5.2.1. Đối với nhà đầu tư cá nhân
Dựa theo kết quả nghiên cứu mà tác giả đã thu được từ chương 4, tác động của Tự nghiệm và các lệch lạc quyết định chủ yếu đến việc ra quyết định của NĐT cá
nhân vì vậy điều quan trọng trong chương này đó là việc xem xét các chiến lược để giảm thiểu các lệch lạc khi đưa ra các quyết định tài chính này. Theo các nghiên cứu tâm lý học, khi con người bị nhiễm các lệch lạc thì cần thiết thực hiện một số bước để loại bỏ hoàn toàn. Các bước đó được thực hiện theo trình tự như sau: (1) Nhận thức về lệch lạc, (2) Động lực loại bỏ lệch lạc, (3) Nhận thức về chiều hướng và mức độ của lệch lạc, (4) Khả năng loại bỏ lệch lạc. Khi xem xét các bước trên để áp dụng vào thị trường tài chính, một số bước được cho rằng dễ dàng nhưng một số bước lại cực kì khó khăn. Như với bước đầu tiên Nhận thức về lệch lạc, một số NĐT rất khó khăn trong việc nhận thức điều họ đang làm hoặc nhận ra các suy nghĩ trong đầu họ. Với bước thứ hai về động lực loại bỏ lệch lạc thì sự khó khăn sẽ thấp hơn nhưng với bước thứ ba nhận thức về chiều hướng và mức độ cũng là một vấn đề lớn, đòi hỏi NĐT sử dụng các thang đo đánh giá hợp lý và chính xác. Đến bước cuối cùng về khả năng loại bỏ lệch lạc lại trở nên đơn giản nhất khi đã xác định được các việc cần làm ở trên. Từ các lý do trên, tác giả nhận thấy việc loại bỏ các lệch lạc là một tiến trình khó khăn. Vì vậy, giải pháp tốt nhất có thể thực hiện được
ở đây là đi sâu vào vấn đề cốt lõi đó là tăng cường nhận thức của NĐT thông qua phương pháp giáo dục.
Lời khẳng định của Benjamin Graham trong cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh” đã khẳng định rằng: “vấn đề chính là nhà đầu tư – và thậm chí kẻ thù lớn nhất của anh ta – có nhiều khi chính là anh ta”. Trở lại vấn đề sử dụng giáo dục để giảm thiểu lệch lạc khi đưa ra các quyết định tài chính thì yếu tố tâm lý đóng vai trò hữu ích trong khía cạnh này. Những NĐT hoàn toàn bỏ mặc các khoản đầu tư của mình mà chẳng thèm mua bán hay quản lý sẽ không thể sa vào bẫy của khuynh hướng bầy đàn, tâm lý đề cao giá cả quá mức, nỗi sợ mất mát, tâm lý định giá quá cao những gì mình sở hữu, bị dẫn dắt bởi kì vọng,… Bằng việc đưa ra một “quyết định đầu tư khôn ngoan” rồi bỏ mặc nó là cách để đơn giản hóa những sai lầm về đầu tư mà chúng ta có thể rút ra từ nghiên cứu này. Điều cốt lõi của “quyết định đầu tư khôn ngoan” là hiểu biết về hai vấn đề cơ bản trong đầu tư đó là: “Sự khác nhau giữa đầu tư và đầu cơ” và “Sự khác nhau giữa giá cả và giá trị nội tại của cổ
phiếu”. Với vấn đề đầu tiên, đầu tư là một phương thức mua tài sản để kiếm lợi nhuận dưới hình thức thu nhập có thể dự báo một cách hợp lý (cổ tức, tiền lãi hoặc lợi tức cho thuê) và/hoặc giá trị đầu tư sẽ tăng lên sau một thời gian dài. Chính thời gian hoàn vốn và khả năng dự đoán số tiền lãi là hai yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa một khoản đầu tư và một vụ đầu cơ. Người đầu cơ mua cổ phiếu với hy vọng kiếm lời trong một thời gian ngắn, vài ngày hoặc vài tuần tương tự như chơi cờ bạc. Trong khi đó, NĐT mua cổ phiếu có khả năng mang lại dòng tiền mặt đáng tin cậy trong tương lai cùng với các khoản lãi vốn được tính trong nhiều năm, thậm chí vài chục năm và NĐT gián tiếp đầu tư vào doanh nghiệp để tạo ra giá trị và phục vụ xã hội. Với vấn đề thứ hai, thị trường chứng khoán không vận hành theo logic thông thường là Giá cả phản ảnh Giá trị nội tại của cổ phiếu. Giá trị nội tại thay đổi theo tình hình kinh doanh thực tế và tiềm năng của doanh nghiệp,… Thông