Thứ nhất, Nhà nước cần không ngừng hoàn thiện, chỉnh sửa phù hợp các văn bản pháp luật, xây dựng các khung hành lang pháp lý đảm bảo tính nhất quán liên quan đến lĩnh vực Logistics, tạo cơ sở cho một thị trường Logistics minh bạch.
Phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông là một điều kiện cần để thúc đẩy, nâng cao chất lượng dịch vụ giao thông vận tải nước nhà. Đây được coi là một trong những chìa khóa quan trọng để có thể xây dựng thị trường Logistics lành mạnh, cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn ra ngoài quốc tế, giúp đẩy mạnh kết nối giữa các phương thức vận tải nhằm tăng tính hiệu quả và thành công ứng dụng công nghệ thông tin vào khâu vận hành để có thể giảm thiểu tối đa chi phí lưu thông hàng hóa cho doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy được việc phát triển cơ sở hạ tầng logistics và cải thiện môi trường kinh doanh ngành là một trong những giải pháp hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh tranh của nước ta. Chính vì thế, những chính sách, văn bản pháp lý liên quan đến phát triển hạ tầng logistics được coi là một chìa khóa quan trọng để có thể tạo ra được sự khác biệt, đột phá cho lĩnh vực dịch vụ logistics quốc gia.
Nhà nước hiện nay vẫn đã và đang không ngừng tiếp tục nỗ lực bổ sung ban hành các Nghị quyết, Chính sách hay Thông tư nhằm tạo ra một môi trường pháp lý nhất quán, đề ra những định hướng nhằm thúc đẩy sức cạnh tranh của ngành dịch vụ Logistics nước nhà cũng như cố gắng tạo nhiều thuận lợi nhất có thể cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong ngành.
Một trong số đó có thể kể đến Nghị quyết số 01/ NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện những Kế hoạch nhằm có thể phát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân sách nhà nước vào năm 2020, trong đó có thể kể đến chính sách nhằm phát triển cơ sở hạ tầng Logistics như sau:
“ Đẩy nhanh tiến độ dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam, sớm quyết định đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Tổ chức thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách, có tính kết nối và lan tỏa vùng miền. Làm tốt công tác quản lý, sửa chữa, duy tu, bảo trì thường xuyên hệ thống đường bộ, đường sắt”.
Mặc dù chính sách này được đưa ra vào ngày 1/1/2020, thế nhưng cho tới hiện nay, dự án cao tốc Bắc – Nam vẫn bị đánh giá là chậm tiến độ, đang trong giai đoạn thi công. Theo Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, 10 dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2017-2020 vẫn đang được tiến hành triển khai thi công và mới chỉ đạt khoảng 29,7% giá trị các hợp đồng.
Như vậy, Nhà nước cần đưa ra các Chính sách, Nghị quyết mang tính mạnh mẽ và thiết thực hơn, cùng với đó là đưa ra những giải pháp cụ thể để có thể áp dụng thực hiện một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Thứ hai, tích cực tăng cường công tác giám sát, tổ chức, tiến hành quy hoạch đồng thời và hiệu quả 4 phương thức (đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thủy), cùng với đó là đảm bảo các công tác bảo trì, bảo dưỡng được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm cải tạo kết cấu mạng lưới cơ sở hạ tầng đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng.
Nếu Nhà nước thành công thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở hạ tầng sẽ góp phần không nhỏ nhằm triển khai, thúc đẩy một mạng lưới hạ tầng có thể đồng bộ trên cả nước, điều này sẽ không chỉ tạo điều kiện tuyệt vời để có thể nâng cao nền kinh tế phát triển đồng đều giữa các khu vực, khu dân cư, mà còn tạo ra sự hỗ trợ và tương tác với nhau giữa các phương thức vận tải, tránh để tồn tại tình trạng chỉ quá tải ở một phương thức.
