quyền cũng có nhiều trách nhiệm cụ thể. Bộ thuỷ sản có trách nhiệm công bố danh mục và tiêu chuẩn thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản thuộc danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu, quy định chỉ tiêu vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, thuốc thú y dùng trong nuôi trồng thuỷ sản.
4. Những quy định về khai thác thuỷ sản có nguy cơ gây hại đến nguồnthuỷ sinh: thuỷ sinh:
Trong hệ thống pháp luật về kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh nói chung và Luật Thuỷ sản nói riêng, việc khai thác thuỷ sản và các giống loài thuỷ sinh rất được chú trọng bởi nó là một trong những nguyên nhân trực tiếp tạo nên việc suy giảm các loài này một cách nhanh nhất. Do đó, Nhà nước đã có chính sách đồng bộ về đầu tư, đào tạo nghề, xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường, dịch vụ hậu cần cũng như tổ chức các hình thức sản xuất phù hợp để khuyến khích tổ chức cá nhân khai thác thuỷ sản ở các vùng biển phù hợp. Pháp luật cũng đã có một số quy định về vấn đề này như các chủ thể muốn tiến hành khai thác thuỷ sản thì phải xin phép…
4.1. Về Giấy phép khai thác thuỷ sản:
Nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản một cách bền vững, “tổ chức cá nhân khai thác thuỷ sản phải có Giấy phép khai thác thuỷ sản” (Khoản 1-Điều 16- Luật Thuỷ sản 2003). Hoạt động cấp và thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản mang tính pháp lý nhằm để nhà nước có thể theo dõi, quản lý và kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quá trình khai thác thuỷ sản, hạn chế đến mức thấp nhất việc khai thác thuỷ sản nói riêng và nguồn thuỷ sinh nói chung một cách bừa bãi và trái pháp luật. Tuy nhiên, luật cũng quy định trường hợp cá nhân khai thác thuỷ sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn hoặc
không sử dụng tàu cá thì không cần phải xin phép. Ngoài ra các trường hợp khác đều phải xin cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản và sẽ được cấp khi có đủ các điều kiện sau:
- Có đăng ký kinh doanh khai thác thuỷ sản. - Có tàu cá đã đăng ký, đăng kiểm.
- Có ngư cụ, phương tiện khai thác phù hợp.
- Thuyền trưởng, máy trưởng trên tàu cá phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp theo quy định của pháp luật.
( Theo Điều 17- Luật Thuỷ sản 2003)
Giấy phép khai thác thuỷ sản cần phải được quy định đầy đủ về những nội dung như: nghề khai thác, ngư cụ khai thác; vùng, tuyến được phép khai thác; thời gian hoạt động khai thác; thời hạn của giấy phép và các nội dung cần thiết khác theo quy định của pháp luật. Nội dung của Giấy phép này đương nhiên phải phù hợp với những quy định của pháp luật môi trường về thời gian, phương tiện và công cụ đánh bắt nguồn thuỷ sinh. Có hai hoạt động tiến hành thường xuyên trong quá trình khai thác thuỷ sản là phải duy trì chế độ báo cáo khai thác thuỷ sản và phải ghi nhật ký khai thác thuỷ sản. Theo quy định tại Điều 19 Luật Thuỷ sản thì: sau khi được cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản, các tổ chức cá nhân cần phải báo cáo khai thác thuỷ sản với cơ quan quản lý thuỷ sản ở địa phương nơi đăng ký tàu cá. Đối với các tàu cá mà chỉ huy tàu cần phải có bằng thuyền trưởng theo quy định của Bộ Thuỷ sản thì chính người thuyền trưởng này cần phải tổ chức thực hiện việc ghi nhật ký khai thác thuỷ sản. Quy định này nhằm đảm bảo sự quản lý chặt chẽ từ phía Nhà nước đối với các hoạt động khai thác thuỷ sản trên các vùng nước nhằm khai thác thuỷ sản bền vững.
Giấy phép khai thác thuỷ sản có thể sẽ bị thu hồi khi: tổ chức cá nhân khai thác thuỷ sản:
Vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật thuỷ sản về khai thác thuỷ sản hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính về hoạt động thuỷ sản ba lần trong thời hạn của Giấy phép khai thác thuỷ sản.
