Kỹ thuật xạ trị điều biến liều

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình ảnh, giá trị của 18f FDG PET CT trong lập kế hoạch xạ trị điều biến liều và tiên lượng ở bệnh nhân ung thư thực quản 1 3 trên (Trang 30 - 32)

Xạ trị điều biến liều (XTĐBL) lần đầu tiên được ứng dụng trong lâm sàng tại Mỹ vào năm 1994. Đây là kỹ thuật xạ trị hiện đại, thực hiện trên cơ sở hệ thống máy gia tốc tuyến tính với bộ chuẩn trực đa lá (MLC) và bộ phận chụp kiểm tra vị trí bệnh nhân trước điều trị. Nhờ có bộ chuẩn trực đa lá (gắn trên đầu máy) di chuyển liên tục trong quá trình phát tia nên XTĐBL có thể chia các trường chiếu thành nhiều chùm tia nhỏ (beamlet), đồng thời điều biến cường độ các chùm tia này để đảm bảo đưa liều xạ tập trung vào các thể tích cần điều trị. Ưu điểm của XTĐBL so với kỹ thuật xạ trị thường quy là cho phép nâng liều cao tại khối u trong khi hạn chế liều chiếu vào mô lành xung quanh. Khi ra khỏi thể tích điều trị, phân bố liều giảm rất nhanh tại vùng mô lành. Do đó, kỹ thuật này giúp tăng khả năng kiểm soát khối u đồng thời làm giảm tác dụng phụ của xạ trị, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân [35].

Bên cạnh đó, kỹ thuật XTĐBL còn cho phép kê đồng thời các liều khác nhau vào nhiều thể tích điều trị (simultaneous boost technique - SIB) với liều cao tại u và hạch đại thể, liều thấp hơn đối với vùng có nguy cơ di căn. Tuy

nhiên, để thực hiện được kỹ thuật này đòi hỏi việc xác định các thể tích điều trị phải hết sức chính xác [36].

Hình 1.11: So sánh phân bố liều giữa XTĐBL và xạ trị 3D

Đường màu đỏ tương ứng thể tích lập kế hoạch cho u và hạch di căn. A: kỹ thuật XTĐBL cho phép kê đủ liều 60 Gy tại u và hạch (đường màu vàng đậm). B: kỹ thuật xạ trị 3D chỉ kê được liều 54 Gy tại u và hạch (đường màu xanh đậm), liều 60 Gy không đủ cho hạch (đường màu vàng đậm). Nguồn: Ishida và

cs [38]

Hiện nay, kỹ thuật XTĐBL đã được áp dụng thường quy tại các trung tâm xạ trị trên thế giới trong điều trị hầu hết các bệnh ung thư. Đối với UTTQ 1/3 trên, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy lợi ích từ XTĐBL. Về mặt kỹ thuật, các nghiên cứu so sánh chỉ ra XTĐBL có ưu thế hơn xạ trị thường quy trong nâng liều cao tại u, tạo phân bố liều đồng nhất, giảm liều mô lành, giảm thể tích phổi chịu liều từ 10 Gy trở lên [39]. Kỹ thuật này còn làm giảm nguy cơ độc tính độ 3 trở lên ở ngoài hệ tạo máu [40].

Nghiên cứu của Wei Cheng Lin và cs năm 2019 so sánh giữa xạ trị 3D và XTĐBL trong hóa – xạ triệt căn UTTQ tế bào vảy trên 2062 BN cho thấy bệnh giai đoạn tiến triển (≥ IIIA) và xạ trị 3D là các yếu tố tiên lượng độc lập cho đáp ứng kém với điều trị (p < 0,05). XTĐBL làm giảm nguy cơ tử vong so với xạ trị 3D (HR = 0,88, p = 0,0223) [41]. Theo Xing-hua Bai và cộng sự, sống

thêm trung vị của nhóm XTĐBL cao hơn nhóm xạ trị 3D tương ứng là 31 tháng so với 22 tháng (p < 0,05) [42].

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình ảnh, giá trị của 18f FDG PET CT trong lập kế hoạch xạ trị điều biến liều và tiên lượng ở bệnh nhân ung thư thực quản 1 3 trên (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)