Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII (201 6 2020)

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới quan điểm của đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở đất nước ta trong thời kỳ từ năm 1986 đến nay (Trang 30 - 35)

II. Giai đoạn từ sau 199 6-

4. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII (201 6 2020)

4.1 Đánh giá quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sau 30 nămđổi mới (1986 - 2016) đổi mới (1986 - 2016)

a. Thành tựu quan trọng

Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển. Diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên (đạt ngưỡng thu nhập trung bình);

27

đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; đồng thời tạo ra nhu cầu và động lực phát triển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân thật sự trở thành lực lượng quan trọng để thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cụ thể như sau:

Về tăng trưởng kinh tế, trong suốt 30 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn thời kỳ trước đổi mới. Sau giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), với mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4%, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua gần 20 năm với mức tăng trưởng rất ấn tượng: giai đoạn 1991-1995, GDP bình quân tăng 8,2%/năm, gấp đôi so với 5 năm trước đó. Do chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và khủng hoảng nợ công 2010, tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011-2015 của Việt Nam tuy đã chậm lại nhưng vẫn đạt 5,9%/năm, là mức cao của khu vực và thế giới.

Quy mô nền kinh tế tăng nhanh. Năm 2003, sau 16 năm đổi mới, GDP bình quân đầu người ở nước ta mới đạt 471 USD/năm thì đến năm 2015, quy mô nền kinh tế đạt khoảng 204 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 2.300 USD. Lực lượng sản xuất có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng. Chất lượng tăng trưởng có mặt được cải thiện, trình độ công nghệ sản xuất có bước được nâng lên. Đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp TFP vào tăng trưởng nếu ở giai đoạn 2001-2005 đạt 21,4%, giai đoạn 2006-2010 đạt 17,2% thì trong giai đoạn 2011-2015 đạt 28,94%. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát.

Cơ cấu kinh tế của Việt Nam bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm khu vực nông nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp. Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Cơ cấu lao động có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có cải thiện đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu thường xuyên tăng với tốc độ hai con số, giai đoạn 2011-2015, tăng 18%/năm. Xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng sản phẩm công nghiệp và giảm dần tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp, giảm dần sản phẩm nguyên liệu thô. Đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, làm động lực cho phát triển kinh tế vùng, miền và cả nước. Phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển, đồng thời hình thành các vùng chuyên môn hóa cây trồng, vật nuôi gắn với công nghiệp chế biến.

Các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá. Ngành công nghiệp và xây dựng duy trì tốc độ tăng trưởng khá liên tục, tốc độ triển khai ứng dụng

28

các thành tựu khoa học và công nghệ được cải thiện. Sản phẩm công nghiệp phát triển ngày càng đa dạng và chất lượng, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm cung cầu của nền kinh tế, giữ vững thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; chú trọng đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao. Khu vực nông nghiệp phát triển khá ổn định; CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn có sự chuyển biến quan trọng, từ lúc cả nước còn thiếu ăn, nay trở thành nước xuất khẩu gạo với khối lượng lớn, đứng thứ hai thế giới, góp phần vào an ninh lương thực quốc tế; xuất khẩu cà-phê, cao-su, hạt điều, hạt tiêu, thủy sản với khối lượng lớn đứng thứ hạng cao trên thế giới. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống: ngành du lịch, bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ nhanh; các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý có bước phát triển theo hướng tiến bộ, hiệu quả. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên quốc gia và bảo vệ môi trường gắn với yêu cầu phát triển bền vững được quan tâm và đem lại kết quả bước đầu. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển, nhất là hạ tầng giao thông, điện, thông tin, viễn thông, thủy lợi, hạ tầng đô thị, giáo dục, y tế. Việc ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao, đã tạo những tiền đề để bước đầu chuyển sang xây dựng kinh tế tri thức

b. Hạn chế

Tuy nhiên quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trong những năm qua còn nhiều hạn chế, kết quả chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đạt được mục tiêu đã hoạch định. Cụ thể là:

Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm, chưa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp nền tảng và công nghiệp hỗ trợ chưa có định hướng chiến lược rõ ràng, hiệu quả thấp. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, yếu kém, lạc hậu và thiếu tính kết nối. Phát triển đô thị thiếu đồng bộ, chất lượng thấp. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới còn chậm

Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, chuyển dịch cơ cấu lao động chưa tương ứng với chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Vì thế nhiều chỉ tiêu tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được. Thực tế, chỉ có 10/15 tiêu chí đạt được nhưng ở mức tương đối thấp.

