Kết quả nhận được sau quá trình thay đổ

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới quan điểm của đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở đất nước ta trong thời kỳ từ năm 1986 đến nay (Trang 46 - 48)

Hiện nay có những quan điểm xuyên tạc, bóp méo hay cố tình phủ định những thành công của Đảng trong quá trình đổi mới quan điểm thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Để bác bỏ những luận điểm này, chúng ta cần chỉ rõ những thành công cụ thể của Đảng sau quá trình đổi mới quan điểm.

1. Tổng quan

Trong quá trình đổi mới, quá trình đổi mới quan điểm của Đảng về CNH, HĐH có những bước chuyển đổi quan trọng. Từ năm 1986 – 1993, Đảng ta nhận thức ra sai lầm của mô hình CNH cổ điển thời kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Đảng đã có những bước đổi mới căn bản và toàn diện về mô hình CNH và đi cùng với đó là phát triển HĐH. Giai đoạn 1993 – nay, hình thành hệ thống phát triển về CNH đi đôi với HĐH đất nước, phát triển lý luận CNH, HĐH trong xu thế toàn cầu hóa, từ nền kinh tế công nghiệp lên thành nền kinh tế đi đôi với tri thức. Với những sự thay đổi này, Đảng ta nhận thức rõ và khẳng định phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng rõ phương hướng quan điểm nhằm thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Xác định rõ nội dung, cụ thể hóa trong thời gian ngắn các điều kiện, tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh CNH, HĐH giai đoạn mới. Nhờ đó, công cuộc đổi mới đã đạt được những kết quả to lớn.

Trải qua 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa lịch sử. Diện mạo đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn gấp nhiều lần, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt về vật chất, văn hóa, tinh thần, về mức sống và chất lượng cuộc sống; nhất là về ăn, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, dịch vụ cuộc sống. Hệ thống chính trị được xây dựng, củng cố vững mạnh, bảo đảm sự ổn định chính trị của đất nước. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo của Tổ quốc. Đối ngoại, hội nhập quốc tế không ngừng mở rộng, kết hợp nội lực với ngoại lực, nâng cao vị thế của Việt Nam, tạo môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nêu rõ và Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Đặc biệt, sau 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011, nhận thức của Đảng về sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã có những bước phát triển mới về cả nội dung và phương thức thực hiện. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã tích cực thể chế hóa đường lối, chủ trương, quan điểm về CNH, HĐH đất nước, bước đầu tạo môi trường pháp lý bình đẳng và minh bạch cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần

41

kinh tế cạnh tranh, phát triển, khơi thông các nguồn lực trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài.

2. Thành tựu

Nhờ thực hiện nhất quán đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học - công nghệ, trong những năm qua, đất nước ta đã đạt được thành tựu to lớn.

Trong 10 năm 1990-2000, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5%. Giai đoạn 2006-2010, nền kinh tế nước ta vượt qua nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng nhanh, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 7%. Năm 1996, Việt Nam ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; năm 2008, ra khỏi tình trạng một nước kém phát triển, có mức thu nhập trung bình Quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 đạt 101,6 tỷ USD (gấp 3,26 lần so với năm 2000). Năm 2020, với gần 100 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người đạt 3.521 USD. Đạt ngưỡng thu nhập trung bình năm 2008; nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao: giai đoạn 2011-2015 đạt 5,9%, giai đoạn 2016-2019 đạt 6,8%; quy mô nền kinh tế tăng 2,4 lần từ 116 tỷ USD năm 2010 lên 271,2 tỷ USD năm 2020. GDP bình quân đầu người tăng từ 1331 USD năm 2010 lên 2779 USD năm 2020. “Chất lượng tăng trưởng kinh tế từng bước được cải thiện, cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch sang chiều sâu”. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao tăng từ 19% năm 2010 lên 50% năm 2020.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại và tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm. Trong giai đoạn 2010-2020 tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP giảm từ 18,9% năm 2010 xuống 14,85% năm 2020; các khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng tương ứng từ 81,1% lên 85,15%, vượt mục tiêu đề ra.

Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực, gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ tốt hơn các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp đã giảm mạnh, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ tăng liên tục. Năng suất lao động được nâng lên rõ rệt. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2011-2015 là 4,3%/năm, giai đoạn 2016-2020 là 5,8%/năm. Xếp hạng toàn cầu về chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam những năm gần đây tăng vượt bậc, dẫn đầu nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp.

42

Đặc biệt, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên rõ rệt: năm 2019, năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam tăng 10 bậc so với năm 2018, đứng thứ 67/141 nền kinh tế. Chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2019 tăng 8 bậc so với năm 2015, xếp thứ 70/190 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Khoa học - công nghệ từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội. Tiềm lực khoa học - công nghệ của đất nước được tăng cường. Hiệu quả hoạt động khoa học - công nghệ được nâng lên, tạo chuyển biến tích cực cho hoạt động đổi mới và khởi nghiệp sáng tạo. Trình độ khoa học - công nghệ sản xuất được nâng cao, tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới quan điểm của đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở đất nước ta trong thời kỳ từ năm 1986 đến nay (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w