Thành lập bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2009 – 2020

Một phần của tài liệu Ứng dụng ảnh vệ tinh độ phân giải cao phân tích biến động sử dụng đất đô thị quận cẩm lệ thành phố đà nẵng giai đoạn 2009 – 2020 (Trang 54)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1. Thành lập bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2009 – 2020

3.1.1. Quy trình thành lập bản đồ hiện biến động sử dụng đất

Hình 3.1. Quy trình thành lập bản đồ biến động sử dụng đất 3.1.2. Bản đồ biến động sử dụng đất

Các loại đất được mã hóa thành số thư tự trong phần mềm GRASS GIS từ 1 đến 5 để chồng xếp, tính toán biến động để thành lập ma trận biến biến động sử dụng đất để phân tích được thể hiện qua (bảng 3.1).

Đề tài sử dụng công cụ Raster/Raster Mapcaculator trong phần mềm GRASS GIS để tính toán biến động sử dụng đất. Bảng 3.1. Bảng ma trận biến động sử dụng đất 2009 2020 1 2 3 4 5 Đất đô thị (1) 11 12 13 14 15 Đất nông nghiệp (2) 21 22 23 24 25 Đất trống (3) 31 32 33 34 35 Đất rừng (4) 41 42 43 44 45 Sông hồ (5) 51 52 53 54 55 Biến động Phân tích biến động Hiện trạng 2020 Hiện trạng 2009 Chồng xếp bản đồ trên GRASS GIS

Mô phỏng các đơn vị biến động sử dụng đất được thể hiện ở bảng 3.1 có thể thấy rằng các đơn vị 11, 22, 33, 44, 55 là những loại không biến động.

Các loại khác thể hiện biến động sử dụng đất với chỉ số đầu gắn với loại đất của năm 2009 và chỉ số sau gắn với loại đất của năm 2020.

Từ đó ta có được công thức tính biến động:

Biến động = (Hiện trạng sử dụng đất 2009 X 10) + Hiện trạng sử dụng đất năm 2020

Hình 3.2. Bản đồ biến động sử dụng đất từ năm 2009 - 2020

3.2. Đánh giá biến động diện tích sử dụng đất giai đoạn 2009 – 2020 và xu thế thay đổi trong giai đoạn đến năm 2020 thay đổi trong giai đoạn đến năm 2020

3.2.1. Biến động diện tích sử dụng đất giai đoạn 2009-2020 3.2.1.1. Tỉ lệ biến động 3.2.1.1. Tỉ lệ biến động

giai đoạn), giá trị này có thể âm (-) hoặc dương (+). Tỉ lệ biến động được tính theo công thức:

𝑖 =𝑆2 − 𝑆1

𝑆1 ∗ 100

I: Tốc độ gia tăng S2: Diện tích năm cuối S1: Diện tích năm đầu

3.2.1.2. Xu hướng biến động

Nghiên cứu xu hướng biến động hiện trạng sử dụng đất là nghiên cứu trạng thái biến động hiện trạng sử dụng đất trên cơ sở nghiên cứu khả năng biến động của từng loại đất. Xu hướng biến động có thể là tăng hoặc giảm diện tích của một số loại hình sử dụng đất so với năm gốc, có thể ảnh hưởng theo hướng tích cực hoặc tiêu cực đến môi trường và vấn đề sử dụng đất bền vững. Lý thuyết này được áp dụng để làm cơ sở cho phân tích đánh giá những ảnh hưởng của biến động hiện trạng sử dụng đất đến các vấn đề kinh tế xã hội quận Cẩm Lệ. Dựa vào bản đồ biến động sử dụng đất có thể dự đoán xu hướng mở rộng đô thị quận Cẩm Lệ.

3.2.1.3. Hệ số sử dụng đất

Hệ số sử dụng đất (HSSDĐ) là tỉ số giữa diện tích đất thực tế sử dụng với diện tích đất hiện có.

HSSDĐ = Diện tích đất thực tế sử dụng/ Diện tích đất hiện có

Tài nguyên đất có hạn, nên diện tích đất hiện có của một địa phương thường rất ít thay đổi. Vì vậy, hệ số sử dụng đất phụ thuộc chủ yếu vào diện tích đất thực tế sử dụng. Hệ số sử dụng đất thể hiện mức độ khai thác không gian lãnh thổ của một địa phương, và phần nào thể hiện mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với phát triển kinh tế xã hội.