thường, giá trị nội tại thay đổi với nhịp điệu khá chậm và chỉ khi nào có kết quả kinh doanh vượt ngoài dự đoán thì giá trị mới tăng hoặc giảm mạnh. Tuy nhiên, giá cổ phiếu biến động theo một cách hoàn toàn ngẫu nhiên: lúc thay đổi giá chầm chậm như giá trị nội tại nhưng cũng có lúc vì tâm lý và kỳ vọng của nhà đầu tư, giá cổ phiếu lên và xuống như thủy triều. Từ hai điều cốt lõi trên, tác giả đưa ra nhận định rằng: nếu mục đích của NĐT cá nhân muốn tìm kiếm “cảm giác chinh phục” thì có thể dành một tỉ lệ nhỏ trong tổng tài sản của mình để tham gia vào thị trường để đầu tư một cách ăn may. Nếu mục đích của NĐT cá nhân là tồn tại lâu dài trong thị trường chứng khoán thì theo chứng cứ và nghiên cứu, không có cách nào khác ngoài việc trở thành NĐT dài hạn. NĐT sẽ bắt đầu bằng việc phân chia danh mục tài sản theo mức độ rủi ro và thời hạn vào chứng khoán, trái phiếu, vàng, ngân hàng và bất động sản. Sau đó, để tham gia vào thị trường chứng khoán, NĐT chỉ nên đầu tư cổ phiếu nếu có tầm nhìn ít nhất 5 năm vì đó là thời gian bình quân của một chu kì. Nếu là một NĐT cá nhân bình thường thì điều đầu tiên cần trang bị một bộ lọc cổ phiếu có tỷ suất sinh lợi cao, loại trừ các cổ phiếu có giá trị nội tại thấp, cổ phiếu rủi ro để chọn ra một số mã cổ phiếu đầu tư lâu dài. Ngược lại, nếu bản thân NĐT không thể trang bị các công cụ đó thì có thể lựa tham gia các quỹ đầu tư vận động theo chỉ số
VN30 (quỹ E1VFVN30 là một ví dụ) như là một hình thức đầu tư lâu dài, an toàn và khả năng sinh lợi cao.
5.2.2. Đối với các công ty chứng khoán
Đứng trên góc độ là một công ty chứng khoán thì khách hàng họ cần phục vụ và đáp ứng các nhu cầu là những NĐT cá nhân. Họ là những người trực tiếp nuôi sống doanh nghiệp thông qua các chi phí mua bán chứng khoán, phí môi giới, phí tư vấn, lãi vay mua bán chứng khoán và các nghiệp vụ liên quan. Do đó, NĐT càng có lời, số lượng càng phát triển thì công ty chứng khoán sẽ lớn mạnh theo. Vì vậy, nhiệm vụ thấu hiểu nhóm nhân tố nào tác động lên quyết định của NĐT càng vô cùng cần thiết.
Qua kết quả thu được từ Chương 4, tác giả tổng hợp một số vấn đề nhà quản trị cần trang bị cho NĐT như sau: Thị trường chứng khoán hiện thời đang trong giai đoạn phát triển nên dư địa tăng trưởng và mở rộng rất lớn. Chỉ số VNIndex đo lường tổng hợp cho sự phát triển chung của toàn bộ thị trường nhưng các ngành kinh doanh không phát triển đồng đều ở Việt Nam. Chỉ số VN30 đặc trưng cho nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường nhưng lại chủ yếu nằm ở một số doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng. Vì vậy, doanh nghiệp chứng khoán muốn có một bức tranh toàn cành về nền kinh tế cần xây dựng một chỉ số khác miêu tả rõ hơn. Từ các chỉ số này cùng các phương pháp nghiệp vụ, các công ty chứng khoán có thể tư vấn định hướng cho NĐT một cách an toàn, đảm bảo khả năng sinh lời cao hơn, không để nhà đầu tư quá neo vào một vài loại cổ phiếu trong nhóm VN30 để rồi có thể mất trắng tài khoản đầu tư. Bên cạnh đó, công ty chứng khoán cần xây dựng một bộ lọc cổ phiếu an toàn, đảm bảo các yếu tố đo lường đầy đủ sự phát triển của doanh nghiệp. Đưa bộ lọc này làm công cụ để tư vấn cho các NĐT mới tham gia thị trường. Không để các NĐT tự tìm kiếm và chìm ngập trong các thông tin nhiễu. Nếu các công ty chứng khoán thực hiện được những đề xuất bên trên thì rủi ro cho các NĐT giảm đi rất nhiều. Qua thời gian, niềm tin của họ với các công ty này được nâng cao từ đó gia tăng số lượng khách hàng và lợi nhuận tương ứng.