Thực tế cho thấy rằng, vùng nào có cơ sở hạ tầng giao thông càng nhận được nhiều đầu tư để phát triển thì vùng đó có tốc độ phát triển về kinh tế cũng như văn hóa xã hội càng cao, và ngược lại, những nơi ít được quan tâm, chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng thì chủ yếu rơi vào những khu vực vùng quê, xa trung tâm và tất nhiên sẽ có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội chậm hơn. Điều này không chỉ gây ra sự mất cân đối về mạng lưới hạ tầng mà còn ảnh hưởng cả đến việc phát triển kinh tế vùng, gây ra sự thiếu đồng bộ. Do vậy đòi hỏi Nhà nước cần đưa ra những biện pháp nhằm giảm thiểu sự mất cân đối này, đầu tư xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng đồng bộ sẽ giúp cho nền kinh tế được tối ưu hóa, và ngoài ra cũng góp phần giúp các
doanh nghiệp Logistics phát triển được hệ thống phân phối và vận chuyển hàng hóa của mình tới nhiều nơi hơn.
Ngoài ra việc phát triển đồng đều hệ thống cơ sở hạ tầng sẽ giúp giảm được sự mất cân đối trong việc sử dụng các phương thức vận tải. Có thể lấy ví dụ trường hợp đã nhắc ở phần thực trạng, khi sử dụng đường thủy nội địa hay tại các cảng biển cửa ngõ, thì thấy rằng mạng lưới đường bộ liên kết ở xung quanh đó luôn ở tình trạng quá tải, ùn tắc, một phần là do công suất thiết kế còn yếu, chưa thể đáp ứng được nhu cầu hàng hóa ngày ngày vào ra tại các cảng với khối lượng và số lượng quá nhiều, việc này rõ ràng đã gây không ít phiền phức cho các đơn vị thực hiện công tác vận chuyển. Vậy nên, việc phát triển đồng bộ giữa các mạng lưới hạ tầng sẽ phần nào giảm bớt được gánh nặng đó cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh việc phải đưa ra những Chính sách xây dựng đạt hiệu quả, thì còn phải kể tới công tác bảo dưỡng bảo trì hệ thống cơ sở hạ tầng cũng phải đảm bảo được thực hiện liên tục và thường xuyên. Việc nước mình đang ngày càng hội nhập hóa, lượng hàng hóa và xe cộ di chuyển trên đường sẽ ngày một tăng thêm. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng không thể tránh khỏi đó là sự xuống cấp của mạng lưới hạ tầng. Tuy nhiên, dù vậy thì vẫn cần phải tu sửa, bảo dưỡng lại nhanh chóng để không làm gián đoạn việc sử dụng của người dân. Nếu như việc này được thực hiện chậm trễ, sẽ không chỉ khiến hạ tầng đã xuống cấp ngày càng xuống cấp hơn mà còn gây ra sự bất tiện và nguy hiểm cho người sử dụng. Do đó, các Bộ, Ban ngành tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm cần phải tích cực quan sát, tiến hành tu sửa, bảo dưỡng kịp thời và nhanh chóng nhất có thể.
Thứ ba, cần phân bổ hợp lý ngân sách đầu tư vào mạng lưới hạ tầng, tăng cường học hỏi, hợp tác với các nước phát triển để tìm hiểu cách họ thúc đẩy hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia.
Như đã nói ở trên, hiện nay nước ta vẫn còn tồn tại việc đầu tư phát triển mạng lưới hạ tầng không được đồng đều giữa các khu vực, và để khắc phục tình trạng này đòi hỏi nhà nước phải phân bổ hợp lý nguồn chi ngân sách vào việc đầu tư hạ tầng tại mỗi khu vực, tránh để xảy ra sự thiếu cân bằng hay chênh lệch quá lớn giữa các nguồn chi, cố gắng hết mức để có thể phát triển đồng đều mạng lưới hạ tầng quốc gia bằng cách chi đầu tư hợp lý.
Ngoài ra việc tích cực học hỏi và hợp tác giữa các nước có hệ thống hạ tầng phát triển trong khu vực cũng rất cần thiết nên được chú trọng. Việc làm này không chỉ giúp Việt Nam mở rộng thêm được cách nâng cao, thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ
tầng có hiệu quả từ kinh nghiệm của nước bạn mà còn tránh được những sai lầm có thể gặp phải khi đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng mới.