Tín dụng cá nhân hiểu đơn giản là hoạt động cho vay giữa tổ chức tín dụng và khách hàng cá nhân. Tín dụng cá nhân là những khoản cho vay tài chính cá nhân phục vụ tiêu dùng cá nhân và gia đình, như mua xe ôtô, các loại xe khác, bất động sản và các vật dụng cá nhân và gia đình.
Căn cứ theo khoản 01,02 điều 04 Thông tư số 39/2016/NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành “Thông tư quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng” thì tín dụng cá nhân phải đảm bảo 2 nguyên tắc:
- Hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.
- Khách hàng cá nhân vay vốn tại các tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng.
Từ các khái niệm trên, tín dụng cá nhân có thể giải thích là thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay. Mối quan hệ này sẽ được thoả thuận trên cơ sở chắc chắn và kỹ càng, theo đó người cho vay mà cụ thể ở đây là các ngân hàng thương mại sẽ tiến hành chuyển giao lại quyền sử dụng vốn của mình cho người đi vay trong khoảng thời gian nhất định. Người đi vay thì lại có nghĩa vụ hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã vay theo đúng thời gian quy định đồng thời thực hiện trả kèm theo lãi suất đã được thoả thuận trước đó.
Đặc điểm chung của tín dụng cá nhân
Các khoản tín dụng cá nhân ngày nay thường được cung ứng bởi ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, dưới các hình thức như cho vay bất động sản,
14
cho vay mua xe, cho vay tiêu dùng... Hoạt động cho vay này đã sớm phát triển trong cuộc sống của con người và ngày càng được thức đẩy bởi các nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Trong phạm vi giới hạn nghiên cứu của luận văn này, tác giả xin trình bày một số đặc điểm chung của tín dụng cá nhân như sau:
Số lượng khoản vay lớn nhưng quy mô của khoản vay nhỏ
Khác với việc cho vay doanh nghiệp hoặc cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, số tiền cho vay đối với các khoản tín dụng cá nhân thường không lớn. Điều này phản ánh giá trị hàng hoá cũng như nhu cầu đối với dịch vụ tiêu dùng của các khách hàng cá nhân ở mức tương đối.
Bên cạnh đó, năng lực tài chính của cá nhân tăng dần trong độ tuổi lao động và giảm dần sau khi nghỉ hưu tuy nhiên nhu cầu tiêu dùng phát triển song song với năng lực tài chính, mong muốn sử dụng các hàng hoá, dịch vụ mới thường tăng cao trong giai đoạn trẻ tuổi dẫn đến sự gia tăng số lượng khoản vay, điều này phù hợp với cơ cấu dân số trẻ của Việt Nam. Mặc dù giá trị mỗi khoản vay cá nhân này không lớn nhưng tỷ lệ nghịch là số lượng các khoản vay lại rất lớn do đặc thù của hoạt động tín dụng cá nhân là lấy số lượng bù đắp cho nhược điểm là giá trị khoản vay nhỏ.
Lãi suất áp dụng cho các khoản vay cá nhân thường được ấn định trước
Một đặc điểm khác là khách hàng cá nhân thường ít quan tâm đến lãi suất và thường quan tâm đến số tiền họ phải thanh toán. Cụ thể, với các khách hàng doanh nghiệp thì lãi suất thường được căn cứ điều chỉnh thả nổi dựa trên biến động thực tế của thị trường với chu kỳ điều chỉnh ngắn, trong khi ngược lại lãi suất cho vay cá nhân lại được neo cố định hoặc chu kỳ điều chỉnh dài.
Chi phí cho vay khách hàng cá nhân cao
Bởi vì quy mô của mỗi khoản vay thường nhỏ thậm chí không đáng kể song số lượng các khoản vay lại rất lớn, dẫn đến chi phí để cho vay cao, do vậy, lãi suất cho vay cá nhân thường cao hơn lãi suất cho vay các sản phẩm tín dụng khác, đây cũng là đặc điểm chung của hoạt động tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, việc thẩm định các thông tin cá nhân khó có thể đầy đủ và chính xác nên
ngân hàng phải thiết lập một quy trình với rất nhiều bước từ khi cho vay, kiểm soát sau vay đến bước cuối là thu nợ, từ đó phát sinh thêm chi phí cho vay.