3.2.2. Kết quả đánh giá biến động sử dụng đất quận Cẩm Lệ giai đoạn 2009 – 2020 2020

3.2.2.1. Đánh giá dựa vào hiện trạng sử dụng đất

Bảng 3.2. Tình hình sử dụng một số loại đất chính giai đoạn 2009-2020

STT Loại hình Năm 2009 Năm 2020

Diện tích (ha) Phần trăm (%)

Diện tích (ha) Phần trăm (%)

1 Đất đô thị 1020.47 43.14 1468.65 62.08 2 Đất nông nghiệp 628.33 26.56 349.09 14.76 3 Đất trống 1.15 0.05 179.94 7.61 4 Đất rừng 542.22 22.92 211.92 8.95 5 Sông 173.49 7.33 156.06 6.35 Tổng diện tích tự nhiên 2365.66 100 2365.66 100

Hình 3.3. Sự thay đổi diện tích của các loại đất từ năm 2009 - 2020 3.2.2.2. Đánh giá dựa vào biến động sử dụng đất

Đề tài tập trung vào phân tích biến động của đất đô thị, do quá trình đô thị hóa do vậy các biến động sử dụng đất được chia thành 3 nhóm (bảng 3.1): đất đô thị mở rộng bao gồm các loại 21, 31,41,51; không biến động bao gồm các loại 11,22,33,44,55 và biến động khác là các đơn vị còn lại.

Dựa vào bản đồ hiện trạng sử dụng đất thì đất trống đã quy hoạch sang đất đô thị chính vì vậy chúng tôi sẽ cộng đất trống vào đô thị mở rộng, chính vì vậy tổng diện tích đô thị mở rộng cộng với đất trống bằng 856.01 ha.

Bảng 3.3. Tỉ lệ biến động của một số loại đất giai đoạn 2009-2020

STT Loại hình Diện tích (ha) Tỉ lệ biến động (%)

1 Đô thị mở rộng 856.01 36.18 1020.47 628.33 1.15 542.22 173.49 1468.65 349.09 179.94 211.92 156.06 Đô thị Đất nông nghiệp Đất trống Đất rừng Sông

BIỂU ĐỒ SỰ THAY ĐỔI DIỆN TÍCH CỦA CÁC LOẠI ĐẤT

3 Biến động khác 312.42 13.21

Tổng diện tích tự nhiên 2365.66 0

Hình 3.4 . Công thức tính biến động đất đô thị mở rộng

Hình 3.5. Biểu đồ cơ cấu biến động sử dụng đất giai đoạn 2009 - 2020

36.18%

50.61% 13.21%

CƠ CẤU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT

Đô thị mở rộng Không biến động Biến động khác

Dựa vào bảng tỉ lệ biến động của một số loại đất và biểu đồ cơ cấu biến động sử dụng đất gia đoạn 2009 -2020 có thể thấy:

Đất đô thị từ năm 2009 - 2020 có những biến động đáng kể, đô thị mở rộng 856.01 ha chiếm 36.18%, như ta có thể thấy biến động nhiều nhất là ở phường Hòa Xuân. Chủ yếu biến động từ đất nông nghiệp quy hoạch sang đất ở. Phường Hòa Xuân thuộc quận Cẩm Lệ được thành lập theo Nghị định102/NĐ-CP ngày 05/8/2005 của Chính phủ, trên cơ sở xã Hòa Xuân thuộc huyện Hòa Vang. Diện tích tự nhiên 1205 ha, dân số 35.117 người, mật độ trung bình 2.919 người/km2 (năm 2019). Mật độ trung bình của quận Cẩm lệ gần bằng một nửa mật độ dân số trung bình của Đà Nẵng.

Qua hơn 13 năm kể từ khi trược thuộc quận Cẩm Lệ, bộ mặt của phường đã thay đổi đáng kể. Trước đây là xã thuần nông, cơ cấu kinh tế nông nghiêp - tiểu thủ công nghiệp, qua 13 năm phát triển, tình hình kinh tế-xã hội của phường. Hiện nay cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại - dịchvụ - tiểu thủ công nghiệp, tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 25%/năm. Các lĩnh vực quy hoạch đô thị, văn hoá xã hội được tập trung giải quyết tốt, mức sống người dân tăng lên đáng kể, thu nhập bình quân đầu người từ 11 triệu đồng năm 2006 lên gần 40 triệu đồngnăm 2018, quốc phòng-an ninh được giữ vững.

Trong giai đoạn 2009 - 2020 không biến động đạt 1197.23 ha diện tích toàn quận, chiếm 50.61%. Các khu vực không biến động là những khu vực phát triển lâu đời và một phần rừng ở phường Hòa và một số phường như Khuê Trung, Hòa Thọ Đông và Hòa An.

