Thực hiện pháp luật về an ninh mạng phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam (Trang 144 - 147)

10 Linux Kernel Linux

4.1.4. Thực hiện pháp luật về an ninh mạng phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập

cụ thể của Việt Nam, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế

Quy định pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ sở phản ánh điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội ở từng thời kỳ nhất định. Quy định pháp luật về ANM khơng những phản ánh đúng trình độ phát triển của đất nước mà việc triển khai các quy định đó trong thực tiễn cuộc sống cũng phải dựa trên những điều kiện cụ thể về chính trị, kinh tế, xã hội. Quan điểm này giúp nhà nước Việt Nam có những hoạt động triển khai pháp luật về ANM một cách đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế; tránh sao chép, áp dụng máy móc kinh nghiệm THPL về ANM của một số nước trên thế giới.

Về chính trị, việc thực hiện và triển khai chính sách pháp luật của nhà

nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong bối cảnh tình hình chính trị trên KGM thế giới ngày càng phức tạp, các thế lực thù địch ln có những luận điệu cơng kích vai trò lãnh đạo của một Đảng cầm quyền ở nước ta. THPL về ANM phải góp phần giữ vững ổn định về mơi trường chính trị và khẳng định quan điểm đúng đắn của Đảng về bảo vệ ANM. Triển khai có hiệu quả quy định pháp luật về ANM trên thực tiễn góp phần triệt tiêu, loại bỏ những thơng

tin bôi nhọ, những hoạt động câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống phá Nhà nước trên KGM.

Về kinh tế, quá trình tổ chức thực hiện quy định pháp luật về ANM vào

thực tiễn cuộc sống phải gắn với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Theo đó, nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh bất cứ ngành nghề gì trên KGM mà pháp luật khơng cấm, bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.

Trong thực hiện pháp luật về ANM, cá nhân người dùng bên cạnh việc nâng cao ý thức pháp luật, biết sử dụng pháp luật để bảo vệ các quyền lợi chính đáng cần phải tuân thủ đúng các nghĩa vụ khi tham gia hoạt động trên KGM. Qua đó, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức, cá nhân khác, góp phần bảo vệ mơi trường mạng và thúc đẩy sự phát triển ổn định, bền vững của nền kinh tế.

Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet, các dịch vụ gia tăng trên KGM phải có trách nhiệm tuân thủ đúng quy định pháp luật về ANM. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này cần phát huy năng lực, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh để tạo ra các nguồn lực thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển.

Về xã hội, với xã hội Việt Nam, cịn tồn tại tình trạng cá nhân người

dùng chưa sử dụng KGM một cách lành mạnh. Tình trạng chuộng sử dụng những phần mềm miễn phí, thiếu an tồn, đặt mật khẩu tùy tiện, yếu, thích nhận quà miễn phí từ những đường link lạ, truy cập vào những trang web ''đen'',… còn phổ biến. Ở các khu vực nông thôn, người dân dễ bị các đối tượng xấu, phản động trên mạng mua chuộc, lợi dụng bằng các thủ đoạn về tài chính như giúp đỡ, tài trợ,... Hoạt động triển khai quy định pháp luật về ANM trên thực tiễn cuộc sống phải khắc phục được các tình trạng đó. Phải hình thành được thói quen truy

cập vào những trang thơng tin chính thống lành mạnh, có kiến thức và ý thức lựa chọn được những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng trên KGM, khơng bị dẫn dắt và biết "tẩy chay" đối với những trang mạng khơng an tồn. Bên cạnh đó cịn phải đẩy lùi tâm lý "ngại phiền hà", "xuê xoa" của số đông cá nhân người dùng khi bị xâm phạm bí mật cá nhân, nhất là đối với những vi phạm ở phạm vi nhỏ và gây thiệt hại không lớn. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật phải xử lý nghiêm minh, kịp thời. Tăng cường áp dụng các biện pháp mạnh, trực diện vào “túi tiền” của những kẻ vi phạm pháp luật về ANM để khắc phục tình trạng "nhờn pháp luật" trong xã hội.

Với chủ trương hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế một cách tích cực, chủ động, Việt Nam cũng chịu những tác động không nhỏ về ANM. Một trong những đặc thù của THPL về ANM đó là hoạt động THPL không chỉ nằm trong phạm vi biên giới một quốc gia mà mang tính khu vực, tính quốc tế. Một số loại tội phạm bắt nguồn từ sự phát triển của mạng viễn thông, công nghệ thông tin như hành vi tán phát tin thất thiệt, làm dư luận hoang mang, tác động xấu đến trật tự an toàn xã hội, chống phá Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc; hành vi tấn công hạ tầng thông tin quan trọng của quốc gia, cơ sở dữ liệu của các cơ quan Nhà nước. Đa số đều là tội phạm mạng xuyên quốc gia, thường do đối tượng nước ngoài câu kết với đối tượng trong nước để tấn công mạng. Chúng sử dụng các thủ đoạn cơng nghệ cao như tấn cơng có chủ đích, cơng nghệ điện tốn đám mây, cơng nghệ kết nối vạn vật, mạng xã hội và nhiều loại công nghệ cao khác.

Với chủ trương "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập, hợp tác và phát triển", trong điều kiện mới Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi, tăng cường đối thoại và hợp tác quốc tế trong việc hoàn thiện thể chế ANM, làm tiền đề cho THPL về ANM. Trên tinh thần đó, Việt Nam chủ động tham gia hợp tác quốc tế về ANM trong khuôn khổ các diễn đàn song phương cũng như đa phương, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Đây là yêu cầu tất yếu và khách quan.

Việc tham khảo, vận dụng, cụ thể hóa những kinh nghiệm, quy định, cam kết quốc tế cũng như pháp luật các quốc gia trên thế giới về ANM cũng cần chọn lọc, phù hợp với đặc thù và điều kiện cụ thể của Việt Nam. Cùng với tổng kết thực tiễn Việt Nam, cần tham khảo, học hỏi kinh nghiệm quốc tế đối với THPL về ANM.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam (Trang 144 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)