Tín dụng cá nhân có mức độ rủi ro cao
Rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân cao hơn các hoạt động cho vay kinh doanh còn lại của các ngân hàng thương mại. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Rủi ro về lãi suất: tín dụng cá nhân phần lớn được áp dụng mức lãi suất cố định hoặc có chu kỳ điều chỉnh lãi suất dài thông thường là một năm trong khi so sánh với các sản phẩm vay vốn còn lại như cho vay phục vụ kinh doanh, cho vay doanh nghiệp thường lãi suất được điều chỉnh theo kỳ hạn ngắn (từ một đến ba tháng/lần). Trên cơ sở đó, rủi ro về lãi suất đối với tín dụng cá nhân sẽ cao hơn đáng kể.
- Rủi ro về đạo đức, khả năng hoàn trả vốn vay đối với các khoản cho vay phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập của người đi vay. Cụ thể, đối với hoạt động tín dụng cá
nhân, rủi ro có thể đến từ nhiều yếu tố từ chủ quan đến khách quan dẫn đến khách hàng không thanh toán được khoản nợ hoặc chây ì trả nợ làm ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Trong đó, nhân tố chủ quan là thu nhập người vay bị giảm sút, khách hàng có ý định lừa đảo ngân hàng hoặc không có thiện chí trả nợ… từ đó dẫn đến việc mất khả năng thanh toán nợ vay đối với ngân hàng. Ngòa ra còn có các yếu tố ngoại cảnh như các sự kiện bất khả kháng, dịch bệnh, tai nạn, suy thoái kinh tế... cũng là những yếu tố rủi ro tác động đến khả năng thanh toán nợ của người đi vay.
- Rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng là việc cho vay mạo hiểm quá mức giữa ngân hàng và khách hàng vay, gây hậu quả nặng nề cho người gửi tiền và bản thân ngân hàng. Rủi ro đạo đức có thể đến từ phía khách hang đi vay, khi họ cố tình che giấu thông tin và thực hiện những hoạt động gây rủi ro cho khoản vốn vay mà người cho vay không mong muốn. Điều này làm gia tăng rủi ro, hệ lụy xấu không
16
chỉ cho riêng ngân hang, mà còn đe dọa sự ổn định và lành mạnh của cả hệ thống ngân hang.
- Rủi ro tác nghiệp chủ yếu phát sinh tại khâu đánh giá cấp tín dụng ở phía
ngân hàng. Điều này đến từ chính sự lựa chọn, bố trí sử dụng nhân sự ngân hàng thiếu năng lực, phẩm chất hoặc tư cách đạo đức nghề nghiệp của nhân viên tín dụng. Nhân viên tín dụng có năng lực yếu kém, thẩm định sai sót hoặc do thông đồng giữa cán bộ quản lý và nhân viên ngân hàng để che dấu thông tin thật, cố tình vi phạm các quy định về cho vay. Thứ hai là do hệ thống xếp loại tín dụng không đúng, các chỉ tiêu đánh giá được xây dựng không đầy đủ hoặc không hiệu quả cũng có thể dẫn đến rủi ro đánh giá không đúng khả năng của người đi vay. Nhìn chung, rủi ro đạo đức tồn tại do thiếu các chính sách, tiêu chuẩn cho vay rõ ràng, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ, khoa học và cả do những bất cập trong công tác quản lý cán bộ từ phía ngân hàng.
- Rủi ro thông tin không đầy đủ: khác với khách hàng vay vốn là các doanh nghiệp, việc thu thập và đánh giá tính xác thực thông tin về họ tương đối thuận lợi do
có nhiều nguồn thông tin được công khai minh bạch như: thông tin lịch sử tín dụng, tình hình nộp thuế, thông tin xếp hạng tín dụng, báo cáo tài chính... Ở chiều ngược lại, việc đánh giá thông tin khách hàng cá nhân thường khó được đảm bảo do không có nguồn dữ liệu tin cập nên các thông tin về pháp lý, thu nhập, mục đích sử dụng vốn thường không được đầy đủ và minh bạch cũng như rủi ro thông tin bất cân xứng dẫn đến việc thẩm định khách hàng không khách quan và chính xác. Do vậy, chỉ cần một trong các tiêu chí thông tin trên không chính xác cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay cho ngân hàng.
