Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nhóm 14 - Thuyết trình Tìm hiểu sự phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của Trung Quốc giai đoạn 2010-2020 (Trang 36 - 39)

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 00 50 100 150 200 250 300 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 85 107 114 132 148 166 175 213 237 254 261 24% 23% 26% 28% 30% 30% 29% 27% 28% 30% 32%

Tổng kim ngạch nhập khẩu Tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc

Năm Tỷ YSD

Biểu đô 2.4.1.2. Biểu đô thể hiện kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2020

Nguồn: Trademap

Nhận xét tình hình:

Từ khi Trung Quốc gia nhập WTO (năm 2001), Việt Nam liên tục nhập siêu từ Trung Quốc với xu hướng ngày càng tăng, giai đoạn 2010 - 2020 không phải là ngoại lệ. Nếu tỷ trọng nhập khẩu luôn ở mức 26% - 32% thì tỷ trọng xuất khẩu chỉ loanh quanh 10% - 11%, phải từ năm 2017 đến nay, tỷ trọng này mới nâng lên được là 16% - 17%, tuy nhiên, đây vẫn là con số thấp. Hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang không có giá trị cao, ngược lại, những hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc lại tập

sắt thép) với giá trị cao, thể hiện rõ quan hệ thương mại của 1 nước phát triển và 1 nước đang phát triển.

Nguyên nhân lý giải sự tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc:

Chi phí nhập khẩu

Chi phí nhập khẩu từ Trung Quốc rẻ hơn nhiều so với chi phí nhập khẩu từ các nước khác nhờ vị trí địa lý, gần Việt Nam, nhiều cửa khẩu, biên giới chung. Giá cả Trung Quốc cạnh tranh vì có lợi thế về quy mô, và được Chính phủ hỗ trợ ví dụ như nhập máy móc, thiết bị, phụ tùng của Trung Quốc rẻ hơn của Nhật Bản và Đức, sắt thép Trung Quốc có giá thấp hơn nhiều so với giá sắt thép các doanh nghiệp trong nước.

Hàng hóa Trung Quốc nhìn chung rẻ hơn so với hàng nhập khẩu từ nước khác, tuy chất lượng không hoàn toàn đảm bảo, nhưng đáp ứng được nhu cầu trước mắt của người Việt Nam. Bên cạnh đó, hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) được ký kết và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2016. Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan của 90% số dòng thuế trong vòng 10 năm, linh hoạt đến lộ trình cuối cùng vào năm 2018. Đặc biệt, từ ngày 1/1/2015, theo thông tư số 166/2014/TT-BTC, Việt Nam cắt giảm thêm 3.691 dòng thuế xuống 0% so với năm 2014 (nâng số dòng thuế cắt giảm về 0% là 7.983 dòng, chiếm 84.11% tổng biểu), tập trung vào các nhóm mặt hàng: chất dẻo và chất dẻo nguyên liệu, đồ nội thất và các sản phẩm từ gỗ, máy móc thiết bị, linh kiện phụ tùng, máy vi tính và các sản phẩm linh kiện điện tử, vải may mặc, nguyên liệu dệt may, da dày...Đây cũng là những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc. Do đó, chi phí nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ giảm đi đáng kể, tuy nhiên đây cũng là một yếu tố kích thích Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc.

⁻ Ngành công nghệ hỗ trợ trong nước còn yếu kém, do đó phải nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, hiện nay nước ta có khoảng 30 ngành Khoa học - Kỹ thuật cần đến công nghệ phụ trợ. Trong đó, nhiều ngành sản xuất hàng xuất khẩu mang lại kim ngạch hàng chục tỷ USD mỗi năm nhưng đang phải nhập khẩu tới 90 -85% nguyên liệu như sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, dệt may, da giày,...

⁻ Hàng hoá Trung Quốc đa dạng, đặc biệt, có 1 số mặt hàng đặc thù do sự tương đồng về văn hóa, chỉ có Trung Quốc sản xuất như: đồ Trung thu, đồ Tết, đồ thờ cúng, đồ vật phong thủy,...

⁻ Sự gia tăng sức ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa: thông qua phim ảnh, âm nhạc, một bộ phận người dân trở nên thích thú và tò mò về Trung Quốc, sẵn lòng mua những sản phẩm ăn theo văn hoá nước bạn. Những năm gần đây, những ứng dụng như Tiktok cũng đóng góp to lớn vào thúc đẩy thương mại Trung Quốc. Bằng hàng triệu nội dung được sản xuất mỗi ngày, và những người làm quảng cáo đầy rẫy, bắt mắt khiến người dân nước ta bị thu hút và tìm mua.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Việt Nam có thể trở thành trung gian để Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ và các nước khác. Khi hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế cao, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ cố gắng tìm điểm đến thứ ba để xuất khẩu sang Mỹ, thị trường vẫn là một thị trường đầy hứa hẹn và có lợi cho Trung Quốc. Hàng hóa Trung Quốc với giá rẻ sẽ dễ dàng vào thị trường Việt Nam và sau đó được xuất khẩu sang Mỹ theo xuất xứ của Việt Nam. Điều này sẽ gây khó khăn cho Việt Nam trong việc kiểm soát chất lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ và hệ quả là Việt Nam có thể bị Mỹ trừng phạt khi Mỹ tăng cường giám sát truy xuất nguồn gốc hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.

2.4.2. Đầu tư FDI của Trung Quốc vào Việt Nam2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Một phần của tài liệu Nhóm 14 - Thuyết trình Tìm hiểu sự phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của Trung Quốc giai đoạn 2010-2020 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w