Chính sách biên mậu của Trung Quốc với Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quan hệ thương mại Việt Nam Trung Quốc qua biên giới trên bộ (Trang 45 - 46)

Kể từ năm 1991, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện chiến lược mở cửa ven biên giới đất liền, lấy mậu dịch biên giới dẫn đường, coi hợp tác kinh tế-kỹ thuật là trọng điểm, lấy khu vực lục địa làm chỗ dựa, coi việc khai thác thị trường các nước xung quanh làm mục tiêu, hình thành một cục diện mới gọi là “mở cửa toàn phương vị, nhiều hình thức, nhiều tầng nấc: đặc khu kinh tế, thành phố mở cửa ven biển, mở cửa nội địa và ven biên giới”.

Để thúc đẩy hoạt động mậu dịch biên giới với Việt Nam, một loạt các chính sách và biện pháp đã được ban hành và thực thi.

+ Năm 1992, Quốc vụ viện Trung Quốc đã quyết định mở cửa thêm 4 thành phố biên giới trong đó có Bằng Tường, Đông Hưng (Quảng Tây) và Hạ Khẩu (Vân Nam).

+ Ngày 3/1/1996, trong văn kiện số 2 Quốc vụ viện Trung Quốc quyết định mở cửa đối ngoại tại Bằng Tường, Đông Hưng, Thuỷ Lệ, Hà Khẩu nhằm thực hiện chính sách mở cửa biên giới đất liền.

Nhằm thực hiện các chính sách nêu trên, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành một loạt các biện pháp thúc đẩy mậu dịch biên giới đối với Việt Nam, trong đó quan trọng nhất là việc chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng khu vực biên giới và phê chuẩn 9 thành phố mở ven biên giới, hình thành hơn 100 cửa khẩu và chợ biên giới nhằm liên kết chặt chẽ khu vực ven biên giới Trung Quốc với các nước xung quanh.

Chính sách biên mậu của Trung Quốc trong những năm qua đã có những điều chỉnh nhất định nhằm đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch. Do vậy, tỷ lệ xuất khẩu hàng tiểu ngạch đã giảm xuống từ 10-20% so với trước. Đối với hoạt động nhập khẩu qua biên giới đường bộ, Trung Quốc ưu tiên nhập khẩu những hàng hoá là nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, đảm bảo cho sự

cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Đối với hàng tiêu dùng, Trung Quốc chủ trương chỉ nhập khẩu một số lượng nhỏ đối với một số mặt hàng thực sự cần thiết cho nhu cầu của nhân dân mà trong nước chưa tự sản xuất và cung ứng đủ nhu cầu, chú trọng thực hiện nhập khẩu hàng có chất lượng đảm bảo và giá nhập ở mức thấp. Đặc biệt, Trung Quốc đã áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đối với nguyên liệu thô như thuế dầu dừa khô chỉ có 7%, trong khi đó đối với dầu dừa tinh luyện nhập khẩu thuế suất lên tới 50%.

Đáng chú ý, từ năm 2001 trở lại đây, Trung Quốc đã thực hiện điều chỉnh chính sách thuế nhập khẩu như nâng thuế nhập khẩu tiểu ngạch từ 0-5% lên 2-15% tuỳ theo loại hàng. Từ 8/2001, Trung Quốc đã thực hiện miễn thuế nhập khẩu đối với những lô hàng có trị giá dưới 3.000 NDT do một người mang vác qua cửa khẩu đối với hàng tươi sống, lương thực, thực phẩm nhập khẩu theo đường tiểu ngạch. Những hàng hoá không nằm trong phạm vi nêu trên phải được khai báo Hải quan và làm thủ tục nhập khẩu chính ngạch. Từ tháng 10/2001, Trung Quốc nâng thuế nhập khẩu tôm sú nuôi và cá nước ngọt lên mức cao chưa từng thấy: 50% đối với tôm nuôi và 20% đối với cá nước ngọt nhằm mục đích bảo hộ nghề nuôi tôm, cá của họ. Tháng 2/2002 Trung Quốc đã dành cho Việt Nam Quy chế tối huệ quốc về thuế suất đối với hàng xuất khẩu, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng này, đặc biệt là nhóm hàng nông-lâm-hải sản và thực phẩm chế biến.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quan hệ thương mại Việt Nam Trung Quốc qua biên giới trên bộ (Trang 45 - 46)