Lợi nhuận từ tín dụng cá nhân lớn
Lãi suất của các khoản cấp tín dụng cá nhân hầu hết đều cao hơn các khoản cấp tín dụng khác của ngân hàng thương mại. Điều này có thể lý giải qua hai nguyên nhân, (1) quy mô các khoản vay nhỏ dẫn đến chi phí cao nên lãi suất cao, (2) rủi ro thông tin bất cân xứng trong tín dụng cao hơn các khoản tín dụng khác nên biên lợi nhuận cận biên cao. Từ đó cho thấy với cơ cấu lãi suất cao và biên lợi nhuận cận biên cao trên cơ sở số lượng khoản vay lớn dẫn đến doanh thu thu về từ mảng hoạt động
17
tín dụng cá nhân đóng góp đáng kể trong cơ cấu lợi nhuận của các ngân hàng thương mại.
2.1.2 Vai trò của tín dụng cá nhân
2.1.2.1 Vai trò của tín dụng cá nhân đối với ngân hàng
Gia tăng độ nhận diện thương hiệu cho ngân hàng
Do đặc điểm của tín dụng khách hàng cá nhân thường phát triển theo số lượng để bù đắp cho giá trị khoản vay nhỏ và chi phí cao nên đối tượng khách hàng rất lớn, điều này góp phần gia tăng độ nhận diện thương hiệu cũng như giúp quảng bá hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng được phổ biến rộng rãi và nhanh chóng. Ngoài những lợi ích kể trên, việc đẩy mạnh cho vay tiêu dùng sẽ giúp ngân hàng gia tăng giá trị tăng thêm thông qua việc bán chéo các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ truyền thống như: tiết kiệm tiền gửi, tài khoản thanh toán, chuyển lương, thẻ tín dụng, dịch vụ ngân hàng trực tuyến, sản phẩm bảo hiểm… Thông qua việc đưa ra nhiều gói giải pháp và dịch vụ tài chính cá nhân nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu giao dịch cũng như những ưu việt và nét khác biệt trong các sản phẩm dịch vụ sẽ tạo nên những dấu ấn và bản sắc riêng cho chính ngân hàng sẽ gia tăng năng lực cạnh tranh, qua đó nâng cao hình ảnh thương hiệu.
Phân tán rủi ro cho ngân hàng
Do đặc thù cho vay doanh nghiệp thông thường giá trị khoản vay sẽ gấp hàng chục đến hàng trăm lần so với cá nhân, nếu như ngân hàng chỉ tập trung dồn những khoản vay lớn cho một vài khách hàng doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp đầu ngành hay nói cách khác là bỏ “tất cả trứng vào một rổ”, trong trường hợp các đối tượng này gặp vấn đề trong hoạt động kinh doanh thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ rất lớn cho ngân hàng, Ngược lại đối với tín dụng cá nhân, số tiền này có thể được phân tán ra cho hàng trăm khách hàng cá nhân nhỏ lẻ, rủi ro sẽ được phân tán trong khi hiệu quả về lãi lại cao hơn.
Tạo thêm thu nhập cho ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt
Đặc điểm chung của hoạt động tín dụng cá nhân của các ngân hàng thương mại là thường có số lượng khách hàng lớn, nên mặc dù số tiền vay của từng cá nhân không lớn, nhưng tổng dư nợ tín dụng cho khách hàng cá nhân là một số đáng kể. Nguồn khách hàng này có tính an toàn cao hơn, do rủi ro được phân tán cho rất nhiều khách hàng cá nhân, biên lợi nhuận cao từ chính khoản vay hoặc các khoản phí tăng thêm như phí cam kết rút vốn, phí duy trì tài khoản, phí thanh toán trước hạn… , đảm bảo thu nhập cho ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hệ thống ngày càng gay gắt.
