Trong thời gian thực tập tại trại, bản thân đã được thực hiện các thao tác trên lợn con và lợn nái. Kết quả thực hiện các thao tác khác tại trại được trình bày ở bảng 4.11.
Bảng 4.10. Kết quả thực hiện các thao tác trên lợn con và lợn nái tại trại
Loại lợn Tên công việc
Số lợn được thực hiện (con) Kết quả đã thực hiện Đạt yêu cầu (con) Tỷ lệ (%) Lợn con
Mài nanh, bấm đuôi 1.823 1.823 100
Nhỏ colestrim 1.823 1.823 100
Tiêm chế phẩm ferrivit 1.823 1.823 100
Nhỏ pigcoc 1.823 1.823 100
Thiến lợn đực 264 264 100
Bấm tai lợn con 264 264 100
Kết quả ở bảng 4.12 cho thấy: trong 6 tháng thực tập, chúng tôi đã được hướng dẫn cũng như thực hiện các thao tác kỹ thuật trên đàn lợn con. Trong 1823 con theo dõi đã được thực hiện công việc mài nanh, bấm đuôi 1823 con kết quả an toàn là 100%. Lợn con sau khi sinh 24h cần phải mài nanh ngay nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ, khi bú cũng như tránh việc lợn con cắn nhau, cắt đuôi, bấm số tai sớm để vết thương nhanh liền, ít chảy máu.
Song song với công việc trên việc nhỏ kháng sinh colestrim cho 1823 lợn con kết quả an toàn 100%. Khi 3 ngày tuổi lợn được tiêm chế phẩm ferrivit phòng bệnh thiếu máu ở lợn, sau đó cho uống pigcoc phòng bệnh cầu trùng với số lượng là 1823 con tỷ lệ an toàn 100%. Khi lợn được 5 ngày tuổi thì tiến hành thiến và bấm tai cho lợn con, số lợn con được thiến là 264 con kết quả an toàn 264 con đạt tỷ lệ 100%. Trong thời gian thực tập tại trại, bản thân đã thực hiện thành công 186 lần thụ tinh nhân tạo cho lợn nái động dục, kết quả là số lợn đậu thai 94,08%.
Qua những công việc trên đã giúp em học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc lợn con cũng như nâng cao tay nghề về các thao tác kỹ thuật trên lợn con, lợn nái và đồng thời giúp em mạnh dạn hơn, tự tin hơn vào khả năng của mình, hoàn thành tốt công việc được giao.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
- Tình hình chăn nuôi tại trại qua 3 năm có sự tăng lên số lượng lợn từ 287 lợn nái sinh sản đến nay đã là 379 con.
- Trong 383 lợn, có 349 lợn đẻ thường, đạt tỷ lệ là 91,12%, số con khó đẻ phải can thiệp là 34 .
- Khâu vệ sinh sát trùng phòng bệnh tại trại được thực hiện tốt.
- Đã thực hiện tốt quy trình phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ đạt tỷ lệ an toàn là 100%.
- Tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh sinh sản là 25,13%, trong đó mắc hiện tượng khó đẻ là cao nhất (9,19%), sau đó đến viêm tử cung (8,65%), bệnh viêm khớp là (5,67%) và thấp nhất là viêm vú (2,16%).
- Tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy là cao nhất (10,82%), tiếp đến là bệnh viêm phổi (1,73%) và thấp nhất là bệnh viêm khớp (1,60%).
- Phác đồ điều trị và kết quả điều trị một số bệnh thường gặp của lợn nái sinh sản đạt tỷ lệ chung cao là 93,68%, tỷ lệ điều trị khỏi từng bệnh từ 87,50% - 100%.
- Phác đồ điều trị và kết quả điều trị một số bệnh thường gặp ở lợn con theo mẹ đạt tỷ lệ chung khá cao 85,67%, tỷ lệ điều trị khỏi từng bệnh giao động từ 76,31% - 87,89%.
- Thực hiện tốt các công việc chăm sóc lợn con sơ sinh như mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi, thiến lợn đực, tiêm sắt và thụ tinh nhân tạo cho lợn nái, được giao ở trại.