Trong giai đoạn này biến động khác bao gồm đất rừng, đất trống, đất nông nghiệp đạt 312.42 ha diện tích toàn quận chiếm 13.21% và các loại đất này thuộc biến động ở mức trung bình.

3.3. Các nguyên nhân gây biến động hiện trạng sử dụng đất quận Cẩm Lệ

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên biến động sử dụng đất ở một địa phương. Có thể kể ra đó là các ngu yên nhân đó là: sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay quá trình chu chuyển đất đai, những tác động của quy hoạch, quản lí sử dụng đất, những tác động của nhu cầu sử dụng đất qua các quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Căn cứ vào tình hình thực tế của quận, chúng tôi đưa ra hai nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động hiện trạng sử dụng đất của quận

3.3.1. Sự gia tăng dân số

Dân số trung bình năm 2019 là 160.265 người chiếm 14% so với dân thành phố, trong đó nữ chiếm 50,65%, mật độ dân số 4.471 người/km2, cao thứ 3 so với 7 quận huyện của thành phố (sau Thanh Khê và Hải Châu), lao động trong độ tuổi chiếm 66,11% tổng dân số quận, tốc độ tăng dân số trung bình năm 2019/2018 trên 8,7% trong đó tăng cơ học cao hơn 6 lần so với tăng tự nhiên. Số dân trung bình của một phường là 22.302 người, mật độ dân số trên 7,7 đến 10 ngàn người/km2, tập trug tại 3 phường Khuê Trung, Hòa An, Hòa Thọ Đông; ba phường còn lại mật độ dân số khoảng 1,8 đến 2,5 ngàn người/km2, phường đông nhất là phường Khuê Trung và phương dân số ít nhất là phường Hòa Thọ Tây.

Chính áp lực về số dân tăng đã dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất quận Cẩm Lệ. Các loại đất nông nghiệp, đất rừng đã phải nhường chỗ cho đất khu dân cư.

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019)

Hình 3.6. Sự gia tăng dân số quận Cẩm Lệ qua các năm

(Nguồn: Niên giám thống kê qua các năm)

3.3.2. Tốc độ đô thị hóa

Đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư vào đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và phát triển đời sống.

Quá trình đô thị hóa đồng thời với quá trình công nghiệp hóa. Quá trình công nghiệp hóa cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp,

100.72 106.38

111.47

143.632

Năm 2012 Năm 2014 Năm 2016 Năm 2018

BIỂU ĐỒ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ QUẬN CẨM LỆ QUA CÁC NĂM

cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng biến đổi từ nông thôn đến thành thị.

Tỉ lệ dân số thành thị là thước đo về mức độ đô thị hóa, nhưng đôi lúc tỉ lệ % dân số đô thị không phản ánh mức độ đô thị hóa của cả nước bởi vì bùng nổ dân số cộng với sự phát triển yếu kém của công nghiệp sẽ làm cho quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa mất cân đối.

Quá trình đô thị hóa cũng là quá trình phát triển kinh tế- xã hội, văn hóa và không gian kiến trúc gắn liền với tiến bộ khoa học kĩ thuật và sự phát triển của ngành nghề mới.

Trong giai đoạn 2010-2015, quận Cẩm Lệ đã giành được những thành tựu quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực. Từ điểm xuất phát là vùng nông nghiệp ven nội thành, qua 10 năm đầu tư, phát triển diện mạo đô thị quận Cẩm Lệ đã định hình, bộ mặt đô thị đổi mới, phát triển nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được tăng cao. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, tồn tại: tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm qua đạt 12%, thấp hơn so với mục tiêu đề ra là 15,8% - 16,5%; cơ cấu kinh tế dịch chuyển chậm theo hướng thương mai – dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp; quy mô kinh tế còn nhỏ, công nghiệp chưa mạnh.

Như vậy, trong vòng 2 năm, từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến ngày 01 tháng 01 năm 2010, riêng thông qua việc triển khai các dự án, đã dẫn đến sự biến động về mục đích sử dụng đất của diện tích 833 ha, bằng 23,63% tổng diện tích tự nhiên của toàn quận. Cho thấy rằng trong giai đoạn này, quận Cẩm Lệ đã được đầu tư lớn, đây là điều kiện, là cơ sở để quận xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng làm thay đổi căn bản được bộ mặt đô thị của quận.

