4. CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
4.3.2. Chế độ chuyên chế của chủ nô và phong kiến
- Chế độ chuyên chế của chủ nô
Trong chế độ chuyên chế của chủ nô, nhà nước tồn tại 2 giai cấp cơ bản là giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Chủ nô chỉ chiếm một phần nhỏ trong xã hội nhưng lại nắm giữ gần như tất cả: đất đai, của cải, tư liệu sản xuất, tự do cá nhân và toàn quyền thống trị giai cấp nô lệ. Nô lệ chiếm số đông trong xã hội nhưng tính mạng, số phận cũng như các hoạt động xã hội đều do chủ nô quyết định. Sự bóc lột của chủ nô đối với nô lệ là không giới hạn. Vì không có trong tay tư liệu sản xuất, nô lệ bị coi là tài sản của chủ nô, là công cụ biết nói, bị bóc lột tàn nhẫn và phải phục tùng vô điều kiện những ý kiến của chủ nô. Ngoài chủ nô và nô lệ, trong xã hội này còn có thợ thủ công, dân tự do,… Họ tuy không phải nô lệ nhưng vẫn phụ thuộc gần như vào giai cấp chủ nô về cả kinh tế và chính trị. Với kết cấu xã hội như trên, nhà nước chủ nô gần như hoàn toàn nằm trong tay của giai cấp chủ nô, chủ yếu phục vụ cho lợi ích của giai cấp chủ nô.
Các nhà nước phương Đông thực hiện quyền lực bằng phương pháp độc tài chuyên chế. Các nhà nước phương Tây sử dụng các phương pháp ít nhiều có tính dân chủ hơn, song vẫn thể hiện là một chế độ quân phiệt, độc tài với đại đa số nhân dân lao động.
- Chế độ chuyên chế phong kiến
Sự ra đời của chế độ chuyên chế phong kiến: Vào giai đoạn cuối của chế độ chiếm hữu nô lệ, quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ bắt đầu kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và nô lệ ngày càng gay gắt. Các cuộc khởi nghĩa của nô lệ nổ ra liên tiếp làm lung lay chế độ chiếm hữu nô lệ, từ đó hình thành chế độ phong kiến.
Ở các nước có chế độ nô lệ điển hình (các nước phương Tây) thì chế độ chuyên chế phong kiến ra đời dựa trên cơ sở tan rã của chế độ chiếm hữu
26
nô lệ.. Ở các nước không có chế độ chiếm hữu nô lệ (Việt Nam, Trung Quốc, Mông Cổ,…) thì chế độ chuyên chế phong kiến ra đời trên cơ sở tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy.
Trong chế độ chuyên chế phong kiến, nhà nước gồm 2 giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân. Địa chủ phong kiến là người sử hữu nhiều ruộng đất nhưng không trực tiếp canh tác mà chủ yếu phát canh, thu tô. Nông dân là bộ phận đông đảo nhất trong xã hội phong kiến những đồng thời cũng là đối tượng bị bóc lột nặng nề nhất.