4. CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
4.2.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại chế độ dân chủ
Khái niệm: Phương pháp dân chủ: là phương pháp tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước phải tuân theo quy định của pháp luật, các chủ thể pháp luật bình đẳng với nhau khi tham gia vào các công việc của nhà nước.
Phương pháp dân chủ trong thực thi quyền lực nhà nước có đặc trưng là đề cao quyền lực thuộc về số đông nhân dân lao động, không ngững mở rộng khả năng tham gia của người dân vào đời sống chính trị của đất nước. Với ý nghĩa đó, dân chủ vừa là bản chất của quyền lực đồng thời là phương pháp để thực thi quyền lực trên thực tế. Các phương pháp dân chủ được nhà nước sử dụng chủ yếu: giáo dục, thuyết phục, trao quyền, nhượng bộ, thỏa hiệp,…
Việc sử dụng phương pháp dân chủ trong thực thi quyền lực nhà nước dẫn đến hệ quả xã hội là xác lập nên một chế độ dân chủ.
Chế độ dân chủ có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Dân chủ là một hình thức của chính phủ nơi quyền lực và trách nhiệm dân sự được thực thi bởi các công dân trưởng thành, trực tiếp hoặc thông qua các đại diện được bầu tự do thông qua bỏ phiếu.
+ Dân chủ dựa trên các nguyên tắc đa số cai trị và các quyền cá nhân. Trong một xã hội dân chủ, nguyên tắc đa số phải gắn với việc đảm bảo các quyền của cá nhân con người. Mỗi khi luật được xây dựng và thông qua, dân chủ phải đảm bảo rằng lợi ích của cả đa số và thiểu số được hưởng lợi một cách cân bằng. Nếu đa số các cá nhân đưa ra quyết định hợp pháp, nhưng quyết định đó ảnh hưởng tiêu cực đến quyền cơ bản của thiểu số cá nhân, các nguyên tắc dân chủ cho rằng quyết định đó phải được điều chỉnh để phản ánh rằng đó là công bằng và công bằng cho mọi công dân.
22
+ Các nền dân chủ nhận thức rằng một trong những chức năng chính của họ là bảo vệ các quyền con người cơ bản như tự do ngôn luận và tự do tôn giáo; quyền được pháp luật bảo vệ bình đẳng và cơ hội được tổ chức và tham gia đầy đủ vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
+ Các nền dân chủ phải thường xuyên tổ chức các cuộc bầu cử tự do, công bằng, quy củ cho công dân ở độ tuổi hợp pháp tham gia để thực hiện quyền bỏ phiếu.
+ Công dân trong chế độ dân chủ có quyền và nghĩa vụ tham gia vào hệ thống chính trị, đổi lại, hệ thống chính trị đó bảo vệ các quyền lợi và sự tự do của họ.
Phân loại: Chế độ dân chủ được chia thành ba kiểu: chế độ dân chủ quý tộc, chế độ dân chủ tư sản, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.