Ảnh hưởng của thời gian che phủ luống ươm đến khả năng thích ngh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích nghi của sâm ngọc linh (panax vietnamensis ha et grushv ) nhân giống bằng hệ thống ngập chìm tạm thời trong điều kiện vườn ươm (Trang 35 - 37)

4. Bố cục của đề tài

3.1.3. Ảnh hưởng của thời gian che phủ luống ươm đến khả năng thích ngh

nghi của cây sâm Ngọc Linh in vitro trong điều kiện ex vitro

Trong quá trình thích nghi cây ở điều kiện ex vitro việc che phủ có tác

động tích cực giúp giảm biên độ thay đổi của các yếu tố môi trường tự nhiên (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió…). Tuy nhiên để cây sinh trưởng khỏe mạnh khi trồng ngoài tự nhiên thì cây cần tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố tự nhiên càng sớm càng tốt. Vì vậy, thí nghiệm này đánh giá thời điểm để mở lớp che phủ để cây tiếp xúc với các yếu tố môi trường tại các thời điểm khác nhau. Kết quả thí nghiệm thể hiện qua (bảng 3.3).

Bảng 3.3: Ảnh hưởng của thời gian che phủ luống ươm đến khả năng thích nghi của cây sâm Ngọc Linh in vitro trong điều kiện ex vitro

Công thức

thí nghiệm Số tuần che

Tỷ lệ sống (%)

sau 60 ngày ươm Màu sắc lá

CT1 1 62,54±15,67a Lá màu xanh nhạt, mép lá bị vàng nhiều CT2 2 68,42±12,26a Lá màu xanh, mép lá bị vàng ít CT3 4 74,32±17,59b Lá màu xanh, mép lá bị vàng ít

CT4 6 83,25±20,02c Lá màu xanh đậm dày

CT5 8 85,69±21,3c Lá màu xanh đậm dày

(Trong cùng một cột những giá trị có cùng chữ cái theo sau thì không khác

nhau về mặt thống kê ở p<0,05)

Từ kết quả thí nghiệm, phân tích cho thấy:

Khi tăng thời gian che phủ thì tỷ lệ sống trung bình của cây cũng tăng theo và đạt giá trị cao nhất ở công thức 5 là 85,69% (tăng 1,4 lần) tỷ lệ sống thấp

nhất ở công thức 1 đạt 62,54%. Đồng thời đặc điểm hình thái của cây cũng tốt hơn khi tăng thời gian che phủ. Công thức 4, 5 cây có lá màu xanh đậm, phiến lá phẳng, dày, cây sinh trưởng tốt và ổn định hơn.

Ở thí nghiệm này, kết quả CT4 và CT5 không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê, nhưng thời gian thí nghiệm ở CT5 dài hơn CT4 hai tuần. Như vậy, theo đánh giá về thời gian thích nghi cây thì CT4 là công thức tối ưu nhất do vẫn đảm bảo tỉ lệ cây sống cao đồng thời rút ngắn được thời gian chăm sóc cây, giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh tế.

Hình 3.3: Che phủ luống ươm bằng màng nilon. A.Thí nghiệm sau 6 tuần che phủ; B.Thí nghiệm sau 8 tuần che phủ

Nhận thấy thời gian yêu cầu che phủ của sâm Ngọc Linh là tương đối dài so với các loài cùng chi như sâm Bắc Mỹ và sâm Hàn Quốc[27], [65], [68]. Tỉ lệ này là tương đương với các loài trong chi Ngũ Gia Bì [29], [52], [55], [66] chứng tỏ Ngọc Linh là loài sâm tương đối nhạy cảm và chịu tác động mạnh của

điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là độ ẩm và ánh sáng, hiểu rõ điều này sẽ cũng cố cơ sở để mở rộng quy mô sản xuất sâm Ngọc Linh từ cây giống vô tính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích nghi của sâm ngọc linh (panax vietnamensis ha et grushv ) nhân giống bằng hệ thống ngập chìm tạm thời trong điều kiện vườn ươm (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)