Tẩy xoá, sửa chữa nội dung Giấy phép khai thác thuỷ sản
Có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi giấy phép
(Điều 18- Luật Thuỷ sản 2003)
4.2. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân trong quá trình khaithác thuỷ sản: thác thuỷ sản:
Quyền lợi của những chủ thể khai thác thuỷ sản được quy định rất cụ thể tại Điều 20 - Luật Thuỷ sản 2003:
Khai thác thuỷ sản theo nội dung ghi trong Giấy phép khai thác thuỷ sản
Được cơ quan chuyên môn thông báo kịp thời về tình hình diễn biến thời tiết, được thông báo về nguồn lợi thuỷ sản, thông tin về hoạt động thuỷ sản, thị trường thuỷ sản và hướng dẫn về kỹ thuật khai thác thuỷ sản => tạo cho các chủ thể tiến hành hoạt động thuỷ sản sự yên tâm về chuyên môn. Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp do thành quả lao động và kết quả đầu tư trong khai thác thuỷ sản => khiến cho các chủ thể yên tâm bỏ vốn, đầu tư công nghệ cũng như toàn bộ công sức trong quá trình khai thác thuỷ sản.
Có các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh các quyền lợi cụ thể, các chủ thể còn phải thực hiện các nghĩa vụ trước Nhà nước trong quá trình tiến hành khai thác thuỷ sản.
Ngoài việc thực hiện các quy định được ghi trong Giấy phép khai thác thuỷ sản; nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật hay đánh dấu các ngư cụ đang được sử dụng tại ngư trường bằng dấu hiệu dễ nhận biết theo quy định của Bộ thuỷ sản, các tổ chức cá nhân phải tuân thủ sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng, cơ quan có thẩm quyền cũng như phải
tuân theo những quy định về quản lý vùng khai thác, bảo vệ trật tự, an ninh trên địa bàn khai thác. Việc phát hiện, tố giác, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản cũng phải được các chủ thể này tuân thủ. Đặc biệt phải cứu nạn khi gặp người, tàu thuyền bị nạn và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4.3. Danh sách 21 loại thủy sản bị cấm khai thác vô thời hạn:
Theo Thông tư số 02 hướng dẫn thực hiện Nghị định 59 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, do Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc ký ban hành ngày 20/3/2006, 21 loại thủy sản bị cấm khai thác gồm: trai ngọc, cá cháy, cá chình mun, cá còm, cá anh vũ, cá tra dầu, cá cóc Tam Đảo, cá sấu hoa cà, cá sấu xiêm, cá heo, cá voi, cá ông sư, cá nàng tiên, cá hô, cá chìa vôi sông, vích và trứng, rùa da và trứng, đồi mồi dứa và trứng, đồi mồi và trứng, bộ san hô cứng, bộ san hô sừng, và bộ san hô đen. Kèm theo đó là danh sách 12 loại tôm, cá biển; 7 loại nhuyễn thể; 8 loại tôm, cá nước ngọt bị cấm khai thác có thời hạn trong năm.
Bộ Thủy sản cũng quy định kích thước tối thiểu của các loài thủy sản kinh tế sống trong các vùng nước tự nhiên được phép khai thác. Trong đó, tỷ lệ cho phép các đối tượng nhỏ hơn kích thước quy định không được chiếm quá 15% sản lượng thủy sản khai thác (lấy tối thiểu 3 mẫu ngẫu nhiên để tính tỷ lệ bình quân).
Bộ trưởng Bộ Thủy sản cũng ban hành quy định cấm phát triển các nghề kết hợp với ánh sáng hoạt động tại tuyến bờ và tuyến lộng; các nghề te, xiệp, xịch, đáy trong sông, đáy biển; tàu lắp máy có công suất dưới 90 sức ngựa làm nghề lưới kéo cá và tàu lắp máy dưới 30 sức ngựa làm các nghề khác.
Việc làm này nhằm bảo vệ các loài thủy sản quý hiếm và các đối tượng khác mà trữ lượng bị suy giảm nghiêm trọng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
- Hòn Mỹ - Hòn Miều (Quảng Ninh): Từ 15/4 đến 31/7 hàng năm - Quần đảo Cô Tô (Quảng Ninh): 15/2-15/6
- Cát Bà - Ba Lạt (Hải Phòng): 15/4-31/7 - Hòn Nẹ - Lạch Ghép (Thanh Hóa): 15/4-31/7 - Ven bờ vịnh Diễn Châu (Nghệ An): 1/3-30/4 - Ven bờ biển Bạc Liêu (Bạc Liêu): 1/4-30/6 - Ven bờ biển Cà Mau (Cà Mau): 1/4-30/6
- Ven bờ biển Kiên Giang (Kiên Giang): 1/4-30/6