Khảo sát khả năng thích nghi cây sâm Ngọc Linh in vitro khi chuyển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích nghi của sâm ngọc linh (panax vietnamensis ha et grushv ) nhân giống bằng hệ thống ngập chìm tạm thời trong điều kiện vườn ươm (Trang 31 - 33)

4. Bố cục của đề tài

3.1.1. Khảo sát khả năng thích nghi cây sâm Ngọc Linh in vitro khi chuyển

sang điều kiện ex vitro

Cây sâm Ngọc Linh in vitro đáp ứng đủ yêu cầu về hình thái có rễ, thân, lá được chuyển ra ươm trồng trong điều kiện ex vitro để cây thích nghi và sinh trưởng bình thường trước khi đem trồng ngoài tự nhiên. Trong điều kiện in vitro cây được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, các yếu tố môi trường thuận lợi để cây sinh trưởng bình thường, khi chuyển sang điều kiện ex vitro trước sự thay đổi về môi trường dinh dưỡng, yếu tố môi trường tự nhiên (độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, gió..) luôn biến động. Vì vậy, để cây tập làm quen với sự biến động của các yếu tố môi trường tự nhiên, thí nghiệm tiến hành giữ môi trường dinh dưỡng in vitro thay đổi thời gian tiếp xúc với các yếu tố môi trường tự nhiên. Kết quả thí nghiệm thể hiện qua (Bảng 3.1).

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát số ngày thích nghi của cây sâm Ngọc Linh in vitro

Công thức thí nghiệm

Số ngày thích nghi

Tỷ lệ sống (%) sau 60

ngày ươm Màu sắc lá

CT1 0 68,05±8,74 % Lá màu xanh, mép lá bị vàng ít CT2 3 72,5±9+10,77% Lá màu xanh, mép lá bị vàng ít CT3 5 86,61±10,73% Lá màu xanh đậm dày

CT4 7 68,34±12,84% Lá màu xanh nhạt, mép lá bị vàng nhiều CT5 10 68,61±12,35% Lá màu xanh nhạt, mép lá bị vàng nhiều Từ kết quả thí nghiệm, phân tích cho thấy:

Trong cùng điều kiện chăm sóc như nhau khi tăng thời gian thích ứng của cây với điều kiện môi trường từ 0 - 5 ngày thì tỷ lệ sống tăng đều và đạt giá trị cao nhất ở công thức 3 là 86,61% (tăng 1,5 lần). Tuy nhiên, nếu tiếp tục tăng thời gian thích ứng thì tỷ lệ sống lại giảm và đạt giá trị nhỏ nhất ở công thức 5 là 68,61 % (giảm 1,25 lần).

Về đặc điểm hình thái cũng thể hiện rõ điều này, khi tăng thời gian thích ứng từ 0 – 5 ngày màu sắc lá được cải thiện từ lá màu xanh nhạt, mép lá có màu vàng, đến lá màu xanh đậm và không bị vàng lá. Khi tiếp tục tăng thời gian thích ứng cho thấy lá có biểu hiện viền vàng nhiều hơn, mà nhạt hơn. Như vậy, công thức 3 cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 86,61% và cây sinh triển tốt nhất.

Hình 3.1: Cây giống sâm Ngọc Linh in vitro đủ tiêu chuẩn đưa ra vườn ươm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích nghi của sâm ngọc linh (panax vietnamensis ha et grushv ) nhân giống bằng hệ thống ngập chìm tạm thời trong điều kiện vườn ươm (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)