- Qua thời gian thực tập em thấy bản thân đã học được rất nhiều những kiến thức thực tế về ngành chăn nuôi lợn nái và lợn con theo mẹ.
- Ngoài những kiến thức chuyên nghành chúng em cũng được học rất nhiều về kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm…
5.2. Đề nghị
- Thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh sinh sản.
-Nâng cao tính tự giác về an toàn sinh học của công nhân, sinh viên thực tập trực tiếp làm việc tại trại để hạn chế dịch bệnh.
- Cần phải theo dõi chặt chẽ tất cả các lợn nái sau khi đẻ để phát hiện lợn nái bị mắc các bệnh sinh sản sớm và điều trị kịp thời sẽ làm giảm ảnh hưởng của các bệnh này đến khả năng sinh sản của lợn nái.
- Thực hiện tốt quy trình chăm sóc lợn con sơ sinh sau khi đẻ, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và áp dụng biện pháp tập cho lợn con ăn sớm để hạn chế đến mức thấp nhất các bệnh của lợn con trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa.
- Điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm của chuồng hợp lý phù hợp với từng lứa tuổi của lợn để tránh mắc một số bệnh đường hô hấp (ho, viêm phổi…)
- Em xin được đề nghị nhà trường tiếp tục cho sinh viên đến thực tập tại cơ sở, để được vận dụng kiến thức vào thực tế, nâng cao tay nghề học hỏi thêm nhiều kiến thức để áp dụng vào công việc sau khi ra trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Phạm Chúc Trinh Bạch (2011), Giáo trình chăn nuôi lợn nái, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
2. Nguyễn Xuân Bình (2000), Kinh nghiệm chăn nuôi lợn thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Nguyễn Xuân Bình (2005), Trị bệnh heo nái, heo con, heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29 - 35.
4. Trần Thị Dân (2006), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.
5. Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Trần Tiến Dũng và Phan Vũ Hải (2002), Giáo trình Sinh sản gia súc, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
7. Lê Phạm Đại (2018). “Bệnh viêm phổi địa phương ở lợn - suyễn lợn”, Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam.
8. Nguyễn Huy Hoàng (1996), Tự điều trị bệnh cho heo, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp.
9. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Lãnh, Đỗ Ngọc Thúy (2012), Giáo trình Bệnh truyền nhiễm thú y, Nxb Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
10.Nguyễn Quang Linh (2005), Giáo trình Chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Phạm Sỹ Lăng, Phạm Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp trong trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
13.Nguyễn Thị Liễu Kiều (2018). “Bệnh thường gặp trên heo nái sinh sản”,
Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam, 19(2), tr. 19.
14.Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
15.Nguyễn Thị Hồng Minh (2014), Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) ở lợn nái sinh sản, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
16.Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh (2016), “Một số yếu tố liên quan tới viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái”, Tạp chí khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(5), tr. 720-726.
17.Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh (2017), “Một số yếu tố liên quan đến thời gian chảy sản dịch ở lợn nái”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (Vietnam J. Agri. Sci).
18. Lê Văn Năm (2009), Hướng dẫn điều trị một số bệnh ở gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà nội.
19.Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh. “Một số yếu tố ảnh hưởng đến viêm tử cung trên lợn nái lai ngoại nuôi tại vùng đồng bằng sông Hồng”.
Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, số 227 - tháng 12 năm 2017, trang 87 - 91.
20. Nguyễn Tài Năng, Phạm Đức Chương, Cao Văn, Nguyễn Thị Quyên (2016), Giáo trình Dược lý học thú y, trường Đại học Hùng Vương.
21. Nguyễn Như Pho (2002), “Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật chăn nuôi đến hội chứng M.M.A và khả năng sinh sản của heo nái”, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. 22.Nguyễn Ngọc Phục (2005), Công tác thú y trong chăn nuôi lợn, Nxb Lao
động - Xã hội, tr. 35.