Trên thực tế, phường Khuê Trung với việc triển khai thực hiện 02 dự án: Khu dân cư số 3 mở rộng, Khu dân cư Nam sân bay và phường Hòa Thọ Đông với việc triển khai 03 dự án: Bắc nút giao thông Hòa Cầm, Khu dân cư Hòa Thọ mở rộng, Khu dân cư Bình Thái thực chất là các dự án triển khai trên những diện tích chưa thực hiện quy hoạch gần như là cuối cùng của hai phường. Do vậy, những dự án này với tính chất cơ bản là khớp nối hạ tầng các khu quy hoạch cho đồng bộ, việc ảnh hưởng chung đến diện mạo đô thị, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quận tuy có nhưng không nhiều.

Phường Hòa An với việc triển khai thực hiện các dự án Cụm công nghiệp Phước Lý, dự án Khu tái định cư Phước Lý, Dự án Khu dân cư Hòa Phát 5 với tổng diện tích 49,31 ha, cùng với các dự án Khu dân cư Nguyễn Huy Tưởng, Dự án Khu dân cư Hòa Phát 1,2,3,4 đã đem lại cho Hòa An một diện mạo mới khang trang hơn, góp phần chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của phường. Mặt dù việc triển khai thực hiện dự án đã thu hồi một lượng lớn đất nông nghiệp nhưng nhìn chung do từ khi Bến xe trung tâm chuyển lên và xây dựng tại phường Hòa An người dân ở đây đã chuyển đổi ngành nghề, sinh sống bằng các nghề thương mại, dịch vụ và ít phụ thuộc vào nông nghiệp nên việc thu hồi đất không ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Không những vậy, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao thông qua công tác giải tỏa đền bù đã được triển khai.

Hòa Xuân nguyên là một phường thuần nông, đất thấp trũng, thường xuyên bị ngập lụt, việc phát triển kinh doanh dịch vụ, thương mại, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo diện mạo đô thị cho phường vấn đề hết sức khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và chủ trương phát triển đô thị về phía Tây Nam của thành phố, UBND thành phố đã có những đầu tư lớn cho sự phát triển của Hòa Xuân. Nhờ vậy, chỉ trong vòng 02 năm, trên địa bàn phường Hòa Xuân có 7 dự án được triển khai thực hiện trên diện tích 730,46 ha, chiếm hơn 72% tổng diện tích tự nhiên của toàn phường, đây là một điểm nhấn, điểm đặc biệt trong công tác biến động đất đai, quy hoạch giải tỏa của quận Cẩm Lệ nói riêng và của cả thành phố Đà Nẵng nói chung.

Hình 3.7. Phường Hòa Xuân chuyển đổi từ vùng đất nông nghiệp sang đô thị

(Nguồn: http://www.dne.website/)

Nhờ sự quyết liệt, sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác giải tỏa đền bù và sự kịp thời trong công tác triển khai thi công dự án, sau một thời gian ngắn triển khai, các dự án quy hoạch khu dân cư với một hệ thống hạ tầng tương

được bố trí một cách phù hợp đã đem lại cho Hòa Xuân một diện mạo mới, mang dáng dấp của một đô thị.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đem lại, công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, đặc biệt là thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đã có những ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống người dân, đặc biệt là việc giải quyết vấn đề việc làm cho những người nông dân sống thuần túy bằng lao động nông nghiệp chiếm đến khoảng 70% tổng số lao động thuộc vùng giải tỏa.

3.4. Quy hoạch sử dụng đất quận Cẩm Lệ năm 2020

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quản lí Nhà nước về đất đai, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các cấp trên địa bàn quận trong những năm đến, là căn cứ khoa học và pháp lí để các ngành, các cấp có kế hoạch sử dụng đất một cách cân đối và có hiệu quả.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quận Cẩm Lệ năm 2020 được nghiên cứu tính toán trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quận cẩm Lệ năm 2020, đồng thời căn cứ vào thực trạng quản lí sử dụng đất, và những định hướng của các ngành các cấp, các thành phần kinh tế trên các lĩnh vực thương mại, du lịch, công nghiệp.

3.4.1. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế - xã hội hội

3.4.1.1. Đánh giá tác động về kinh tế

Có điều kiện để thu hút đầu tư phù hợp cùng với việc bố trí sử dụng đất sản xuất

Một phần của tài liệu Ứng dụng ảnh vệ tinh độ phân giải cao phân tích biến động sử dụng đất đô thị quận cẩm lệ thành phố đà nẵng giai đoạn 2009 – 2020 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)