00 05 10 15 20 25 30 35 40 45 01 08 04 23 05 08 21 21 25 41 26 Số vốn đăng kýNăm Tỷ USD
Biểu đô 2.4.2. Đầu tư FDI của Trung Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
Nhận xét tình hình
Kể từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế để thu hút vốn FDI, Trung Quốc hầu như không có tên trong top 10 quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2011 trở lại đây, vốn FDI Trung Quốc vào Việt Nam có sự thay đổi đáng kể, liên tục vươn lên trong vị trí xếp hạng, tăng về quy mô, thay đổi về hình thức, lĩnh vực, mở rộng về địa bàn.
Trong giai đoạn 2010 - 2020, nhìn chung, đầu tư FDI của Trung Quốc vào Việt Nam có xu hướng tăng, trong đó có giai đoạn đáng lưu ý là sự suy giảm vào năm 2020 so với năm 2019.
Lý giải nguyên nhân
Theo số liệu nghiên cứu thị trường, tính đến hết tháng 11 năm 2020 Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 3 trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư 2,1 tỷ USD. Những nguyên nhân khiến Trung Quốc tăng đầu tư FDI vào Việt Nam chính là:
● Việt Nam ngày càng hội nhập, các doanh nghiệp Trung Quốc muốn hưởng lợi từ điều này
Từ năm 2015 trở lại đây, cùng với việc Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Trung Quốc thường nằm trong tốp 10 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam để đón đầu cơ hội thâm nhập thị trường béo bở TPP mà sau này là thị trường theo Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
● Điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhân công giá rẻ
Những dự án FDI của Trung Quốc chủ yếu tập trung tại các tỉnh biên giới có khu kinh tế cửa khẩu, ven biển, các thành phố đông dân, có sức thu hút lao động mạnh, có cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi cho xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng như đi lại giữa hai nước.
Các công ty Trung Quốc muốn tận dụng Việt Nam như thị trường gia công xuất khẩu, tránh đánh thuế và đặc biệt là tận dụng lao động giá rẻ trong bối cảnh nền kinh
tế Trung Quốc đang tái cơ cấu, thải loại mạnh mẽ. Đây cũng là minh chứng cho quy mô của nền kinh tế Trung Quốc đang ngày càng lớn.
Bên cạnh đó, việc tăng vốn đầu tư của Trung Quốc là minh chứng cho tham vọng "xuất khẩu tư bản" của Trung Quốc ra nước khác, hiện thực hóa tham vọng chuyển rủi ro, chuyển bẫy nợ ra nước ngoài và quyết tâm chiến lược "vành đai - con đường" mà nước này đã và đang thực hiện vài thập kỷ gần đây.
● Nhằm giảm bớt gánh nặng về môi trường tại Trung Quốc
Nếu như các giai đoạn trước FDI của Trung Quốc chỉ tập trung vào các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và sản xuất hàng tiêu dùng với quy mô nhỏ là chủ yếu, thì thời gian gần đây đã có sự chuyển dịch mạnh, thay đổi đáng kể trong lĩnh vực đầu tư. Dòng vốn FDI của Trung Quốc thường tập trung vào những lĩnh vực như: Dệt may, da giày, xơ sợi, nhiệt điện, khai thác khoáng sản... Tuy nhiên, đây là những ngành có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Quy mô trung bình của các dự án Trung Quốc chỉ bằng 50% mức trung bình của các nhà đầu tư khác. Đa phần là các dự án nhỏ tập trung lĩnh vực khai khoáng, dệt may, hóa chất… những lĩnh vực ít mang lại giá trị gia tăng cao, lại dễ gây ô nhiễm môi trường, công nghệ lạc hậu. Nhiều dòng vốn FDI của Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam chưa phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và vùng kinh tế của nước ta. FDI của Trung Quốc không chú ý đến các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, chỉ chú ý nhiều đến khai thác tài nguyên của Việt Nam.
● Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Các nhà đầu tư ở Trung Quốc chuyển nhượng và mở rộng sang các nước khác để tăng khả năng tiếp cận thị trường, đa dạng hóa rủi ro và giảm chi phí lao động. Cuộc chiến thương mại không ngừng mở rộng này sẽ thúc đẩy chuyển giao đầu tư, đặc biệt đối với các mặt hàng tiêu dùng thâm dụng lao động như quần áo, giày dép và điện tử. Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn khi các nhà sản xuất tiếp tục tái cấu trúc chuỗi cung ứng của họ nhằm giảm tác động của thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc.
