sử dụng máy móc sản xuất chúng ta có nhiều hạn

chuyển, thậm chí là cả con người.

Và sau đây là một số vấn đề và giải pháp chúng tôi nghiên cứu, tìm hiểu được:

a) Thời gian chuyển đổi model Vấn đề cần giải quyết:

- Thời gian thay khuôn: Mất thời gian tìm vận chuyển và chuẩn bị khuôn cho sản xuất

- Kho luôn nhiều bụi bẩn vì chỉ có 3 nhân lực vệ sinh kho trong 3 ngày không đủ.

- Các dụng cụ thay khuôn không sẵn sàng.

- Quy trình thay khuôn không hợp lý.

 Giảm hiệu suất, không đáp ứng kịp kế hoạch sản xuất.

STT Các hoạt động Thời gian Tổng thời gian Tgian lũy tiến 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 135 1 Tháo khuôn cũ 20 20 2 Lấy khuôn 5 25 3 Kiểm tra khuôn 11 36 4 Lấy dụng cụ để lắp khuôn 36

5 Bắtkhuôn khuôn siết chặt các buồm 18 54 6 Thời gian gá các máng đứng gỡ phôi 5 59 7 Thời gian thử sp 60 119

Hình 7. 5 Bụi bẩn ở máy gia công

Hình 7. 6 Ba nhân công vệ sinh ở kho Bảng 7. 4 Thời gian chuyển đổi model

Hình 7. 7 Dụng cụ để bừa bộn

Nhận thấy vấn đề này là vấn đề nhỏ nhưng nó sẽ làm tăng thời gian dừng máy giảm thời gian sản xuất ra sản phẩm khiến tiến độ sản xuất đề ra không được đáp ứng, chính vì thế chúng tôi đề ra những giải pháp sau:

• Thiết kế xe đẩy có sẵn dụng cụ thay khuôn => Giảm thời gian tìm kiếm dụng cụ

• Giảm thời gian vệ sinh ( tăng nhân công vệ sinh, thêm một số thiết bị bảo dưỡng).

• Thay đổi quy trình thay khuôn: nhân viên phụ trách khuôn được thông báo để vệ sinh và chuẩn bị sẵn sàng trước khi thay

• Ngăn ngừa phát sinh lỗi

Hình 7. 9 Bảng phân công công việc

b, Cải tiến dây chuyền lắp ráp

- Vấn đề

1. Bàn lắp cánh hồi cao không hợp lý với nhiều loại chi tiết.

2. Dolly chuyển trên sàn không tạo thành line

3. Pallet để hồi, đợt, bọ... Biến động

4. Vam tủ xếp chồng lên pallet

5. Công nhân phải cúi, ngồi xổm làm việc

6. Công nhân đi lại tìm kiếm mất nhiều thời gian

Hình 7. 10 Công nhân đang vận chuyển phôi cửa ra khu vực lắp ráp

Giải pháp

1. Lắp bàn nâng hạ phù hợp với chiều cao kích thước từng loại cửa 2. Lắp ray dẫn hướng cho Dolly với tiêu chuẩn W.I.P là 1 cánh cửa 3. Quy định tiêu chuẩn lại các Dolly, Pallet để phụ kiện, hồi giằng.... 4. Thiết kế Dolly để Vam thuận tiện lấy và hồi về

5. Thiết kế bàn để bắn cửa khoá

6. Bố trí người chuẩn bị phụ liệu ngoài

 Giảm thời gian chờ gia công lắp ráp, tăng sản lượng, tăng độ linh hoạt di chuyển.

Hình 7. 11 Công nhân đang dán chắn cho cửa chống cháy

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, những cơ hội cũng nhiều thách thức được đặt ra ngày càng nhiều cho nền kinh tế quốc gia, đặc biệt đối với nền sản xuất công nghiệp. Việc nắm bắt được các xu thế của thị trường, phản ứng nhanh với những thay đổi bên ngoài hay làm thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất cho một kế hoạch sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của các nhà quản lý, và cụ thể hơn đó là vai trò của một nhà Quản lý công nghiệp. Kỹ năng quản lý, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức, làm việc nhóm, kỹ năng đánh giá...tất cả đều phải được trang bị đầy đủ nếu muốn trở thành một nhà quản lý hiệu quả. Việc hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, tối ưu năng suất lao động, cải thiện môi trường làm việc không phải chuyện đơn giản đối với các doanh nghiệp. Thiết kế hệ thống không chỉ tối ưu hóa công việc mà bên cạnh đó nó còn giúp sản phẩm của doanh nghiệp sau khi thiết kế xong có giá thành rẻ nhất và cạnh tranh nhất trên thị trường. Đối với những công ty sản xuất nhỏ việc nâng cao năn suất lao động hiện có là khó. Nhiều đơn vị sản xuất sử dụng dây chuyền đã hoạt động từ 5 năm-10 năm nhưng chưa một lần đổi mới và đánh giá lại. Đó chính là sai sót trong việc thiết kế hệ thống mà cần phải khắc phục.

Những kiến thức xen lẫn giữa lý thuyết và thực tế về hệ thống sản xuất - vận hành của một công ty, những kiến thức kỹ thuật về lĩnh vực cơ khí, thiết kế, bố trí mặt bằng, tính toán máy móc, nhân công…và quan trọng hơn cả là kỹ năng quản lý được chú trọng trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, thể hiện qua các việc như: lập kế hoạch sản xuất, lập tiến độ thực hiện đồ án, kỹ năng làm việc nhóm và sự linh hoạt trong việc ứng dụng kỹ năng tính toán, kiến thức kỹ thuật để thiết kế nên một hệ thống sản xuất hiệu quả nhất.

Tài liệu tham khảo thêm

1. Phong Như Nguyễn, Cải tiến chất lượng, Tp HCM NXB:QSB, 2020 2. Phong Như Nguyễn, Sản xuất tinh gọn, Tp HCM NXB:QSB, 2020

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên GVHD: nguyễn đức minh (Trang 41 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w