Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu LUAN AN NCS Pham Thi Huyen (Trang 92 - 95)

1.4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC

1.4.2 Bài học kinh nghiệm

- Sử dụng phối hợp và linh hoạt các phương thức vận chuyển thẳng và vận chuyển tập trung qua kho phân phôi: Với hình thức vận chuyển thẳng, các siêu thị khác nhau với các yêu cầu khác nhau về hàng hóa sẽ được đáp ứng đầy đủ. Còn với phương thức vận chuyển tập tập trung qua kho phân phối, nhà cung cấp sẽ cung cấp số lượng

lớn hàng hóa đến các kho phân phối của doanh nghiệp bán lẻ. Hàng hóa sau đó sẽ được phân chia theo nhu cầu rồi vận chuyển đến từng siêu thị trong mạng lưới. Bằng cách này, DNBL có thể kiểm soát chất lượng hàng hóa đầu vào và bảo đảm đầu ra phân phối đến tất cả các điểm bán trong hệ thống, đồng thời kiểm soát tốt hơn quá trình bổ sung cũng như khả năng duy trì lượng hàng tồn kho thấp hơn trong toàn bộ hệ thống.

-Sử dụng linh hoạt nhà kho và trung tâm phân phối để cung cấp hàng hóa đầy đủ và linh hoạt cho mạng lưới bán lẻ siêu thị với chi phí thấp: Việc sử dụng linh hoạt nhà kho/trung tâm phân phối cho phép tỷ lệ lấp đầy sản phẩm và dịch vụ nhất quán cho mọi siêu thị bất kể khoảng cách với nhà cung cấp và hiệu suất bán hàng, dẫn đến tăng vị trí trong kho và doanh thu cao hơn. Bên cạnh lợi ích mang lại cho các DNBLST, việc sử dụng các nhà kho/trung tâm phân phối cho phép các nhà cung cấp vận chuyển sản phẩm nguyên xe, nguyên container với số lượng hàng hóa lớn, nhờ đó tối ưu hóa hoạt động vận chuyển cho cả bên cung ứng.

- Ứng dụng linh hoạt các mô hình mua hàng và cải thiện mối quan hệ với nhà cung cấp: Nhà cung cấp sẽ cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp và đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý. Do đó cần xây dựng cơ chế cạnh tranh tự do và đôi bên cùng có lợi để thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược cùng tồn tại và cùng thịnh vượng với các nhà cung cấp xuất sắc của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các DNBLST quy mô lớn có thể tham gia sâu hơn vào kế hoạch sản xuất của nhà cung cấp, thậm chí hỗ trợ các nhà cung cấp nghiên cứu phát triển sản phẩm mới cũng như kiểm soát chất lượng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng. Ở chiều ngược lại, các DNBLST có thể cho phép nhà cung cấp gia tăng tính chủ động trong việc cung ứng hàng hóa bằng cách chia sẻ thông tin về nhu cầu hàng hóa, các dữ liệu về hàng hóa trong kho cũng như dữ liệu kinh doanh. Trên cơ sở đó, nhà cung cấp sẽ chủ động điều tiết các giao dịch cung ứng, đảm bảo hoạt động kinh doanh của các DNBLST luôn được duy trì ở mức tối ưu nhất.

- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ và công nghệ thông tin trong quản lý và vận hành các hoạt động logistics:Việc ứng dụng công nghệ và công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động logistics là một xu thế tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Nhiều DNBL trên thế giới đã triển khai ứng dụng kết hợp giữa hệ thống thông tin - tự động hóa - trí tuệ nhân tạo trong quản lý toàn bộ hoạt động logistics từ khâu thu mua tới phân phối đến người tiêu dùng. Việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động logistics một cách mạnh mẽ hỗ trợ các DN vận hành hiệu quả hơn, cắt giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Chính vì vậy, các DNBLST cần chủ động hơn trong việc tiếp cận, đầu tư ứng dụng công nghệ mới để nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ, từ đó tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh thị trường bán lẻ được dự báo sẽ ngày càng gay gắt như hiện nay. Một số công nghệ thường được áp dụng tại các DNBL như: phân tích Dữ liệu lớn (Big Data) đảm bảo khả năng xử lý lượng dữ liệu khổng lồ liên quan đến nhu cầu của khách hàng cũng như dữ liệu hoạt động kinh doanh của DN; ứng dụng công nghệ RFID giúp theo dõi, nhận dạng sản phẩm, đặc biệt trong