Nguyên nhân chủ yếu cho những hạn chế, yếu kém kể trên chủ yếu là vì: Thứ nhất, thể chế hóa và tổ chức thực hiện còn chậm, thiếu hệ thống và đồng bộ. Chưa có đột phá về thể chế để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực phát triển

29

theo cơ chế thị trường. Thứ hai, chưa xác định rõ những ngành, lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm cần ưu tiên trong chính sách công nghiệp quốc gia cho từng giai đoạn; thiếu gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa CNH, HĐH với đô thị hóa, giữa phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn với xây dựng nông thôn mới. Thứ ba, chưa chuẩn bị thật tốt các điều kiện cần thiết và tận dụng thời cơ để hội nhập quốc tế có hiệu quả; có lúc, có việc chưa gắn chặt với đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

4.2. Quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2016 – 2020 đoạn 2016 – 2020

a. Mục tiêu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa được điều chỉnh sát với thực tiễn

Trước tiên, Đại hội đề ra mục tiêu tổng quát 5 năm 2016 - 2002: “ Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hòa bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước. Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.”

Công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của đất nước đã tạo ra những trình độ mới, cách thức mới cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam. Văn kiện Đại hội thứ XII của Đảng đã khẳng định: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn mới là tiếp tục thực hiện đẩy mạnh thừa kế mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế định hướng XHCN và hội nhập quốc tế phát triển với phát triển tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu, huy động có hiệu quả mọi nguồn lực phát triển”.

Từ đó, Đại hội đã xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 dựa trên việc chọn lọc tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại của một số nước trên thế giới. Các tiêu chí định hướng như sau:

Tiêu chí phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế (GDP bình quân đầu người, tỷ trọng gia tăng công nghiệp chế tạo, tỷ trọng nông nghiệp, tỷ lệ đô thị hóa, điện bình quân đầu người) là cơ sở cho việc xác định các chỉ tiêu cụ thể phát triển

30

kinh tế giai đoạn 2016 - 2020. Đó là “ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5 - 7%/năm. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP khoảng 85%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32 - 34% GDP. Bội chi ngân sách nhà nước còn khoảng 4% GDP. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30

- 35%. Năng suất lao động xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm. Tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1 - 1,5%/năm. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt 38 - 40%”

Tiêu chí phản ánh trình độ phát triển về mặt xã hội (HDI - chỉ số phát triển con người, tuổi thọ bình quân, chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, số bác sĩ trên một vạn dân, tỷ lệ lao động qua đào tạo…): “Đến năm 2020, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 40%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65 - 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%. Có 9 - 10 bác sĩ và trên 26,5 giường bệnh trên 1 vạn dân. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,0 - 1,5% năm”

Tiêu chí phản ánh về môi trường (tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch, độ che phủ rừng, tỷ lệ giảm phát thải khí nhà kính): “ Đến năm 2020, 95% dân cư thành thị, 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh và 85% chất thải nguy hại, 95

- 100% chất thải y tế được xử lý. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%”

b. Xác định phương hướng nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2016 - 2020

Đại hội XII của Đảng đã khẳng định: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải tiến hành qua ba bước: Tạo tiền đề, điều kiện để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng công nghiệp hóa, hiện đại hóa...trong năm tới cần chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển nhanh bền vững; phấn đấu cơ bản đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”

Từ đó, Đảng ta đã xác định cần tập trung thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Thứ nhất, tiếp tục thực hiện tốt chủ trương và có chính sách phù hợp để xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, tằng hàm lượng khoa học - công nghệ, tập trung vào những ngành có tính nền tảng, có lợi thế so sánh, cạnh tranh, có ý nghĩa chiến lược và khả năng tham gia sâu, hiệu quả vào mạng sản xuất, phân phối toàn cầu. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp

31

hỗ trợ; công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản xuất vật liệu mới; từng bước phát triển công nghệ sinh học, công nghiệp môi trường và công nghiệp văn hóa.

- Thứ hai, đẩy mạnh phát triển khu vực dịch vụ theo hướng hiện đại, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn các khu vực sản xuất và cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao. Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu; phát triển toàn diện cả về nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh. Phát triển mạnh kinh tế biển, nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển, đảo; tập trung đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động các khu kinh tế ven biển.

- Thứ ba, thống nhất quản lý tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển trên quy mô toàn bộ nền kinh tế, vùng và liên vừng. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng; đổi mới cơ chế, chính sách, kiểm soát chặt chẽ quá trình phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch. Từng bước hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường; nâng cao chất lượng, tính đồng bộ và năng lực cạnh tranh của các đô thị; chú trọng phát huy vai trò, giá trị đặc trưng của các đô thị động lực phát triển kinh tế cấp quốc gia và cấp vùng.

- Thứ tư, đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội để tiếp tục tập trung đầu tư hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối đồng bộ với một số công trình hiện đại. Ưu tiên và đa dạng hóa hình thức đầu tư cho các lĩnh vực trọng tâm là hạ tầng giao thông đồng bộ, có trọng điểm, kết nối giữa các trung tâm kinh tế lớn và giữa các trục giao thông đầu mối; hạ tầng ngành điện bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; hạ tầng thủy lợi đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

- Thứ năm, đổi mới giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng sạch, công nghệ thông tin phục vụ CNH, HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới quan điểm của đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở đất nước ta trong thời kỳ từ năm 1986 đến nay (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w