Quá trình chiết tách dịch màu từ hoa đậu biếc thực hiện trong điều kiện thí nghiệm: - Thể tích dung môi: 100 mL nước; nhiệt độ chiết: 60oC; thời gian chiết: 60 phút; pH môi trường 7; khối lượng hoa đậu biếc thay đổi: 10g, 15g, 20g, 25g, 30g, 35g.
- Chiết tách dịch màu từ hoa đậu biếc bằng phương pháp chưng ninh.
Hình 3.1. Sơ đồ ninh hoa đậu biếc
- Sau đó lấy 10 mL dịch màu từ hoa đậu biếc thu được pha loãng 10 lần và lấy đem đi đo UV-Vis.
Kết quả ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng hoa đậu biếc/thể tích dung môi nước đến phổ UV-Vis của dịch màu được trình bày ở Hình 3.2 và Bảng 3.1.
Hình 3.2. Phổ UV-Vis của dịch chiết ở các khối lượng hoa đậu biếc khác nhau.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng hoa đậu / thể tích dung môi nước đến giá trị
mật độ quang A tại λmax (570 nm) của dịch chiết
Khối lượng (g)
10 15 20 25 30 35
A 0.15 0.19 0.27 0.38 0.92 0.91
Hình 3.3. Đồ thị ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng hoa đậu / thể tích dung môi nước
đến giá trị mật độ quang A tại λmax (570 nm) của dịch chiết.
Kết quả Hình 3.2 và Bảng 3.1 cho thấy, khi tỷ lệ khối lượng hoa đậu biếc/thể tích dung môi nước tăng thì mật độ quang của dịch chiết tăng và đạt tối ưu ở tỷ lệ 30g hoa đậu biếc/100mL nước. Nếu tiếp tục tăng tỷ lệ khối lượng hoa đậu biếc từ 30 đến 35 gam thì giá trị mật độ quang giảm, nghĩa là hiệu suất chiết cũng giảm dần. Ứng với một thể tích nước, khi tăng khối lượng nguyên liệu, lượng chất màu trong hoa đậu biếc tách ra càng nhiều. Tuy nhiên khi tăng lượng hoa đậu biếc vượt quá mức tối ưu mà lượng dung môi không đổi thì bề mặt tiếp xúc giữa nguyên liệu và dung môi giảm hay lượng dung môi sẽ không đủ để hòa tan các hợp chất mang màu trong hoa đậu biếc. Do đó chọn tỉ lệ tối ưu là 30g/100 mL nước để khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tiếp theo.