Kiến nghị về thức ăn, thuốc, hóa chất và các chế phẩm sinh học

Một phần của tài liệu Luận văn: Pháp luật về kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh pptx (Trang 57 - 59)

Chấn chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng các loại thuốc thú y, thức ăn, hoá chất, thuốc kháng sinh trong lĩnh vực khai thác, chế biến, nuôi thuỷ sản xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, nên triển khai ngay một số công việc sau đây:

+ Nghiêm cấm việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh có tên trong danh mục cấm đã được công bố theo Quyết định số 01/2002/QĐ-BTS ngày 22/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản và Quyết định số 29/2002/QĐ-BNN ngày 24/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc kháng sinh, chất tẩy rửa, khử trùng và các phụ gia khác trong

khai thác, nuôi trồng, bảo quản, sơ chế, chế biến thành phẩm và vận chuyển sản phẩm thuỷ sản.

+ Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các loại thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, hóa chất, thuốc kháng sinh, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng, chế biến thuỷ sản phải thực hiện việc công bố chất lượng sản phẩm, phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình và ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. Trên nhãn hàng hoá phải ghi rõ : "Sản phẩm này không có chứa các chất cấm sử dụng theo Quyết định số 01/2002/QĐ-BTS ngày 22/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản".

+ Thông báo, phổ biến, hướng dẫn đến tất cả các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, hóa chất, thuốc kháng sinh dùng trong nuôi trồng, bảo quản, chế biến thuỷ sản; các chủ cơ sở nuôi, chủ tàu đánh bắt, đại lý cung cấp nguyên liệu và các cơ sở chế biến thuỷ sản,... về những quy định của Chính phủ, của Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cấm sử dụng một số hóa chất, thuốc kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản.

+ Tổ chức hướng dẫn cho nông dân, ngư dân áp dụng các biện pháp thay thế các loại thuốc kháng sinh, hóa chất bị cấm; hướng dẫn người nuôi thuỷ sản áp dụng các hình thức nuôi an toàn.

+ Các cơ quan có thẩm quyền tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, chế biến, thu mua nguyên liệu, các cơ sở nuôi, tàu đánh bắt, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đối với việc sản xuất, kinh doanh thuỷ sản có sử dụng các loại thuốc kháng sinh, hóa chất bị cấm. Trên cơ sở đó, tổ chức quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, hóa chất tại các cơ sở sản xuất và kinh doanh thuỷ sản, kể cả các ao hồ, cơ sở nuôi, vùng nuôi, đại lý nguyên liệu. Định kỳ hoặc đột xuất thực hiện việc lấy mẫu thuỷ sản nuôi để phân tích dư lượng kháng sinh làm cơ sở xác định, quy hoạch vùng nuôi an toàn; thông báo

vùng cấm thu hoạch cùng với các biện pháp khắc phục kèm theo nếu để xảy ra vi phạm.

+ Các ngành chức năng thực hiện việc thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng nội dung các văn bản pháp luật liên quan, nhằm nâng cao hiểu biết của người sản xuất, kinh doanh về việc không sử dụng các loại hóa chất, thuốc kháng sinh bị cấm trong sản xuất, chế biến, nuôi trồng, bảo quản nguồn nguyên liệu thuỷ sản; qua đó không ngừng nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, xây dựng các vùng nuôi an toàn, trang trại sản xuất sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Các nhà máy chế biến thức ăn dùng cho thuỷ sinh, cần thiết phải kiểm tra chất lượng của các nguyên liệu đầu vào để chế biến thức ăn, sau khi sản xuất ra loại thức ăn viên, cần có công nghệ đóng gói và bảo quản thức ăn để kìm hãm sự phát triển của nấm mốc. Các đại lý làm công tác dịch vụ thức ăn cho người nuôi, cần thiết phải có kho tàng đủ chất lượng để bảo quản thức ăn, tránh ẩm, mốc và vón cục. Những túi thức ăn đã quá hạn sử dụng, hoặc kém chất lượng phải được loại bỏ. Cần thận trọng để mua được loại thức ăn có chất lượng tốt, khi đã mua về cần có chế độ bảo quản theo đúng quy định.

+ Nước tưới cho rau phải lấy từ nguồn không bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật và hóa chất độc hại, phải đảm bảo chất lượng nước tưới theo tiêu chuẩn; không sử dụng nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc, nước phân tươi, nước giải, nước ao tù đọng để tưới trực tiếp cho rau; nguồn nước tưới cho các vùng rau an toàn phải được kiểm tra định kỳ và đột xuất.

Một phần của tài liệu Luận văn: Pháp luật về kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh pptx (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w