Giải pháp cụ thể đối với từng loại cơ sở hạ tầng giao thông

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng logistics việt nam phục vụ ngành dịch vụ logistics (Trang 38 - 39)

Thứ nhất, cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ngoài việc cần tiến hành các công tác quy hoạch nhanh chóng.

Công tác quy hoạch hiệu quả sẽ giúp khắc phục tình trạng một số nơi vùng sâu vùng xa vẫn còn đang phải sử dụng đường đất và tiến hành bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên để có thể phục vụ tốt nhu cầu sử dụng, tránh tình trạng tắc nghẽn xảy ra thường xuyên như hiện tại, thì còn phải chú ý thêm vấn đề tình trạng thu phí và bố trí các trạm thu phí đường bộ bất hợp lý. Mặc dù hiện tại Nhà nước đang trong tiến trình vận hành hệ thống thu phí điện tử nhưng vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập như xe qua trạm phải trả tiền mặt nhưng trong tài khoản ngân hàng liên kết với các trạm thu phí vẫn bị trừ. Tuy vậy, do đây là lần đầu triển khai phương thức này nên cũng không thể tránh khỏi các sai sót ngay từ đầu, Nhà nước cần đưa ra những biện pháp để có thể tiếp tục hoàn thiện và khắc phục dứt điểm trong thời gian tới.

Thứ hai, một trong những vấn đề quan trọng cần khắc phục ngay của cơ sở hạ tầng giao thông đường sắt đó là chúng quá cũ, quá lạc hậu nên khó có thể áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại vào để có thể nâng cấp đường ray và tàu chạy. Do vậy, Nhà nước cần cố gắng nhanh chóng học hỏi các nước phát triển cách họ sử dụng động cơ điện tử cho tàu chạy thay vì sử dụng động cơ diesel quá tốn kém và hại môi trường như hiện tại.

Thứ ba, cơ sở hạ tầng đường hàng không ngoài việc cần nhanh chóng khắc phục tình trạng quá tải, khai thác quá công suất bằng cách tiến hành quy hoạch, tái sửa chữa bảo dưỡng định kỳ tại các cảng hàng không, thì cần phải đưa ra các biện pháp để có thể giảm được chi phí vận chuyển đang quá cao vì chưa có đường bay chuyên dụng phục vụ chuyên chở hàng hóa. Do vậy, các cơ quan quản lý cần lên kế hoạch xây dựng được đường bay chuyên để phục vụ vận chuyển hàng hóa thì sẽ khắc phục được tình trạng này. Một khi có được đường bay chuyên dụng thì các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa có thể giảm được cước phí vận tải nhờ đó mà tăng được khả năng cạnh tranh của mình với các doanh nghiệp nước ngoài.

Thứ tư, cơ sở hạ tầng cảng biển cần khắc phục được tình trạng “chỗ thừa, chỗ thiếu” như hiện tại bằng cách nhanh chóng tiến hành quy hoạch toàn diện, xây dựng đồng đều các bến, cảng tại các khu vực, có như vậy mới có giúp khâu vận chuyển

hàng hóa trở nên hiệu quả và bớt tốn kém những chi phí không đáng có hơn. Tích cực tiến hành xây dựng và cải tiến các khâu xếp dỡ tại các bến cảng để có thể nâng cao khả năng tải trọng hàng hóa và tăng cường sự liên kết các bến, cảng, kết nối giao thông giữa các cảng biển với nhau để có thể vận hành hiệu quả hơn. Cuối cùng là nhanh chóng bổ sung nguồn vốn đầu tư xây dựng và nâng cao cơ sở hạ tầng trang thiết bị tại các xưởng công nghiệp đóng và sửa chữa tàu trên cả nước, như vậy sẽ tránh tình trạng tốn chi phí và thời gian cho việc mang tàu ra nước ngoài sửa chữa.

Thứ năm, để có thể giúp cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa phát triển hơn, Nhà nước cần tích cực tăng cường đầu tư, đổ nguồn vốn vào việc nâng cao hạ tầng đường thủy nội địa, như vậy mới có thể tránh được tình trạng chênh lệch về khả năng khai thác và sử dụng phương thức này so với các phương thức khác. Ngoài ra, các ban quản lý cần nhanh chóng đề ra các biện pháp tăng cường tính kết nối với các hệ thống đường bộ cũng như các hệ thống đường khác để có thể hiệu quả hơn trong việc vận hành. Như vậy, không chỉ giúp tăng khả năng cạnh tranh của phương thức vận chuyển này với các phương thức vận chuyển khác, mà còn góp phần giúp các doanh nghiệp Logistics có thể tiếp cận nhiều hơn tới cách thức vận chuyển này.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng logistics việt nam phục vụ ngành dịch vụ logistics (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w