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã kiểm định một số giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng quyết định đầu tư của NĐT, đồng thời đưa ra một số hàm ý về quản trị. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như sau:
Nghiên cứu này được thực hiện với các đối tượng là NĐT trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chưa được mở rộng đến các đối tượng khác trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng đến các đối tượng khác trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán.
Nghiên cứu chủ yếu tập trung đối với các NĐT mới gia nhập thị trường với tỷ lệ đa số NĐT chưa tham gia lớp đào tạo bài bản về đầu tư nên sẽ thiếu sót khi đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố hành vi đến các NĐT lâu năm, những người có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư.
Vì vậy nghiên cứu tiếp theo cần xem xét thêm các yếu tố thuộc về đối tượng NĐT nhiều kinh nghiệm để phát triển sâu hơn các vấn đề nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định của NĐT.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Lucy F. Ackert, Richard Deaves, Tài chính hành vi – Tâm lý học, đưa ra quyết định, và thị trường, NXB Hồng Đức, 2018.
2. Mark Douglas, Paula T. Webb, Tâm lý học trong đầu tư chứng khoán, NXB Thanh Niên, 2021.
3. Bạch Đức Hiển, Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB Tài Chính, 2009.
4. Khương Nguy, Tâm lý học hành vi, NXB Hà Nội, 2021.
5. James Montier, The little book – Tâm lý hành vi trong đầu tư chứng khoán, NXB Dân Trí, 2021.
6. Lê Hoài Ân, 20 năm lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam, NXB Lao
động, 2021.
7. Indochina Research, Nghiên cứu về các nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam, 2021.
8. Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Phân tích đầu tư chứng khoán, NXB
Đại học Kinh tế Quốc dân, 2018.
9. Daniel Kahneman, Tư duy nhanh và chậm – Nên hay không nên tin vào trực giác?, NXB Thế giới, 2021.
10. Richard H. Thaler, Misbehaving – The making of behavioral economics – Tất cả chúng ta đều hành xử cảm tính – Sự hình thành kinh tế học hành vi,NXB Trẻ, 2016.
11. Dan Ariely, Phi lý trí, NXB Lao động – Xã hội, 2009.
12. Burton G. Malkiel, A random walk down on Wall street – Bước đi ngẫu nhiên trên phố Wall, NXB Lao động, 2021
14. Hà Nam Khánh Giao, Sách chuyên khảo – Tránh và khắc phục những sai sót trong việc thực hiện luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý tại Việt Nam,NXB Tài chính, 2018.
15. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, 2008.
16. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Mai Trang, Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh, NXB Thống Kê, 2009.
17. Võ Thị Hiếu, Bùi Hữu Phước, Bùi Nhất Vượng, Tác động của các yếu tố hành vi đến quyết định và hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật,31(3), 2020.
18. Nguyễn Thị Kim Trâm, Các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 2012.
19. Nguyễn Đức Hiển, Hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2012.
20. Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân tại sàn giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạcsĩ, Trường đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, 2011.
21. Nguyễn Thị Ngọc Linh, Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 2013.
Tiếng Anh
22. Suzaida Bakar, Amelia Ng Chu Yi, The impact of psychological factors on investors’ decision making in Malaysian stock market: a case of Klang Valley and Pahang”. Procedia Economics and Finance No 35/2016 p.
23. Minh Man Cao, Nhu Ty Nguyen, Thanh Tuyen Tran, Behavioral factors on individual investors’s decision making and investment performance: a survey from the Vietnam stock market. Journal of Asian Finance, Economics andBusiness Vol 8 No 3/2021 p. 0845 – 0853.
