Tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quan hệ thương mại Việt Nam Trung Quốc qua biên giới trên bộ (Trang 52 - 56)

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam có đường biên giới với tỉnh Quảng Tây dài 253 km. So với các tỉnh miền núi phía Bắc khác, Lạng Sơn có hệ thống giao thông khá thuận lợi, có cả hệ thống đường sắt quốc tế, đường bộ... nên hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới của tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là qua đất liền. Mặt khác, Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 8 cặp chợ đường biên. Với những lợi thế trên, Lạng Sơn đã nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại lớn của cả nước ở thị trường khu vực biên giới và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua cửa khẩu biên giới trên bộ tỉnh Lạng Sơn ngày càng sôi động và nhộn nhịp. Cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh liên tục tăng với tốc độ rất nhanh.

- Về kim ngạch xuất nhập khẩu:

Giai đoạn 1996-2000 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh đạt 1.959 triệu USD, chiếm 54,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đường bộ với Trung Quốc của các tỉnh biên giới phía Bắc. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tăng nhanh đạt 1.789 triệu USD trong 3 năm 1998-2001 (tăng bình quân 28,7%/năm), trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 1.196 triệu USD (tăng bình quân 38,4%/năm), kim ngạch nhập khẩu đạt 593,6 triệu USD (tăng bình quân 14,7%/năm). Đặc biệt khu vực cửa khẩu Lạng Sơn luôn xuất siêu. Thời kỳ 1996-2000, giá trị xuất khẩu/nhập khẩu là 1252 triệu USD/717 triệu USD, tức là xuất khẩu thường xuyên gấp 2 lần nhập khẩu.

Giai đoạn 2001-2004 kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của tỉnh có xu hướng giảm sút. Năm 2001 giá trị kim ngạch đạt 589,42 triệu USD nhưng đến năm 2004, con số này giảm xuống còn 309,6 triệu USD (giảm 279,8 triệu USD trong vòng 3 năm). Tuy nhiên giai đoạn từ 2005-2008 do quan hệ hợp tác phát triển thương mại, dịch vụ của tỉnh Lạng Sơn với tỉnh Quảng Tây đạt

đạt 1498 triệu USD, tăng 56,5% so với năm 2007. Nhằm cụ thể hoá chương trình hợp tác “hai hành lang, một vành đai kinh tế” được Chính phủ hai nước đề ra, tỉnh Lạng Sơn và Khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây đã chính thức ký Bản thoả thuận nguyên tắc về xây dựng Khu hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng - Bằng Tường có diện tích quy hoạch là 17 km2. Trong đó phía Lạng Sơn có Khu hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng và phía Quảng Tây có Khu hợp tác kinh tế biên giới Bằng Tường. Trong quá trình quản lý vận hành Khu hợp tác kinh tế biên giới, Lạng Sơn xác định luôn tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi làm nền tảng, bổ sung thế mạnh cho nhau, ổn định lâu dài mô hình hợp tác “hai nước, một khu vực hợp tác, mậu dịch tự do, quản lý hoạt động khép kín”, xây dựng khu hợp tác trở thành nơi phát triển kinh tế năng động, nhanh và bền vững, đem lại hiệu quả thiết thực, có lợi cho cả hai bên.

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2001-2008

Đơn vị: triệu USD

Năm Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 589,42 264,28 235,08 309,59 189,26 576,00 847,24 1.498,00 341,36 158,07 155,24 231,88 143,6 192,24 270 668,89 247,97 106,21 63,14 65,75 27,8 383,76 577,24 829,11

(Nguồn: Báo cáo của Sở Công thương và Du lịch Lạng Sơn gửi Vụ mậu dịch thương mại qua biên giới, Bộ Công Thương, năm 2009)

Trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010 của tỉnh, Lạng Sơn đã đề ra kế hoạch phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 1000- 1100 triệu USD với nhịp độ tăng trưởng bình quân 12%/năm, kim ngạch nhập khẩu với nhịp độ tăng trưởng bình quân trên 7%/năm đạt 950-1000 triệu USD.

- Về cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu:

Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn phần lớn là cao su, hạt điều, dầu dừa, hoa hồi, gạo, khoáng sản, giày dép, xà phòng, bánh kẹo, đồ thủ công mỹ nghệ và các hàng nông lâm sản khác.

Đối với hàng nhập khẩu, trừ một số hàng tiêu dùng nhập khẩu theo đường tiểu ngạch, còn lại 90% lượng hàng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc là nguyên liệu, vật tư, máy móc và thiết bị phục vụ cho ngành sản xuất trong nước.

Nhìn chung, hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là dạng nguyên liệu thô, sức cạnh tranh thấp. Hơn nữa, ta vẫn chưa tổ chức được các cơ sở tái chế, chế biến, bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị thương phẩm và sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu.

- Nhận xét chung: Sau khi được chính thức áp dụng các chính sách ưu đãi theo quyết định 748/TTg (ngày 11/9/1997), nay là quyết định 53/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới, Lạng Sơn đã nhanh chóng trở thành một trong những thị trường trung chuyển hàng hoá lớn nhất của cả nước trong hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn giai đoạn 2005-2008 đạt 3.110,5 triệu USD. Tuy nhiên, tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp địa phương hiện nay còn thấp (thường

mới. Hơn nữa, một điều đáng lưu ý là nạn buôn lậu qua các cửa khẩu biên giới đường bộ của tỉnh Lạng Sơn ngày một gia tăng và diễn biến phức tạp. Gian thương thường nhập lậu các mặt hàng có thuế suất cao như vải, xe đạp, hàng điện tử… Những mặt hàng này được tập trung ở hai bên cửa khẩu, các đường mòn biên giới, dùng cửu vạn khuân vác suốt ngày đêm với khối lượng lớn. Đây là vấn đề cần nhanh chóng khắc phục trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quan hệ thương mại Việt Nam Trung Quốc qua biên giới trên bộ (Trang 52 - 56)