Không ít trường hợp nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng sơ hở của luật pháp, yếu kém trong quản lý nhà nước để nhập khẩu vào Việt Nam máy móc, thiết bị lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, khai tăng giá trị nhập khẩu và giá trị chuyển giao công nghệ.
● Do chính sách của chính phủ Trung Quốc
Dòng vốn FDI từ Trung Quốc chọn Việt Nam là điểm đến do chiến lược của Chính phủ Trung Quốc hiện nay có phần thay đổi. Đó là khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài để thu lợi từ cổ tức, bù đắp cho những khó khăn ở trong nước. Để tránh kinh tế suy thoái, Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư (chiếm khoảng 50% GDP). Do cầu tiêu dùng của Trung Quốc cũng chỉ loanh quanh ở mức 50% GDP và sự cố gắng này dường như đã tới hạn với nợ công ngày càng có xu hướng tăng cao (có số liệu cho rằng nợ công của Trung Quốc ít nhất là 30.000 tỉ đô la Mỹ). Trong những năm gần đây, khoảng cách giữa tiết kiệm và đầu tư (gross capital formation) của Trung Quốc ngày càng bị thu hẹp. Để tăng sức mạnh của nền kinh tế, họ chú trọng vào chỉ tiêu tiết kiệm - là nguồn lực cơ bản để tái đầu tư, phần còn lại có thể cho vay lấy lãi. Như vậy, có thể dự đoán rằng Trung Quốc không còn cố gắng làm tăng chỉ tiêu không mấy ý nghĩa như GDP mà tập trung nâng cao năng lực từ tiết kiệm (saving) thông qua thu nhập từ sở hữu, mà thu nhập từ sở hữu cơ bản do các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc ở các nước mang lại.
Nguyên nhân FDI năm 2020 giảm so với năm 2019
Năm 2019, vốn Trung Quốc vào Việt Nam tăng do cuộc chiến thương mại Mỹ Trung nảy sinh xu hướng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên đến năm 2020, tác động của đại dịch Covid - 19 đã làm chậm lại xu hướng này. Hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng, việc đi lại của các nhà đầu tư cũng như các quyết định đầu tư mới và mở rộng quy mô dự án đầu tư nước ngoài tiếp tục bị giảm đã khiến cho không chỉ dòng vốn Trung Quốc vào Việt Nam mà từ các quốc gia khác cũng giảm.
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn mà toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế phát triển rực rỡ hơn bao giờ hết, kinh tế đối ngoại trở thành một điều tất yếu đối với sự phát triển thương mại của mỗi quốc gia. Và một trong những quốc gia có kinh tế đối ngoại lớn mạnh và có tầm ảnh hưởng nhất chính là Trung Quốc. Nhìn vào Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2020, ta có thể thấy rằng:
Trong giai đoạn 2010 - 2020, nền kinh tế Trung Quốc đã có sự suy thoái về kinh tế, tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng, thành công đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 2019. Và đi theo xu hướng chung của các nước phát triển khác, Trung Quốc đã cố gắng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ nhằm đưa công nghệ và dịch vụ của đất nước phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ nhất có thể.
Về tình hình thương mại quốc tế của Trung Quốc, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã trải qua 10 năm phát triển với nhiều biến động. Tuy vậy, giá trị tổng hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc vẫn ở mức cao và chiếm tỷ trọng lớn trên thế giới.
Trong lĩnh vực FDI, Trung Quốc vẫn là một trong những quốc gia vô cùng thành công trong thu hút được lượng đầu tư nước ngoài. Còn đối với lĩnh vực du lịch, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách để thu hút khách du lịch quốc tế và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận của nhóm, kinh tế đối ngoại của Trung Quốc đã được nhận xét và phân tích nguyên nhân. Bằng việc nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế đối ngoại của Trung Quốc giúp cho Việt Nam có thể học hỏi, rút kinh nghiệm để áp dụng vào phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của nước ta. Bên cạnh đó, bài tiểu luận còn phân tích và nhận xét về quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam và Trung Quốc, để từ đó có thể hiểu hơn về đối tác thương mại quan trọng này cũng như tìm ra nguyên nhân của việc tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước.