24. Saif Ullah, Muhammad Ather Elahi, Atta Ullah, Chen Pinglu, Bilal Haider Subhani, Behavioral biases in investment decision making and moderating role of investor’s type, Intellectual Economics, No 14/2020, p.87 – 105.
25. Harry Markowitz, Portfolio Selection, The Journal of Finance, Vol. 7, No. 1. Tháng 3/1952, tr. 77 - tr. 91. The Journal of Finance is currently published by American Finance Association.
26. John von Neumann, Oskar Morgenstern, Theory of Games and Economic Behavior, 1944, Princeton University Press, Prineton, New Jersey.
27. Knight, F. H., 1921, Risk, Uncertainty, and Profit (Houghton Mifflin Company, Boston). Reprinted 1967, quote on page 19 in Chapter 1.
28. Nghịch lý Allais là một vấn đề khi lựa chọn các triển vọng, được xuất bản đầu bởi Maurice Allais trong Allais, M., 1953, L’Extension des théories de l’équilibre économique général et du rendement social au cas du risque, Econometrica 21(2), tháng 4, 269-290. Ở đây trình bày theo Conlisk, J., 1989, Three variants on the Allais example, American Economie Review
79(3), June, tr. 392-407.
29. Xem nghiên cứu mang tính đột phá của Fama, E. E, và K. R. French, 1992, The crosssection of expected stock returns, Journal of Finance 47(2), tháng 6,427-465.
30. Dựa trên bài báo của Kahneman và Tversky: Kahneman, D., và A. Tversky,
1979, Prospect theory: An analysis of decision under risk, Econometrica 47(2), 263-291. Một vài yếu tố được đơn giản hóa trong Tversky, A., và D.
uncertainty, Journal of Risk and Uncertainty, p. 297-323, cũng được đưa vào phần phân tích lý thuyết triển vọng của tác giả.
31. Thaler, R. H., 1999, Mental accounting matters, Journal of Behavioral Decision Making, p. 183-206. Nghiên cứu này cung cấp tổng quan về tínhtoán bất hợp lý.
32. Kahneman, D., p. Slovic, và A. Tversky, eds., 1982, Judgment under Uncertainty: Heuristics and Biases, Cambridge University Press, Cambridge, U.K.
33. Gigerenzer, G., P. M. Todd, và ABC Research Group, eds„ 1999,
Simple Heuristic That Make Us Smart, Oxford University Press, Oxford, U.K.
34. Simon, H. A., 1992, Economics, Bounded Rationality, and the Cognitive Revolution, Elgar, Aidershot Hants, England.
35. French, K. R., và J. M. Poterba, 1991, Investor diversification and international equity markets, American Economic Review 81, 222-226.
36. Xem Coval, J. D., và T. J. Moskowitz 1999, Home bias at home: Local equity preference in domestic portfolios, journal of Finance 54,145- 166; vàCoval, J. D., và T. J. Moskowitz, 2001, The geography of investment: Informed trading and asset prices, Journal of Political Economy 109, 811- 841.
37. De Bondt, W. E M., 1998, A portrait of the individual investor, European Economic Review 42,831-844.
38. Barber, B., và T. Odean, 2007 All that glitters: The effect of attention and news on the buying behavior of individual and institutional investors,Review of Financial Studies 21(2), 785-818.
39. Xem Odean, T., 1998, Volume, volatility, price and profit when all traders are above average, Journal of Finance 53, 1887-1934. Một vài nghiên cứu lýthuyết chủ chốt khác bao gồm Daniel, K., D. Hirshleifer, và A.
Subrahmanyam, 1998, Investor psychology and security market under- and overreactions, Journal of Finance 53, 1839-85; Daniel, K., D. Hirshleifer, và A. Subrahmanyam, 2001, Overconfidence, arbitrage, and euilibrium asset pricing, Journal of Finance 56, 921-965; Benos, A. V., 1998, Aggressiveness and survival of overconfident traders, Journal of Financial Markets 1, 353- 383; và Kyle, A. s., và E A. Wang, 1997, Speculation duopoly with agreement to disagree: Can overconfidence survive the market test?, Journal of Finance 55, 2073-2090.
40. Barber, B., và T. Odean, 2000, Trading is hazardous to your wealth: