Xuất giải pháp với các doanh nghiệp Logistics

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng logistics việt nam phục vụ ngành dịch vụ logistics (Trang 39 - 43)

Thứ nhất, cần trang bị thêm kiến thức và đầu tư thời gian tham gia các hiệp hội ngành hàng và chủ hàng, bên cạnh đó tìm hiểu về các chính sách, định hướng của nhà nước trong việc phát triển hạ tầng giao thông để có thể nhìn ra những triển vọng khai thác cũng như là những tín hiệu phát triển của phương thức vận tải, nhờ vậy mà có thể ra những cơ chế, chính sách lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp nhất với loại hàng hóa mình phân phối , từ đó có thể giảm thiểu tối đa chi phí vận chuyển cũng như là tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thứ hai, trong quá trình vận chuyển và phân phối hàng hóa, trong bất kì phương thức vận chuyển nào thì doanh nghiệp cũng phải tìm hiểu rõ những chi phí cần phải bỏ ra, các trạm thu phí có thể xuất hiện, để có thể chọn được phương thức phải bỏ ra ít chi phí nhất, từ đó giảm thiểu tối đa chi phí Logistics và thu hút các chủ hàng lựa chọn dịch vụ của mình.

Thứ ba, doanh nghiệp cần hiện đại hóa phương tiện vận chuyển, đội xe vận tải, đẩy mạnh quy trình đào tạo lái xe và cấp phép lái xe. Đặc biệt cần cải thiện chất lượng đội xe bởi chi phí vận chuyển trên mỗi xe tải có thể giảm xuống nhờ nâng cấp đội xe nhằm cải thiện hiệu suất sử dụng cũng như bỏ đi các chi phí không đáng có.

Cuối cùng, cần tích cực áp dụng tối đa tiện ích của công nghệ thông tin vào quá trình vận hành, nhờ đó các doanh nghiệp có thể tăng cường được sự liên kết giữa các đối tác hay giữa các chủ hàng và khách hàng, hơn hết việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại cũng giúp doanh nghiệp có thể giảm được ít nhất 5% chi phí vận tải (Theo Báo cáo Logistics năm 2020 của Bộ Công thương), ngoài ra còn có thể hiểu rõ các quy định được áp dụng khi tiến hành thu phí đi đường điện tử, tránh xảy ra những trường hợp không đáng có gây mất thời gian và ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Có thể nói, cơ sở hạ tầng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển ngành dịch vụ Logistics nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Một hạ tầng Logistics tốt sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng hóa từ mắt xích này tới mắt xích khác trong chuối cung ứng có thể diễn ra suôn sẻ. Đồng thời, nó giúp bổ trợ hoàn hảo cho các hoạt động sản xuất và nhu cầu thiết yếu trong chuối cung ứng hàng hóa, dịch vụ của tất cả các doanh nghiệp để góp phần vào sự tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế. Bởi vậy, việc quan tâm đầu tư cho cơ sở hạ tầng Logistics là việc làm mang tính cấp yếu, nhất là khi Việt Nam đã tham giá ký kết các Hiệp định Thương mại tự do, mở rộng thương mại quốc tế với nhiều quốc gia trên thế giới. Trong hoàn cảnh ấy, hạ tầng Logistics càng thể hiện đậm nét vai trò của mình trong việc tối ưu hóa thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa, giúp gia tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt.

Nhìn chung cơ sở hạ tầng Logistics nước ta đang ngày càng được cải thiện, tuy nhiên vẫn tồn tại một số vấn đề bất cập như thiếu sự quan tâm, nguồn vốn đầu tư phân bổ chưa hợp lý, đặc biệt là thiếu tính kết nối giữa các loại hình gây cản trở trong việc phát triển mạng lưới vận tải khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận. Trong tương lai gần, với những nỗ lực của chính phủ và sự nhận thức đầy đủ của cả người dân và doanh nghiệp, chúng ta có thể đặt mục tiêu rằng cơ sở hạ tầng giao thông quốc gia sẽ được quan tâm đúng mức để đáp ứng tương xứng với yêu cầu phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Việc nâng cấp chất lượng của cơ sở hạ tầng giúp đất nước sớm hoàn thành mục tiêu phát triển Logistics thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp tăng cường sức cạnh tranh không chỉ của các doanh nghiệp Logistics trong nước mà còn là của nền kinh tế Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Đình Đào (2011), Logistics – Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

2. Bộ Công thương (2019), Báo cáo Logistics Việt Nam 2019, Hà Nội. 3. Bộ Công thương (2020), Báo cáo Logistics Việt Nam 2020, Hà Nội. 4. Bộ Công thương (2021), Báo cáo Logistics Việt Nam 2021, Hà Nội.

5. Quốc hội (2005), Luật Thương Mại, ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005. 6. Vương Thị Bích Ngà (2021), ‘Tăng cường tính thực tiễn trong giảng dạy các học phần chuyên ngành thuộc Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế tại Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II – Thành phố Hồ Chí Minh’, luận án tiến sĩ, Đại học Ngoại Thương.

7. Bùi Duy Linh (2018), ‘Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Dịch vụ Logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế’, luận án tiến sĩ kinh tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Tổng cục Thống kê (2018), Phiếu điều tra doanh nghiệp 2018, Hà Nội. 9. Cục Hàng hải Việt Nam (2021), Năng lực hiện có của cảng biển Việt Nam, Hà Nội.

10. Agility Logistics Group (2021), Báo cáo chỉ số Logistics thị trường mới nổi.

11. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Đánh giá Cạnh tranh của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): Ngành Logistics tại Việt Nam, Việt Nam.

12. Bộ Công thương Việt Nam (2021), ‘Hoạt động Logistics đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu’, truy cập lần cuối ngày 20 tháng 3 năm 2022, từ < https://moit.gov.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/hoat-dong-logistics-dong- gop-quan-trong-cho-tang-truong-xuat-khau.html >.

13. Văn Nguyễn (2021), ‘Hạ tầng giao thông Việt Nam sau 35 năm đổi mới’,

truy cập lần cuối ngày 20 tháng 3 năm 2022, từ < https://laodong.vn/xa-hoi/ha-tang- giao-thong-viet-nam-sau-35-nam-doi-moi-di-truoc-mot-buoc-de-thuc-day-phat- trien-kinh-te-871977.ldo>.

14. Quang Toàn (2021), Hệ thống cảng biển Việt Nam có thêm 8 bến cảng mới, truy cập lần cuối ngày 20 tháng 3 năm 2022, từ <

https://www.vietnamplus.vn/he-thong-cang-bien-cua-viet-nam-co-them-8-ben-cang- moi/705195.vnp>.

15. Hãng bay Việt chuyển hướng ‘cõng’ hàng hóa để sống sót trước Covid19

(2021), truy cập lần cuối ngày 20 tháng 3 năm 2022, từ <

https://www.vietnamplus.vn/hang-bay-viet-chuyen-huong-cong-hang-hoa-de-song- sot-truoc-covid19/719713.vnp >.

16. Đầu tư hạ tầng giao thông vì sao doanh nghiệp tư nhân không còn mặn mà (2020), truy cập lần cuối ngày 20 tháng 3 năm 2022, từ <

https://doanhnghiephoinhap.vn/dau-tu-ha-tang-giao-thong-vi-sao-doanh-nghiep-tu- nhan-khong-con.html >.

17. Trần Tuấn Sơn (2021), ‘Đẩy mạnh phát triển hệ thống cảng biển trong giai đoạn hiện nay’, truy cập lần cuối ngày 20 tháng 3 năm 2022, từ <

http://vasi.gov.vn/pages/day-manh-phat-trien-he-thong-cang-bien-viet-nam-tr- 870d.aspx#:~:text=Hi%E1%BB%87n%20nay%2C%20c%E1%BA%A3%20n %C6%B0%E1%BB%9Bc%20c%C3%B3,c%E1%BA%A3ng%20d%E1%BA%A7u %20kh%C3%AD%20ngo%C3%A0i%20kh%C6%A1i).>.

18. Việt Hùng (2022), ‘Có 3 dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2017-2020 chậm tiến độ’, truy cập lần cuối ngày 20 tháng 3 năm 2022, từ <

https://www.vietnamplus.vn/co-3-du-an-cao-toc-bacnam-giai-doan-20172020- cham-tien-do/776721.vnp>.

19. Ngọc Quỳnh (2021), ‘Ngành Logistics Việt Nam đối mặt với nhiều lực cản’, truy cập lần cuối ngày 20 tháng 3 năm 2022, từ <

https://dangcongsan.vn/kinh-te/nganh-logistics-viet-nam-doi-mat-voi-nhieu-luc- can-600207.html >.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng logistics việt nam phục vụ ngành dịch vụ logistics (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w