Nhìn chung, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đối với Trung Quốc đã tăng trong giai đoạn 2010 - 2020. Điều đó cho thấy, quyết sách của lãnh đạo hai nước là đúng đắn. Đồng thời, sự phát triển trong quan hệ thương mại song phương là phù hợp với xu thế khách quan của thế giới và khu vực - chính là toàn cầu hoá. Với thiện chí và sự quyết tâm của lãnh đạo và các doanh nghiệp hai nước, chúng ta có thể tin chắc rằng, quan hệ Việt - Trung sẽ ngày càng phát triển, tiếp tục là thị trường chủ lực của cả hai bên, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cả hai nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Website tra cứu số liệu
1. https://www.statista.com/ 2. https://www.trademap.org/ 3. https://www.unwto.org/ 4. https://data.worldbank.org/ 5. https://unctadstat.unctad.org/ 6. https://www.ceicdata.com/
Tài liệu Tiếng Việt
1. Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2010 – 2020, Niên giám thống kê Việt Nam 2010 -
2020
2. Nguyễn Lê Đình Quý, 2018, Tác động của Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đến kinh tế toàn cầu và Việt Nam
3. Nguyễn Thị Phương Thúy, 2018, Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2010 – 2016: thực trạng và giải pháp
4. Tạp chí công thương, 2020, Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ và ảnh hưởng đối với Việt Nam. [online] Available at: <https://www.tapchicongthuong.vn/bai- viet/chien-tranh-thuong-mai-trung-my-va-anh-huong-doi-voi-viet-nam-69628.htm>
5. Investvietnam.gov.vn, 2020, Tình hình dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam. [online] Available at: <https://www.investvietnam.gov.vn/vi/tin-tuc.nd/tinh- hinh-dong-von-dau-tu-tu-trung-quoc-vao-viet-nam.html>
6. Nguyễn Thị Phương Thúy, 2018, Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2010 – 2016: thực trạng và giải pháp
7. VnEconomy, 2020, Vốn Trung Quốc tăng tốc vào Việt Nam: Thận trọng nhưng không nên bài xích. [online] Available at: <https://vneconomy.vn/von-trung-quoc- tang-toc-vao-viet-nam-than-trong-nhung-khong-nen-bai-xich.htm>
8. vnexpress.net, 2021, Trung Quốc vượt Mỹ hút vốn FDI nhiều nhất thế giới. [online] Available at: <http://vnexpress.net/tin-tuc/trung-quoc-vuot-my-hut-von-fdi- nhieu-nhat-the-gioi/4226231/p0>
9. nhadautu.vn, 2021, Trung Quốc nhận vốn FDI kỷ lục năm 2020. [online]
Available at: <https://nhadautu.vn/trung-quoc-nhan-von-fdi-ky-luc-nam-2020- d47732.html>
10. Nguyễn Thanh Hải, 2021, Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. [online] 123docz.net. Available at:
<https://123docz.net/document/289886-thuc-trang-thu-hut-dau-tu-truc-tiep-cua-trung- quoc-va-bai-hoc-kinh-nghiem-doi-voi-viet-nam.htm>
Tài liệu Tiếng Anh
1. Vu Thanh Huong & Nguyen Thi Lan Phuong, 2019, Changes in Vietnam China Trade in the Context of China’s Economic Slowdown: Some Analysis and Implications
2. Ping Zhou, 2019. Tourism Development in China. [online] Available at: <https://www.thoughtco.com/tourism-development-in-china-1434412>
3. Barsbold Baatarsuren, 2021, Facts About Tourism In China 2021. [online] Available at: <https://www.discoverchina.com/article/china-tourism>
4. China Power Team, 2020, Is China Attracting Foreign Visitors?. [online] Available at: <https://chinapower.csis.org/tourism>
5. cntg.com, 2019, 2019 China inbound tourism facts & figures report. [online] Available at: <https://news.cgtn.com/news/2019-12-27/2019-China-inbound-tourism- facts-figures-report-MLoAQK0vqo/index.html>
6. Investopedia.com, 2020, China's GDP Examined: A Service-Sector Surge.
[online] Available at:
<https://www.investopedia.com/articles/investing/103114/chinas-gdp-examined- servicesector-surge.asp>