Khái niệm thực hiện pháp luật về an ninh mạng

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam (Trang 57 - 59)

Thực hiện pháp luật về ANM là khái niệm được xây dựng dựa trên cơ sở khái niệm THPL nói chung. THPL là một hiện tượng xã hội mang tính pháp lý, là một nội dung nghiên cứu quan trọng của lý luận về nhà nước và pháp luật. Lý luận về nhà nước và pháp luật khẳng định quá trình THPL được diễn ra tiếp nối với q trình xây dựng và hồn thiện pháp luật của nhà nước, trong đó xây dựng pháp luật là hoạt động đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng để đạt được mục đích điều chỉnh của pháp luật. Hệ thống pháp luật tốt và THPL đều là những hoạt động hướng đến mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội và quản lý các quá trình xã hội phát triển phù hợp với lợi ích chung của nhà nước. Chính vì vậy, một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phản ánh quy luật phát triển khách quan của xã hội được thực hiện thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và các cá nhân công dân là pháp luật trong cuộc sống, trong hành động. Thực

hiện pháp luật chính là giai đoạn tiếp theo, không thể thiếu của giai đoạn xây dựng pháp luật trong cơ chế điều chỉnh pháp luật bởi vai trò quan trọng của THPL là đưa pháp luật vào cuộc sống.

Khoa học pháp lý hiện nay có nhiều cách tiếp cận về THPL, điển hình như: giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng: "Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp, có mục đích của các chủ thể pháp luật nhằm hiện thực hoá các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống" [28, tr.199]. Giáo trình Đại cương Nhà nước và pháp luật của Khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng: thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) hợp pháp do các chủ thể pháp luật thực hiện một cách có chủ đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống [29, tr.180]. Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật của Viện Nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định: "Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy phạm của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật" [94, tr.270].

Phân tích cho thấy, tuy các quan niệm trên đây có cách diễn đạt khác nhau, nhưng đều có nội hàm tương đối đồng nhất. Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích của chủ thể pháp luật nhằm hiện thực hóa u cầu, cấm đốn hay cho phép của pháp luật thành các hành vi thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ thể; là quá trình hiện thực hóa ý chí chung thành hành vi của chủ thể, làm cho quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống. Sự khác nhau trong các quan niệm là không cơ bản, chỉ ở chỗ coi THPL là một quá trình hay là một hiện tượng xã hội, song đều hướng đến mục đích chung là hành vi hợp pháp của chủ thể THPL.

Như vậy, có thể đi đến kết luận: thực hiện pháp luật là tổng thể các hoạt động có mục đích của các chủ thể pháp luật nhằm hiện thực hóa các quy định

của pháp luật thành các hành vi thực tế, hợp pháp nhằm phát huy vai trò của pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Khái niệm THPL về ANM được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận về THPL nói chung. Đồng thời, căn cứ vào những vấn đề mang tính chất lý luận và thực tiễn ANM để hình thành nên khái niệm THPL về ANM như sau: Thực

hiện pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam là tổng thể các hoạt động có mục đích của các chủ thể nhằm hiện thực hóa pháp luật về an ninh mạng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành các hành vi thực tế, hợp pháp để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)