2.1.2.2 Vai trò của tín dụng cá nhân đối với khách hàng cá nhân
Về cơ bản, cuộc sống của mỗi cá nhân luôn tồn tại song song những nhu cầu về vật chất và tinh thần, xã hội ngày một phát triển cao hơn thì những mong muốn đó cũng trở nên ngày càng phong phú hơn, ban đầu chỉ cần thoả mãn “ăn no mặc ấm” rồi đến “ăn ngon mặc đẹp”, từ chỉ cần những dịch vụ thiết yếu cơ bản để đảm bảo cuộc sống đến những sản phẩm, dịch vụ đắt đỏ hơn phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, đôi khi những nhu cầu đó không được đáp ứng do phụ thuộc khả năng tài chính của cá nhân đó ở hiện tại.
Xem xét dưới một góc độ khác, tín dụng cá nhân là một giải pháp giúp các khách hàng có nhiều sự chọn lựa linh hoạt hơn trong việc đáp ứng các mong muốn về nhu cầu cá nhân. Chẳng hạn chúng ta phải tiết kiệm đủ nguồn tài chính để chi trả cho các nhu cầu trong cuộc sống thì người tiêu dùng có thể kết hợp khéo léo giữa việc đáp ứng những đòi hỏi ở hiện tại với khả năng tài chính của mình ở hiện tại và tương lai. Cụ thể hơn, họ sẽ lựa chọn hình thức vay vốn tại ngân hàng để chi tiêu trước và sau đó hoàn trả dần dần cho ngân hàng với thời hạn vay vốn hợp lý và phù hợp với thu nhập hiện tại.
Yếu tố này còn đặc biệt có ý nghĩa trong những trường hợp tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu có giá trị lớn như bất động sản, ô tô… hay chi tiêu khẩn cấp như ốm đau, cưới hỏi, du lịch... Nếu trong hoàn cảnh này, thay vì bế tắc không thể xoay sở hoặc phải tìm đến những khoản vay nóng trên thị trường tín dụng chợ đen với lãi suất
19
rất cao, thì khách hàng có thể an tâm tìm đến vay vốn ngân hàng với mức lãi suất và thời hạn vay hợp lý.
Cuối cùng, tín dụng cá nhân còn là một trong những kênh chính để các ngân hàng tài trợ vốn vay cho các hộ gia đình để đáp ứng nhu cầu phát triển quy mô hoạt động sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Qua đó, ngân hàng sẽ áp dụng những chính sách và điều kiện đơn giản hơn so với khách hàng doanh nghiệp, phù hợp với quy mô và đặc tính kinh doanh của các đối tượng này.
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân
Theo một số nghiên cứu độc lập về quyết định vay vốn thì có nhiều nhân tố có thể thể tác động đến quyết định vay của khách hàng, nhưng tập trung vào ba nhóm chính: nhóm nhân tố về nhân khẩu học, nhóm nhân tố ngân hàng và nhóm nhân tố bảo mật thông tin.
Nhóm nhân tố về nhân khẩu học
Nhiều nghiên cứu, chủ yếu từ Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu, đã cố gắng chỉ ra nhân tố quan trọng nhất quyết định đến sự chọn lựa các sản phẩm ngân hàng như dưới dạng các khoản tín dụng (Lee và Marlowe, 2003; Oldfield và Baron, 2000). Mức độ cạnh tranh ngày càng tăng của dịch vụ tài chính đã làm tăng nhu cầu tìm kiếm và thu hút thị trường mới của các ngân hàng các phân đoạn. Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu nhân khẩu học như dân tộc, nhóm tuổi, giới tính cho thấy sinh viên đại học đã trở thành nhóm đối tượng mục tiêu tiềm năng của ngân hàng vừa là nguồn tài khoản mới và khả năng sinh lời trong tương lai.
Lê Hoàng Anh và cộng sự (2019) dựa trên phân tích hồi quy nhị phân Binary logistics, đã chọn lọc các biến nhân khẩu học cần thiết để đưa vào mô hình nghiên cứu