Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nhóm 14 - Thuyết trình Tìm hiểu sự phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của Trung Quốc giai đoạn 2010-2020 (Trang 33 - 36)

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 0 50 100 150 200 250 300 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 18% 20% 72 97 115 132 150 162 177 215 244 265 281 11% 12% 11% 10% 10% 10% 12% 16% 17% 16% 17%

Tổng kim ngạch xuất khẩu Tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc

Năm Tỷ USD

Biểu đô 2.4.1.1. Biểu đô thể hiện kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2020

Nhận xét tình hình

Đến năm 2020, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ), theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương.

Tuy nhiên, xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc hầu như không đổi, chỉ chiếm trên dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, mặc dù có sự gia tăng nhẹ sau 2016 và lên đến 17% vào năm 2020. Có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc là mức khá thấp so với tiềm năng của Việt Nam.

Nguyên nhân cho sự suy giảm tỷ trọng từ năm 2011 - 2015:

Trung Quốc suy thoái kinh tế (từ năm 2012)

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, khi nền kinh tế này có biến động sẽ kéo theo nhiều tác động đến những đất nước khác. Sau ba thập kỷ duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, bình quân hơn 10% / năm, Trung Quốc đã có dấu hiệu suy giảm kinh tế kể từ năm 2012 , tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã giảm dần từ 9,53% năm 2011 xuống 7,86% năm 2012 và 6,6% vào cuối năm 2018. Nền kinh tế lớn thứ hai hiện nay đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong vòng 30 năm.

Kể từ năm 2012 khi Trung Quốc có dấu hiệu suy giảm kinh tế, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc cũng chậm lại. Kinh tế Trung Quốc suy thoái cùng với chính sách tập trung vào nhu cầu trong nước và chính sách thương mại biên giới không ổn định đã khiến nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc giảm, tạo khó khăn cho xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, đặc biệt là xuất khẩu nông sản khó tìm được thị trường thay thế trong thời gian ngắn. Thực tế, trong thời gian đó, Việt Nam đã phải “giải cứu” nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc như chuối, dưa hấu, thịt lợn do thương lái Trung Quốc dừng thu mua tại các cửa khẩu.

Nguyên nhân cho sự bất ổn định về tỷ trọng xuất khẩu những năm 2017 - 2019:

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra, Trung Quốc mất đi một thị trường lớn là Hoa Kì. Tình thế buộc Trung Quốc phải tập trung tiêu thụ hàng nội địa, và các công ty Trung Quốc sẽ phải chuyển thị trường xuất khẩu sang các nước khác. Vào thời điểm đó, các công ty Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp từ các công ty Trung Quốc, bao gồm không chỉ thị trường xuất khẩu, mà cả thị trường nội địa. Việc cạnh tranh không hề đơn giản do Trung Quốc rất có lợi thế về quy mô.

Có 4 nguyên nhân lý giải sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc:

Do dân số đông và đa dạng về nhu cầu

Với dân số đông, chiếm 18,7% tổng dân số toàn thế giới, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm nông, thủy sản của thị trường Trung Quốc phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như sản xuất chế biến hàng xuất khẩu rất lớn và đa dạng, phong phú. Hơn nữa, tại 32 tỉnh, thành phố của Trung Quốc đều có nhu cầu khác nhau đối với từng loại sản phẩm cụ thể bởi địa phương với dân số lớn có thể coi là 1 thị trường riêng lẻ. Bên cạnh đó, Trung Quốc với quy mô dân số lớn nhất thế giới và hiện có trên 400 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu nên nhu cầu tiêu dùng rất lớn.

⁻ Xét về hàm lượng công nghệ, hàng xuất khẩu của Việt Nam đang ngày càng được cải thiện về chất lượng, bán được với giá cao hơn. Các nhóm hàng qua chế biến, hàng hóa thâm dụng vốn nhiều hơn xuất sang Trung Quốc đã có sự tăng trưởng tốt về giá trị và cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam.

⁻ Nhiều công ty nước ngoài chọn Việt Nam làm nguồn hàng nông sản và xuất khẩu sang Trung Quốc.

Dịch bệnh Covid 19 (từ năm 2019): Là đất nước đầu tiên xuất hiện dịch bệnh, Trung Quốc đã có một năm khó khăn oằn mình chống dịch. Về ngoại thương, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc với các đối tác thương mại lớn trên thế giới giảm; trong đó Việt Nam cũng có xu hướng giảm. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, người dân phải ở nhà giãn cách nhiều ngày, năng suất lao động giảm tuy nhiên cầu những mặt hàng nông sản, đồ dùng gia đình,...không giảm.

Với sự điều hành khéo léo, tỉnh táo và rất kiên quyết của Chính phủ với mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đứng vững. Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều rủi ro, bất ổn, thương mại toàn cầu giảm sút, xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với năm trước, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khả quan trong năm 2020.

Một phần của tài liệu Nhóm 14 - Thuyết trình Tìm hiểu sự phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của Trung Quốc giai đoạn 2010-2020 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w