quá trình vận chuyển, nhờ đó cho phép gia tăng khả năng kiểm soát và tốc độ xử lý hàng hóa; Hệ thống điểm bán hàng POS tích hợp với các thuật toán và một số ứng dụng công nghệ khác để vừa kiểm soát và ghi nhận doanh số, mức tồn kho trên các kệ hàng, vừa có khả năng dự đoán số lượng chính xác mỗi loại hàng hóa cần được bổ sung…

-Áp dụng các kỹ thuật và phương pháp tổ chức, quản lý hiện đại nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động logistics như: Kỹ thuật cross-docking trong các kho hàng/trung tâm phân phối để giảm chi phí cho hoạt động bảo quản, lưu trữ hàng hóa, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa nhanh chóng hơn; Áp dụng hệ thống phân phối linh hoạt nhằm thay đổi lịch trình tùy theo nhu cầu và đặc điểm sản phẩm, đặc biệt áp dụng hiệu quả đối với các mặt hàng đòi hỏi điều kiện bảo quản về nhiệt độ và độ ẩm khắt khe như thực phẩm đông lạnh, thực phẩm tươi sống…; Áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế đảm bảo chất lượng hàng hóa và hiệu quả của hoạt động logistics, cải thiện cách thức bao gói sản phẩm nhằm thực hiện hiệu quả các quy trình bổ sung hàng hóa. Một số tiêu chuẩn có thể được tùy chỉnh áp dụng như Quản lý Chuỗi lạnh, quản lý dây chuyện lạnh, tiêu chuẩn pallet, tiêu chuẩn mã vạch… Việc áp dụng các tiêu chuẩn này có khả năng cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động logistics, đặc biệt đối với một số hoạt động như mua, kho và hoạt động logistics trực tiếp.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận án tập trung làm rõ các vấn đề khái quát liên quan đến phát triển hoạt động logistics tại DNBLST. Khái niệm phát triển hoạt động logistics tại DNBLST đã được xây dựng và làm rõ nội hàm. Trên cơ sở khái niệm được đề xuất, ba nội dung cơ bản của phát triển hoạt động logistics tại DNBLST đã được phân tích, bao gồm: (1) Thiết lập các hoạt động logistics chức năng; (2) Thiết kế tổ chức và mạng lưới kênh logistics; (3) Phát triển nguồn lực logistics. Mô hình đánh giá mức độ phát triển hoạt động logistics tại DNBLST đã được xây dựng với năm mức độ phát triển, từ mức độ ban đầu không có cấu trúc đến mức độ tối ưu hóa. Dựa trên mô hình này, phương pháp và các tiêu chí đánh giá đã được xây dựng. Theo đó, để đánh giá mức độ phát triển hoạt động logistics tại DNBLST, nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi theo mô hình thang đo Likert. Các câu hỏi được xây dựng căn cứ theo chín nhóm tiêu chí đánh giá đã được đề xuất.

Hoạt động logistics tại các DNBLST bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố được chia thành hai cấp độ: các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô (kinh tế, chính sách – pháp luật, văn hóa – xã hội, công nghệ) và các yếu tố thuộc môi trường vi mô (khác hàng, nhà cung cấp hàng hóa và nhà cung cấp dịch vụ logistics, đối thủ cạnh tranh).

Cuối cùng, nghiên cứu đã phân tích kinh nghiệm triển khai hoạt động logistics tại bốn DNBL, bao gồm FairPrice – Singapore, Lotus – Thái Lan, Walmart - Trung Quốc, 7-eleven Nhật Bản. Trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm hỗ trợ các DNBLST trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển hoạt động logistics.

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI

Một phần của tài liệu LUAN AN NCS Pham Thi Huyen (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w