Tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quan hệ thương mại Việt Nam Trung Quốc qua biên giới trên bộ (Trang 56 - 58)

Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc tiếp giáp với Trung Quốc, có đường biên giới đất liền dài 132,8 km. Từ xa xưa, Quảng Ninh đã là đầu mối giao dịch, buôn bán và thông thương hàng hoá với thị trường trong nước và nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Quan hệ mậu dịch giữa hai nước chủ yếu thực hiện thông qua cửa khẩu Móng Cái và Hoành Mô, trong đó Móng Cái là một trong những cửa khẩu quốc tế quan trọng nhất ở khu vực biên giới phía Bắc. Hoạt động thương mại tại Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái phát triển rất đa dạng. Trung tâm thương mại Móng Cái đã thu hút trên 2.500 hộ kinh doanh cá thể, gần 30 doanh nghiệp địa phương, hàng trăm chi nhánh, văn phòng đại diện tỉnh ngoài đặt tại Móng Cái.

Với vị trí và những lợi thế phát triển thương mại hàng hoá như vậy nên hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới của tỉnh luôn đạt giá trị cao so với một số tỉnh biên giới khác.

- Về kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá :

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá với Trung Quốc giai đoạn 1991-1995 đạt 419,31 triệu USD (trong đó xuất khẩu đạt 295 triệu USD, nhập khẩu đạt 124,31 triệu USD). Từ năm 1996, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu từ năm 1998-2002 đạt 976 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 840 triệu USD, nhập khẩu đạt 136 triệu USD. Đặc biệt, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua

biên giới đất liền của Quảng Ninh đóng vai trò quan trọng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới của tỉnh, đạt 926,69 triệu USD trong năm 5 năm (1996-2000), chiếm 72% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của tỉnh trong thời kỳ đó. Kim ngạch hai chiều qua các cửa khẩu của tỉnh Quảng Ninh năm 2008 đạt 4070 tỷ USD, tăng gấp 2 lần so với năm 2007. Hệ thống chợ biên giới thu hút 1.079 hộ kinh doanh người Trung Quốc đến buôn bán. Đến nay, tổng số dự án đầu tư của Trung Quốc tại Quảng Ninh là 56 dự án, tổng vốn đăng ký 352.350 ngàn USD, trong đó Quảng Tây có 13 dự án, tổng số vốn đầu tư 73.206 ngàn USD. Năm 2008, ngành Du lịch Quảng Ninh đón 3,6 triệu lượt khách, trong 1,5 triệu lượt khách quốc tế thì khách du lịch đến từ Trung Quốc đạt 332.000 lượt, chiếm 22% khách quốc tế.

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2001-2008

Đơn vị: triệu USD

Năm Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 503,85 295,4 313,13 473,54 2.266,28 1.469,08 1.787,3 4.070,00 342,17 260,16 262,89 407,47 1.538,6 1.003,08 1.265,6 2.856,9 161,68 35,24 51,24 66,07 727,68 466 521,7 1.213,1

(Nguồn: Báo cáo của Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh gửi Vụ mậu dịch thương mại qua biên giới, Bộ Công Thương, năm 2009)

- Về cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu chủ yếu:

Trong những năm gần đây, Quảng Ninh chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu sang Trung Quốc (năm 2007, tỉnh đã xuất khẩu 5,79 triệu tấn than, 63 ngàn tấn cao su), trong khi nhóm hàng thuỷ sản, nông sản ngày càng có chiều hướng giảm sút về giá trị xuất khẩu. Giai đoạn 2005-2008 xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc có kim ngạch lớn thứ hai sau than.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng hoá tiêu dùng như vải, quần áo may sẵn, quả tươi, hàng nội thất và một phần là máy móc công cụ nhỏ phục vụ sinh hoạt và nông nghiệp.

- Nhận xét chung: Bên cạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, Quảng Ninh còn phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ như tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh, kho ngoại quan, kinh doanh hàng miễn thuế. Các hoạt động này đã đem lại một nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá vẫn giữ một vị trí quan trọng, đem lại nguồn thu chủ yếu cho tỉnh và ngày càng chứng tỏ vị trí đặc biệt trong sự phát triển mậu dịch qua biên giới Việt Nam-Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quan hệ thương mại Việt Nam Trung Quốc qua biên giới trên bộ (Trang 56 - 58)