23.Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),
24.Nguyễn Văn Thanh (2002), Nghiên cứu một số chỉ tiêu và bệnh đường sinh dục thường gặp ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
25.Nguyễn Văn Thanh (2007), “Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại Đồng bằng Sông Hồng và thử nghiệm điều trị”,
Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, XIV (3), tr. 38 - 43.
26. Nguyễn Văn Thanh, Trần Tiến Dũng, Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Mai Thơ (2016), Giáo trình Sinh sản gia súc, Nxb Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. 27.Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn,
Nxb Lao động và Xã hội, Hà Nội.
28.Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2006), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
29.Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh và Đoàn Đức Thành (2010), “Thực trạng hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa (MMA) ở đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại thuộc tỉnh Thái Bình và thử nghiệm phòng trị”, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Chăn nuôi (JAHST),
số 1, Hà Nội.
30.Bùi Thị Tho, Trần Công Hòa, Nguyễn Khắc Tích (1995), “Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn giống Yorkshire, Landrace nuôi tại xí nghiệp giống vật nuôi Mỹ Văn - Tỉnh Hải Hưng”, Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học khoa Chăn nuôi Thú Y 1991 - 1995, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 31.Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tô (2005), Hướng dẫn phòng,
trị bằng thuốc nam một số bệnh ở gia súc, Nxb Lao động, tr. 120 -121. 32.Phạm Ngọc Thạch và Phạm Thị Lan Hương (5/2020). “Phòng bệnh viêm
tử cung ở heo nái”, Tạp chí Thế giới gia cầm, Hà Nội.
II. Tài liệu tiếng Anh
33.Heber L., Cornelia P., Loan P. E., Ioana B., Diana M., Ovidiu S., Sandel P. (2010), “Possibilities to Combat MMA Syndrome in Sows”, Scientific Papers: Animal Science and Biotechnologies, 43 (2).
34.Ivashkevich O. P., Botyanovskij A. G., Lilenko A. V., Lemeshevskij P. V., Kurochkin D. V. (2011), “Treatment and prevention of postpartum endometritis of sows”, Epizootiology, Immunobiology, Pharmacology, Sanitary Science: international scientific and practical, 1, pp. 48-53. 35. Kemper N. and Gerjets I. (2009), “Bacteria in milk from anterior and
posterior mammary glands in sows affected and unaffected by postpartum dysgalactia syndrome (PPDS)”, Acta Veterinaria Scandinavica, 51, pp. 36.Kirwood R. N. (1999), “Influence of cloprostenol postpartum injection on
sow and litter performance”, Swine Health Prod., 7, pp. 121-122.
37.Kemper N., Bardehle1 D., Lehmann J., Gerjets I., Looft H., PreiblerR. (2013), “The role of bacterial pathogens in coliform mastitis in sows”,
Berliner und Münchener Tierärztliche Wochenschrift, 126, Heft 3/4, Seiten, pp. 130-136.
38.Preibler R., Kemper N. (2011), Mastitis in sows - current knowledge and opinions, 62nd Annual Meeting of the European Federation of Animal Science, EAAP 2011, Stavanger, Norway.
39.Maes D., Papadopoulos G., Cools A., Janssens G. P. J. (2010), “Postpartum dysgalactia in sows: pathophysiology and risk factors”,
Tierarztl Prax, 38 (Suppl 1), pp. S15-S20.
III. Tài liệu internet
40.Arut Kidcha-orrapin (2006), MMA at farrowing: Guidelines for monitoring and preventio n, <http://www.better pharma.com>, Ngày truy cập 12/6/2021.
41.Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2008), “Bệnh viêm khớp ở lợn do Streptococcus suis”, <http://www.vietlinh.vn>, Ngày truy cập 16/6/2021.
Ảnh 1: Chuồng cai sữa Ảnh 2: Chuồng lợn nái chửa
Ảnh 3: Lợn con sau khi cai sữa Ảnh 4: Lợn con mới đẻ
Ảnh 5: Vệ sinh chuồng đẻ
Ảnh 6: Tắm lợn con tiêu chảy
Ảnh 7: Vệ sinh chuồng bầu