Kết quả công tác phòng bệnh bằng vắcxin

Một phần của tài liệu Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị bệnh trên đàn gà thương phẩm nuôi tại trại gà trần thế hanh xã liên sơn, huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 45 - 47)

Thực tế trong quá trình chăn nuôi với thời gian 10 tuần chúng em thường tiêm phòng vắcxin cho đàn gia cầm chủ động để đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” thì công việc làm vắc xin, phòng bệnh cho đàn gà phải được thực hiện một cách tích cực. Nhằm tạo ra trong cơ thể chúng miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm giảm đáng kể thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh xảy ra.

Cho nên quy trình làm vắc xin, phòng bệnh cho đàn gà luôn được trại thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, đúng kĩ thuật.

Trong thời gian thực tập tại cơ sở qua 2 lứa nuôi chúng em đã tiến hành làm đầy đủ các loại vắc xin và đạt kết quả quả bảng 4.4:

Bảng 4.4. Kết quả công tác phòng bệnh bằng vắc xin tại lứa 1 và lứa 2 Nội dung công việc Số lượng (con) Kết quả (an toàn, đạt)

Số lượng (con) Tỉ lệ (%) Cầu trùng 9982 9982 100 IB 4/91 9970 9970 100 ND 9970 9970 100 H5N1 9970 9970 100 Gumboro 9968 9968 100 ND nhắc lại 9952 9952 100

Qua bảng 4.4 cho nhận thấy:

Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin của lứa 1 và 2 đều đạt tỷ lệ an toàn 100%. Điều này cho thấy chúng ta tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sử dụng vắc xin của công ty chăn nuôi CP Việt Nam đưa ra như thực hiện đúng quy trình làm vắc xin, bảo quản vắc xin đúng với từng loại vắc xin, trước khi sử dụng vắc xin không pha thuốc kháng sinh vào nước uống trong vòng từ 8 - 12h. Kết quả theo dõi khả năng sản xuất của gà, tiêm vắc xin đúng đối tượng gà theo từng giai đoạn, sau mỗi lần làm vắc xin cho gà uống điện giải như Vitamin C nhắm chống sốc, tăng sức đề kháng cho gà.

Một phần của tài liệu Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị bệnh trên đàn gà thương phẩm nuôi tại trại gà trần thế hanh xã liên sơn, huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 45 - 47)